Món ăn kì quặc của ẩm thực Hàn Quốc
Bạch tuộc tươi sống, món Hongeo có mùi như… toilet, nhộng tằm… là các món ăn khiến nhiều du khách tới Hàn quốc phải e dè.
Món bạch tuộc tươi sống luôn khiến người nước ngoài trải nghiệm ẩm thực Hàn Quốc phải e dè hơn cả. Món ăn mang tên Sannakji, hoàn toàn sử dụng bạch tuộc còn tươi sống cắt nhỏ, dùng cùng mè và dầu mè. Ngay cả khi bị cắt nhỏ, các xúc tu bạch tuộc vẫn còn cử động, chúng sẽ bám vào lưỡi, khoang miệng của thực khách. Nếu không nuốt cẩn thận, những chiếc xúc tu này sẽ bám cả vào cuống họng, gây ngạt thở. Vì vậy, đây là một trong những món ăn kì lạ, nhiều thử thách thất của ẩm thực Hàn Quốc.
Dù có nguồn gốc Hàn Quốc, nhưng ngày nay món chân gà sốt cay Dalkbal lại phổ biến ở Trung Quốc hơn. Mặc dù vậy, món ăn vẫn rất được ưa chuộng ở xứ kim chi. Chân gà được nấu chín, phục vụ cùng nước sốt sánh sệt làm từ đường, vừng, tiêu… Một số người chỉ ăn phần da, nhưng mọi người đều biết tốt nhất là nên nhai hết cả phần xương sụn giòn.
Jokbal là món ăn chế biến từ thịt lợn phổ biến nhất trong ẩm thực Hàn Quốc. Chân giò lợn được hầm chín với nước tương, gia vị cay. Đây được coi là mồi nhắm khoái khẩu của người Hàn Quốc. Dù nhiều du khách không đánh giá cao hình thức món ăn này nhưng hương vị của Jokbal rất hấp dẫn, theo sự công nhận của tất cả người dân Hàn Quốc.
Ẩm thực Hàn Quốc cũng sử dụng nhộng tằm để chế biến thành món beondegi phục vụ như một bữa ăn nhẹ truyền thống. Beondegi có mùi hương hăng rất đặc trưng, dễ dàng nhận ra ở bất cứ đâu. Beondegi bắt đầu được chế biến từ cuộc nội chiến Triều Tiên, khi nguồn cung protein trở nên khan hiếm. Sau đó, món ăn nhanh chóng trở nên quen thuộc với đại bộ phận người dân Hàn Quốc.
Hongeo luôn có mặt trong danh sách các món ăn “khó ngửi” nhất hành tinh. Tuy nhiên, dù có… mùi toilet như nhiều người nhận xét, Hongeo vẫn không hề trở nên kém hấp dẫn. Mùi khó chịu của Hongeo đến từ nguyên liệu là thịt cá đuối. Giống như cá mập, loài cá này không có bong bóng hay thận. Hệ tiêu hóa của chúng chỉ thải ra a-xít uric qua đường da.Khi thịt cá đuối lên men, a-xít uric chuyển hóa thành amoniac. Mùi vị này không chỉ “để lại vết tích” trong miệng sau khi ăn món hongeo, mà còn ám vào quần áo, tóc và da của bạn.
Video đang HOT
Sundae làm từ ruột bò hoặc ruột lợn, nhồi với tiết lợn, hành lá, lúa mạch cùng các gia vị khác đem hấp cách thủy đến khi thỏa mùi hương đặc trưng. Sundae chính là món ăn cổ nhất Hàn Quốc còn lưu lại đến ngày nay. Món ăn luôn được giữ cho nóng và ăn kèm với nước sốt vị cay cay này được bán nhiều trên các con phố ở Seoul về đêm.
Theo MASK
Độc đáo khu phố ẩm thực Hàn Quốc giữa lòng Sài Gòn
Bạn có thể thưởng thức mì lạnh trong khí trời nóng bức ở Sài Gòn hay cuốn miếng sườn nướng và nhâm nhi với ly rượu sochu trong buổi chiều mưa tầm tã Sài Gòn.
Quận Tân Bình bao gồm các đoạn đường Thăng Long, Trường Sơn, Hậu Giang và Tân Sơn Hòa bên góc phải chợ Phạm Văn Hai được xem là khu phố Hàn Quốc ở Sài Gòn. Nơi đây tập trung nhiều hàng quán, khu chợ của người Hàn với những món ăn đặc trưng của xứ Kim Chi được bày bán.
Với những người yêu thích ẩm thực xứ Hàn thì một góc nhỏ khu phố Hàn nơi đây là lựa chọn hợp lý để thực khách đến tham quan và thưởng thức vài món Hàn yêu thích. Cùng điểm qua vài món có mặt trong khu phố Hàn nổi tiếng này.
Mì lạnh
Món ăn cuốn hút thực khách từ nét độc đáo của những viên đá nhỏ, tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho thực khách. Những viên đá nhỏ còn có tác dụng điều hòa cơ thể trong thời tiết nắng nóng của mùa hè. Thành phần chính của món ăn bao gồm: mì, trứng, thịt heo, xương bò, hành tây, gừng, tỏi, giấm... Những sợi mì màu nâu được quấn thành bó để trong một tô lớn, bên trên là miếng thịt heo sắc mỏng, nửa quả trứng luộc, dưa leo, cải trắng và tương ớt.
