Món ăn lam của người Pa Cô
Khi còn sống du canh, du cư trên khắp sườn đồi, hang đá, chưa có sự giao lưu văn hoá, không có mua bán, thực phẩm của người Pa Cô (nhóm địa phương của dân tộc Tà Ôi) chủ yếu là những sản phẩm săn, bắt, hái lượm được từ núi rừng.
Không có nồi niêu soong chảo, đồng bào lấy ống nứa tươi thay nồi, bỏ thức ăn vào và hơ chín trên lửa, gọi là lam.
Sau này, khi đã sống định cư, tập tục nấu thức ăn trong ống nứa không mất đi mà trở thành một món ăn truyền thống không thể thiếu trong những dịp lễ, tết, là đặc trưng trong nghệ thuật ẩm thực của vùng cao Quảng Trị. Theo quan niệm của người Pa Cô, thần linh và ông bà, tổ tiên đã quen dùng những món ăn này nên vào dịp lễ, tết nên họ phải bày cúng mời ông bà.
Đông bao Pa Cô bên che rươu cân
Không cầu kỳ như những món ăn ở miền xuôi, món ăn lam của đồng bào miền núi giản đơn có nguồn gốc từ cuộc sống hoang dã từ ngàn xưa. Tuy nhiên, vẫn có những quy định riêng trong cách chế biến. Ống nứa (thuộc loại cây họ tre) được chọn để lam phải là ống có lóng dài (khoảng 50-70 cm), còn tươi non, để khi lam, chỉ cháy được ở phần ngoài. Cơm lam (Đooi Yhoor), cơm nếp lam (Đooi chot) là món lam phổ biến nhất của người Pa Cô. Bà con thường dùng nếp than để nấu món này. Đây là loại nếp hạt nhỏ, dẻo, mềm…
Trước khi nấu, bà con lấy gạo nếp bỏ vào ống nứa đã rửa sạch, rồi đổ nước vào ngập miệng ống, ngâm một đêm cho gạo mềm. Hôm sau, người ta đổ nước ra, lấy lá chuối bịt miệng ống và đặt trên bếp than. Người nấu ngồi bên bếp lửa cầm ống nứa trở qua, trở lại, nấu từ đáy ống dần lên miệng ống. Nếu nấu ở miệng ống trước thì hơi sẽ bị nén làm ống bị nứt. Khi mùi thơm của cơm nếp lam tỏa ra, ống nứa mềm thì cơm chín tới. Cách bóc cơm lam cũng phải đúng kiểu, bóc làm sao cho còn lớp vỏ lụa trắng mỏng mảnh của cây nứa thì mới cảm nhận hết chất thơm ngon, dẻo ngọt của xôi nếp.
Trong mâm cỗ của người Pa Cô, không thể thiếu món thịt nấu trong ống (Pâr Hoor), cá nấu trong ống (Boaiq Yhoor). Theo quan niệm của người Pa Cô, thịt, cá tượng trưng cho núi rừng, sông suối. Người ta thường dùng thịt rừng để nấu. Khi chế biến, họ cắt thịt thành từng khúc vừa, trộn đều với gia vị và bỏ vào ống nứa rồi nướng cho đến khi nào vỏ nứa bên ngoài cháy đều, nước trong ống đã cạn khô là chín ngon. Hoặc khi săn được nhiều thú rừng, thịt rừng được đồng bào phơi khô, gác trên giàn bếp để dành đến lúc mang xuống nướng thơm phức ăn với cơm lam. Thưởng thức các món cá, thịt nấu trong ống nứa, mọi người sẽ cảm nhận được vị cay của ớt, vị thơm của lá kiệu, nước ngọt của cây nứa ngấm vào thức ăn…
Món Pâr-ruk cũng là món ăn đặc sản, quý hiếm của người Pa Cô. Món này được chế biến từ chuột rừng và củ sắn, bỏ vào ống nứa. Sau khi cho gia vị vào, trộn đều, gồm tiêu, ngò tây, kiệu… người ta đun chín rồi lấy gai mây cho vào ống thọt cho đến khi thịt, sắn nhuyễn, quyện vào nhau tạo thành chất dẻo. Món này thường được dùng cùng với xôi, cơm.
Các món ăn lam thường được bày trên lá mây hoặc lá chuối tươi sạch. Cái ngon của nó là giữ được nguyên vẹn hương vị tự nhiên của thực phẩm. Nó không đơn thuần chỉ là món ăn mà cao hơn còn chứa cả yếu tố văn hoá, nghệ thuật. Món ăn lam còn được dùng để biểu hiện cho tình thương, sự quý trọng.
Video đang HOT
Vào dịp cúng Aza, những vị khách dù không mời mà đến sẽ trở thành khách quý, nên ngoài cúng thần linh, ông bà, món ăn lam được dùng để đãi khách, vì theo quan niệm của người Pa Cô, họ sẽ đem lại nhiều may mắn trong vụ mùa tới.
Theo DTMN
Những món đặc sản của Đắk Nông thử một lần là mê
Du lịch tại Đắk Nông, ngoài bị ấn tượng bởi cảnh sắc thiên nhiên, núi non trùng điệp, du khách cũng sẽ khó quên với những món đặc sản tại đây.
