Món ăn “kinh dị” vừa nghe đã rợn người: Thưởng thức thịt lợn sống
Món hamburger truyền thống của người Đức làm thưởng thức với thịt lợn còn tươi sống khiến nhiều thực khách khá e dè không dám thử.
Nhắc đến các món ăn tươi sống, nhiều người hẳn sẽ nghĩ ngay về sushi Nhật Bản. Trên thực tế, trong bản đồ ẩn thực thế giới, kiểu thưởng thức dạng “ăn tươi nuốt sống” thực phẩm không cần qua đun nấu xuất hiện khá phổ biến nhiều quốc gia. Một trong số đó, Đức góp mặt trong danh sách với món bánh humburger thịt lợn sống mang tên Hackepeter, hay còn gọi là Mett.
Món bánh humburger làm hoàn toàn từ thịt lợn tươi sống không qua đun nấu của người Đức
Trong tiếng Đức, Mett có nghĩa là “thịt lợn băm nhỏ”. Bởi vậy, thành phần chính của món ăn đương nhiên sẽ là thịt lợn sống xay nhuyễn. Người chế biến sẽ sử dụng món thịt xay cho thêm muối, hạt tiêu, tỏi, rồi nắm thành khối thịt lớn.
Ở miền bắc nước Đức, người ta gọi nó là Hackpeter. Nếu cho thêm hành tây thái nhỏ, món ăn gọi là Zwiebelmett; cho thêm loại thảo mộc có tên marjoram, thì món ăn lại gọi là Thringer Mett. Tuy nhiên, cho dù có thể gọi với nhiều tên khác nhau, nhưng món ăn có chung đặc điểm đó là không qua chế biến làm chín, mà thực khách sẽ thưởng thức hương vị tươi sống nguyên bản nhất.
Món ăn được kiểm soát với nguyên tắc nghiêm ngặt
Những cửa hàng bán thịt tại Đức luôn được hướng dẫn nghiêm ngặt để tuân thủ quy trình khi bán sản phẩm thịt làm món Mett.
Thưởng thức hoàn toàn bằng thịt lợn sống, nên Mett thường xuyên nằm trong danh sách “những món ăn kinh dị trên thế giới”
Video đang HOT
Chẳng hạn, thịt lợn luôn được giữ ở nhiệt độ 2 độ C. Thịt lợn bán trong ngày, được xay bằng máy xay thô. Món thịt làm Mett cần sử dụng từ loại cơ bắp không gân, với hàm lượng chất béo không quá 35% để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn có lượng chất béo lớn, gọi là schmierig, mang ý nghĩa “béo ngậy” trong tiếng Đức.
Ăn như thế nào?
Mett lần đầu xuất hiện ở Đức vào những năm 1970 của thế kỷ trước. Khi đó, thực khách sẽ thưởng thức trực tiếp, mà không ăn kèm với bánh mỳ.
Thịt lợn để chế biến thành món Mett luôn được kiểm duyệt rất nghiêm ngặt
Ngày nay, cách thưởng thức Mett phổ biến nhất là dùng cùng brtchen (bánh mỳ hoặc lát bánh mỳ) với hành tây thái vòng tròn đặt phía trên, rắc thêm hạt tiêu. Đôi khi, người ta ăn kèm phô mai hoặc bơ để giảm bớt mùi tanh từ thịt sống.
Khá đơn giản trong nguyên liệu cũng như cách chế biến, nhưng món hamburger thịt sống của người Đức khiến nhiều thực khách ngoại quốc e dè khi lần đầu thưởng thức.
Mett có thể nấu chín
Người Đức vẫn có thể ăn món Mett được nấu chín nếu muốn. Khi đó, món ăn được đun nấu như xúc xích, trộn thêm các gia vị khác, nướng thành thịt viên rồi ăn kèm với bánh mỳ.
Ăn sống sâu gỗ bò lúc nhúc trong thân gỗ mục
Món ăn nổi tiếng ở Philippines này luôn nằm trong danh sách "những món kinh dị nhất thế giới".
Nằm sâu trong rừng Bakawan ở Philippines dưới những thân cây đước mục nát, chẳng ai ngờ được lại là nơi "ẩn náu" của một "món ngon" hấp dẫn với người dân bản địa.
Đó chính là Tamilok, hay còn gọi là sâu gỗ - một loài nhuyễn thể có vẻ ngoài trơn trượt, nhầy nhụa, chỉ sống trong những thân cây và cành cây đã chết.
Cận cảnh những con sâu gỗ nhầy nhụa trong thân cây gỗ mục
Loài sau này bò lúc nhúc trong thân cây mục nát, với những con có thể đạt chiều dài tới 30 - 50 cm. Chúng phát triển mạnh ở vùng nước mặn và chỉ ăn thứ duy nhất là gỗ. Sinh vật này chết ngay khi tiếp xúc với không khí.
Lôi từng con sâu nhầy nhụa ra khỏi thân gỗ
Vẻ ngoài chẳng mấy bắt mắt nhưng người dân địa phương lại chế biến chúng thành món đặc sản, phổ biến nhiều ở các tỉnh Aklan hay Palawan ở Philippines.
Khi phát hiện cây mục có nhiều sâu gỗ bên trong, người ta sẽ bổ đôi để lấy sâu ra ngoài. Những con Tamilok sẽ bị bỏ đầu, đuôi, bóp hết thức ăn trong ruột. Các nhanh và đơn giản nhất là trộn chúng với ớt cùng bát nước sạch rồi ăn sống.
Thực khách nước ngoài nếm thử món sống
Với những người từng can đảm thưởng thức, sâu Tamilok có hương vị như món hàu sống, nhưng thịt ngọt hơn, mùi hơi tanh nhưng có kết cấu sền sệt kem màu trắng đục và phảng phất hương từ gỗ.
Món ăn này thường xuyên góp mặt trong danh sách "Những món ăn kinh dị trên thế giới"
Cầu kỳ hơn một chút, người ta sẽ ướp những con sâu gỗ trong thành phần gồm giấm dừa, nước cốt chanh, ớt, muối và hành tây xắt mỏng. Đây là món ăn chứa giá trị dinh dưỡng cao, vì sâu gỗ Tamilok giàu sắt, canxi, kẽm, vitamin A và B12.
Được biết, người Philippines sẽ ăn món sâu Tamilok vào những dịp kỷ niệm lớn. Bên cạnh việc ăn sống, người ta còn tẩm bột chiên giòn hoặc nướng. Có vẻ như cách này khiến những người lần đầu thưởng thức thấy "dễ chịu" hơn.
Thưởng thức sâu gỗ theo kiểu người dân bản địa
Bên cạnh đó, du khách có thể tìm mua món Tamilok ở những quầy hàng rong trên đường phố với mức giá bình dân. Khi ăn, bạn nên chấm trong nước sốt hoặc mù tạt. Các nhà hàng cũng phục vụ đặc sản này.
Kể từ khi món sâu gỗ trở nên nổi tiếng, người dân địa phương thu hoạch số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu. Điều này đã dẫn tới những thiệt hại cho hệ sinh thái ở rừng ngập mặn.
Món ăn kinh dị có mùi hôi nồng mê hoặc hàng ngàn thực khách Hongeo là món ăn có mùi hôi hăng hắc khó ngửi của Hàn Quốc nhưng được coi là một trong những đặc sản nơi đây. Hongeo - Món ăn kinh dị có mùi hôi nồng mê hoặc hàng ngàn thực khách Hongeo là món ăn vô cùng kỳ lạ của Hàn Quốc. Món ăn có vị cay nồng mà hầu hết mọi người...