Món ăn kiểu đồng quê với bông, nụ
Bông mướp, nụ bí luộc chấm nước cá kho hay xào tép bạc kiểu nào cũng ngọt lịm.
Nhà văn Phan Trung Nghĩa (Bạc Liêu) đã đúc kết rằng, từ mùa gió chướng (khoảng cuối tháng 10 âm lịch) đến ra giêng là “mùa no ấm” của dân tây Nam bộ. Khi đó con cá, con tôm qua tuổi “vị thành niên” và rau cỏ thì “ê hề”. Nhất là có nhiều loại bông dân dã khoe sắc, ăn hoài không ngán.
Sáng sớm ra thăm vườn, ra ruộng đã thấy cảnh ong bướm rập rờn “ve vãn” mấy bông mướp, nụ bí… còn e ấp sương đêm.
Ngắt vào một mớ, luộc chấm cá lóc kho hay xào với mớ tép bạc tươi kiểu nào cũng ngọt lịm.
“Tắm rửa” bông súng trước khi mang đi bán
Dư thời gian thì “bóc lột” một trứng gà so hòa vào ít bột bắp, nhúng từng bông bí, nụ mướp vàng rực vào, rồi thả vô chảo dầu đang sôi. Đợi chúng nổi lên, vớt nhanh ra, để ráo, đã có một món ăn nhanh kiểu đồng quê thật hấp dẫn.
Khi nước lũ “chụp” đồng, không chỉ họ cá cua hớn hở mà vạt bông súng, bông sen cũng “nhổ giò” (cao) hơn. Thuở nhỏ, khi ăn mắm kho cá đồng, anh em chúng tôi không dùng muỗng chan mà dùng những cọng bông súng, chột sen làm vòi hút thẳng vào miệng. Dẫu bị người lớn cốc đầu đau điếng, kiểu ăn uống “dị hợm” mang lại niềm vui.
Bông điên điển thường được chuộng từ chợ quê đến chợ phố
Video đang HOT
Nói về mùa lũ, không thể kể đến bông điên điển – những chùm bông lấm tấm vàng, viền một chấm xanh trên đầu cuốn – như nụ cười hàm tiếu của thôn nữ đồng bằng, giữa bốn bề sông nước hiền hòa.
Bông này, đem rắc lên chiếc bánh xèo tròn vành vành của mẹ lúc chuẩn bị nhắc xuống hoặc nhẹ tay bóp xổi với giấm đường, chấm cá rô mề, lóc nái nướng trui dầm nước mắm nhĩ thì ngon nhất trần đời!
Cùng họ điên điển có anh so đũa thân xù xì, cao lớn hơn. Mấy “sư phụ” dê rất mê lá so đũa. Còn người, thích hưởng sái… bông. Phần đầu bông này có một túi nhỏ, thường chứa ít mật ngọt vào sáng sớm, đó cũng là món ăn vặt của trẻ con nhà nghèo. Đứa nào hấp tấp, không chịu thổi kiến lửa ra mà húp mật vội, sẽ bị chúng cắn sưng môi.
Bông so đũa dùng nấu canh chua hoặc nhúng lẩu, sẽ toát lên một mùi thơm nồng nàn. Có điều, mớ bông trắng tinh này rất “nhát lửa”, chỉ cần nhúng vào nước sôi là nhanh tay vớt ra nếu không chúng sẽ mềm rục, mất giòn.
Như con sáo sang sông, tôi rời đồng quê len chân vào phố thị, vẫn may mắn nếm thêm nhiều rau hoa mới. Nào là bông kim châm ngòn ngọt, bông atiso đắng thanh – giải nhiệt của Đà Lạt mộng mơ, hầm với chân giò heo cỏ thật khoái khẩu. Còn món bông thiên lý chúm chím cười duyên cùng thịt bò tơ thơm phức. Cả những cánh hoa, nhị sen trang nhã, đem nhúng bột chay rồi chiên giòn tạo hương vị rất thanh thoát…
Nhiều loại bông giúp thanh nhiệt, nâng “thành tích” phái mạnh
Cũng có người cắc cớ hỏi rằng, vậy khách đào hoa nên ăn hoa gì cho vợ con an tâm? – Xin thưa gỏi hoa sầu đâu!
Theo ihay
Hưởng trọn "đời"... bông!