Các món đặc sản của Đắk Nông mang hương vị đặc trưng, khiến du khách ăn một lần là nhớ mãi
Đặc sản của Đắk Nông mang hương vị đặc trưng của núi rừng, mang nét dân dã nhưng hương vị thì đậm đà đầy quyến rũ. Chính vì vậy, du lịch tại miền cao nguyên nắng gió này, bất cứ ai cũng muốn được thưởng thức những món ăn bản địa, để rồi vương vẫn mãi hương vị của núi rừng. Một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi về với Đắk Nông, chính là thưởng thức các món ăn đặc sản, dưới đây là những món ăn hấp dẫn nhất ở Đắk Nông mà du khách không nên bỏ lỡ.
Đắk Nông có nhiều món đặc sản vô cùng hấp dẫn
Điểm danh những món đặc sản của Đắk Nông gây thương nhớ cho du khách
Cá lăng sông Sêrêpốk
Cá lăng sông Sêrêpốk là đặc sản của Đắk Nông được nhiều du khách yêu thích. Đây là món cá có thịt rất chắc và ít xương, được người dân đánh bắt trực tiếp trên dòng Sêrêpốk. Có khá nhiều món ngon hấp dẫn từ cá lăng mà du khách có thể thưởng thức khi đến với Đắk Nông, như cá lăng om chuối, cá lăng nướng, chả cá lăng hay lẩu cá... Mặc dù vậy, cá lăng nướng là món ăn được nhiều du khách yêu thích nhất bởi hương vị đặc trưng quyện với mùi khói. Cá lăng là một trong những đặc sản đặc trưng nhất tại Đắk Nông, người dân ở đây nói nếu như đã đến Đắk Nông mà chưa nếm thử món cá lăng, thì coi như chưa đến.
Cá lăng sống Sêrêpốk là đặc sản trứ danh của Đắk Nông
Cà đắng
Cà đắng là đặc sản quen thuộc của các tỉnh Tây Nguyên, thế nhưng ở Đắk Nông món ăn này được liệt vào hàng đặc sản, vì vừa có nhiều và người dân ở đây cũng chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn. Cà đắng Đắk Nông có hương vị rất đặc trưng, khác biệt hoàn toàn so với những trái cà pháo vùng đồng bằng. Có rất nhiều món ăn đặc trưng được người dân Đắk Nông chế biến từ món cà đắng, như nấu cùng tép khô, cá khô hay trộn gỏi với cá. Vị đắng đặc trưng của cà kèm với vị mặn mòi của cá, và vị cay của ớt là hương vị quyến rũ khiến thực khách không thể nào quên được khi có cơ hội nếm thử.
Cà đắng, món ăn đặc trưng khiến báo người mê đắm
Cơm lam
Cơm lam Đắk Nông cũng là một đặc sản hấp dẫn, mà du khách nhất định phải nếm thử khi ghé thăm vùng đất này. Cơm lam được nấu trong ống nứa mang hương vị đặc trưng của vùng Tây Nguyên. Khi nếm thử món cơm lam du khách có thể cảm nhận được vị thơm, ngọt và dẻo của gạo quyện với mùi nứa. Đặc biệt, cơm lam rất thích hợp để ăn cùng gà nướng, và bò nướng cao nguyên.
Cơm lam ngon nhất khi ăn cùng đồ nướng
Đọt mây lá bép
Đọt mây lá bép cũng là một đặc sản mà du khách sẽ nhớ mãi, dù chỉ thưởng thức lần đầu, đây là đặc sản đặc trưng của Tây Nguyên nên rất khó tìm kiếm ở vùng đồng bằng. Đọt mây, lá bép thường được người Đắk Nông sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hằng ngày, và trong những lễ hội truyền thống của địa phương. Đọt mây ngon nhất khi kết hợp với lá bép giúp tăng hương vị, và cũng tạo thành một món ăn nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của người sử dụng.
Đọt mây, lá bép, loại rau chỉ có ở Đắk Nông
Cà phê
Mặc dù không phải là thủ phủ cà phê của Tây Nguyên, nhưng Đắk Nông cũng là một vựa cà phê lớn và loại nông sản này đã trở thành một đặc sản làm quà không thể thiếu cho du khách phương xa. Loại cà phê được yêu thích nhất là của huyện Đức Lập, cà phê ở đây vừa thơm và vị đậm đà nên được người Đắk Nông và du khách vô cùng yêu thích.
Cà phê Đắk Nông thơm ngon có tiếng
Rượu cần
Du lịch Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng, thì rượu cần chính là loại thức uống đặc trưng mà du khách nên nếm thử. Lý do là bởi đây là loại rượu đặc trưng chỉ có ở Tây Nguyên, và được chế biến với nhiều công đoạn cầu kỳ. Gạo được lựa chọn kỹ càng sau đó trộn với mẻ, rồi đem cho vào ché để một thời gian, tạo nên một thứ rượu say nồng với hương vị rất đặc trưng khó trộn lẫn.
Rượu cần Đắk Nông, say nồng, ngây ngất
Mỗi loại đặc sản của Đắk Nông có một điểm nhấn riêng, tuy nhiên điểm chung của những loại đặc sản này là đều có hương vị rất đặc biệt và đáng nhớ. Nếu có cơ hội, du khách nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội nếm thử nhé.
Theo Thể Thao Việt Nam
Ẩm thực Sapa - tinh hoa khiến du khách không thể nào quên Mỗi lần có dịp du ngoạn Sapa, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên hữu tình thì thưởng thức ẩm thực Sapa độc đáo cũng là điều bạn không nên bỏ lỡ. Các món đặc sản ở Sapa đều mang theo nét độc đáo riêng của văn hóa đa sắc tộc núi rừng Tây Bắc. Mỗi món ăn luôn để...