Nhà văn Phan Trung Nghĩa (Bạc Liêu) đã đúc kết rằng, từ mùa gió chướng (khoảng cuối tháng 10 âm lịch) đến ra giêng là "mùa no ấm" của dân tây Nam bộ. Khi đó con cá, con tôm qua tuổi "vị thành niên" và rau cỏ thì "ê hề". Nhất là có nhiều loại bông dân dã khoe sắc, ăn hoài không ngán.
Sáng sớm ra thăm vườn, ra ruộng đã thấy cảnh ong bướm rập rờn "ve vãn" mấy bông mướp, nụ bí... còn e ấp sương đêm.
Ngắt vào một mớ, luộc chấm cá lóc kho hay xào với mớ tép bạc tươi kiểu nào cũng ngọt lịm.
"Tắm rửa" bông súng trước khi mang đi bán
Dư thời gian thì "bóc lột" một trứng gà so hòa vào ít bột bắp, nhúng từng bông bí, nụ mướp vàng rực vào, rồi thả vô chảo dầu đang sôi. Đợi chúng nổi lên, vớt nhanh ra, để ráo, đã có một món ăn nhanh kiểu đồng quê thật hấp dẫn.
Khi nước lũ "chụp" đồng, không chỉ họ cá cua hớn hở mà vạt bông súng, bông sen cũng "nhổ giò" (cao) hơn. Thuở nhỏ, khi ăn mắm kho cá đồng, anh em chúng tôi không dùng muỗng chan mà dùng những cọng bông súng, chột sen làm vòi hút thẳng vào miệng. Dẫu bị người lớn cốc đầu đau điếng, kiểu ăn uống "dị hợm" mang lại niềm vui.
Bông điên điển thường được chuộng từ chợ quê đến chợ phố
Nói về mùa lũ, không thể kể đến bông điên điển - những chùm bông lấm tấm vàng, viền một chấm xanh trên đầu cuốn - như nụ cười hàm tiếu của thôn nữ đồng bằng, giữa bốn bề sông nước hiền hòa.
Bông này, đem rắc lên chiếc bánh xèo tròn vành vành của mẹ lúc chuẩn bị nhắc xuống hoặc nhẹ tay bóp xổi với giấm đường, chấm cá rô mề, lóc nái nướng trui dầm nước mắm nhĩ thì ngon nhất trần đời!
Cùng họ điên điển có anh so đũa thân xù xì, cao lớn hơn. Mấy "sư phụ" dê rất mê lá so đũa. Còn người, thích hưởng sái... bông. Phần đầu bông này có một túi nhỏ, thường chứa ít mật ngọt vào sáng sớm, đó cũng là món ăn vặt của trẻ con nhà nghèo. Đứa nào hấp tấp, không chịu thổi kiến lửa ra mà húp mật vội, sẽ bị chúng cắn sưng môi.
Bông so đũa dùng nấu canh chua hoặc nhúng lẩu, sẽ toát lên một mùi thơm nồng nàn. Có điều, mớ bông trắng tinh này rất "nhát lửa", chỉ cần nhúng vào nước sôi là nhanh tay vớt ra nếu không chúng sẽ mềm rục, mất giòn.
Như con sáo sang sông, tôi rời đồng quê len chân vào phố thị, vẫn may mắn nếm thêm nhiều rau hoa mới. Nào là bông kim châm ngòn ngọt, bông atiso đắng thanh - giải nhiệt của Đà Lạt mộng mơ, hầm với chân giò heo cỏ thật khoái khẩu. Còn món bông thiên lý chúm chím cười duyên cùng thịt bò tơ thơm phức. Cả những cánh hoa, nhị sen trang nhã, đem nhúng bột chay rồi chiên giòn tạo hương vị rất thanh thoát...
Nhiều loại bông giúp thanh nhiệt, nâng "thành tích" phái mạnh
Cũng có người cắc cớ hỏi rằng, vậy khách đào hoa nên ăn hoa gì cho vợ con an tâm? - Xin thưa gỏi hoa sầu đâu!
Theo ihay
Canh chua cá linh thập cẩm Hôm rồi, anh bạn rủ tôi về Đồng Tháp chơi, anh đãi món cá linh tôi khoái nhất. Mùa nước nổi, dân Đồng Tháp quê anh lại đón một mùa cá linh non rồi chế biến những món mà anh gọi là "món ăn bất hủ". Lần này ghé Đồng Tháp trúng mùa nước nổi. Anh bạn giòn giã khoe sẽ tự tay...