Khi thưởng thức tô mì lạnh bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo dai, mát lạnh của sợi mì, vị chua chua của kim chi, vị ngọt của nước súp, cay của tương ớt và đặc biệt là vị lạnh mát tan trong miệng đúng như tên gọi. Để thưởng thức bạn có thể đến quán Dae Cheong Ma Ru, trên đường Hậu Giang, Tân Bình.
Mì lạnh, món ăn với nhiều cảm giác khó tả bởi vị lạnh dịu. Ảnh Hồng Liên.
Cơm trộn bibimbap
Bibimbap là một trong những biểu tượng đặc trưng của ẩm thực xứ Hàn. Cơm trộn được đánh giá cao và lôi cuốn biết bao thực khách đam mê điện ảnh và văn hóa Hàn Quốc, bởi sự tinh tế đầy nghệ thuật trong cách phối trộn màu sắc các thành phần của món ăn. Thành phần của bibimbap đầy đủ gồm: gạo, thịt bò bằm, lòng đỏ trứng gà, kèm các loại rau đặc trưng của xứ Hàn như nấm đông cô, nấm bào ngư, cà rốt, dưa chuột, rau dương xỉ, cải bó xôi, tương ớt...
Sau khi chế biến xong phần nguyên liệu, cơm được đựng trong một nồi giữ nhiệt sao cho luôn nóng đến hết bữa ăn. Khi thưởng thức ta trộn đều các món lại với nhau, ăn đến đâu trộn đến đó để giữ món ăn luôn được tươi ngon và tránh bị nhão.
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, thưởng thức món cơm trộn bibimbap cùng gia đình, bạn bè với một ít rượu sochu sẽ làm cho bạn có cảm giác mới mẻ. Ở Sài Gòn bạn có thể đến Gogi House trên đường Trường Sơn, Tân Bình.
Cơm trộn Hàn Quốc nổi tiếng với cách phối trộn màu sắc độc đáo. Ảnh Monngon.
Sườn bò nướng
Món ăn này rất phổ biến với người dân Hàn Quốc trong những ngày trời se lạnh, song hãy thử phá cách một chút bằng cách thưởng thức dưới những cơn mưa chiều Sài Gòn. Sườn bò trước khi nướng được trộn với nhiều gia vị đặc trưng như hành tây, lê, kiwi bào nhuyễn, thêm xì dầu, rượu gạo và một vài gia vị đặc trưng xứ Hàn.
Sườn được nướng bằng những miếng lớn trên lửa than, khi chín cắt thành những miếng nhỏ vừa miệng. Người Hàn rất chú trọng những món phụ ăn kèm với món chính như rau hay súp. Bởi thế món sườn nướng sẽ ngon hơn khi được cuộn và ăn kèm với rau xà lách. Sườn nướng ở Sài Gòn được thực khách đánh giá cao ở quán Kumdo nằm trên đường Hậu Giang, quận Tân Bình.
Sườn bò được nướng trên lửa than và cuốn với xà lách. Ảnh Hồng Liên.
Bánh kim chi
Món bánh kim chi thích hợp cho những buổi chiều mưa tầm tã ở Sài Gòn trong khí trời hơi lạnh. Miếng bánh giòn tan, vàng ruộm, với vị mặn mặn, cay cay của kim chi muối sẽ làm thực khách thưởng thức hoài mà không biết ngán. Nguyên liệu của món ăn này gồm kim chi muối, thịt heo, hành lá, hẹ, bột mỳ, quả trứng và gia vị kèm theo như dầu mè, tiêu, muối...Tất cả được thái nhỏ và trộn đều với nhau sau đó được đem chiên qua một lớp dầu.
Bánh chín trông vàng ruộm, hương thơm lan tỏa khắp nơi là ta đã có thể thưởng thức. Những hôm trời Sài Gòn chuyển mưa râm ran, hãy cùng gia đình, người thân tìm cho mình một vài nơi để hưởng trọn không khí ấm áp bên món bánh kim chi nổi tiếng của Hàn Quốc. Bạn có thể đến quán Quán Kim Chi Thịt Heo nằm bên đường Thăng Long, quận Tân Bình..
Bánh kim chi giòn tan, thưởng thức trong buổi trời chiều đổ mưa thì thú vị không gì bằng. Ảnh Hồng Liên.
Trứng cuộn
Ngoài trứng gà, muối và dầu ô liu, món trứng cuộn được chế biến với nguyên liệu đặc trưng của xứ Kim Chi là lá rong biển. Tuy khá đơn giản nhưng món ăn lại gây cảm giác tò mò và cuốn hút thực khách bởi vẻ đẹp ngoài trông sặc sỡ, bắt mắt. Trứng được đánh đều và chiên sơ qua lửa, nghiêng chảo đều tay sao cho tản rộng khắp chảo.
Khi lớp dưới vừa đông và lớp trên vẫn còn nhão thì lá rong biển được rải đều, nghiêng thêm một lần để lớp trứng nhão còn lại phủ lên lớp lá rong biển, trứng vừa chín thì món ăn cũng được hoàn tất. Sau đó, được cắt thành những khoanh nhỏ và cuộn lại trông rất đẹp mắt. Thưởng thức món ăn này bạn sẽ cảm nhận được vị lạ của rong biển cùng vị thơm của trứng. Bạn có thể thưởng thức ở quán Nam Anh, bên đường Thăng Long, Tân Bình.
Món trứng cuộn với nhiều biến tấu rất đẹp mắt. Ảnh webphunu.
Theo Vnexpress
10 món ngon khó cưỡng của xứ kim chi Những ai mê mẩn phim Hàn Quốc ắt hẳn vẫn nhớ những món ăn nhìn thôi đã thèm của xứ Kim Chi như cơm trộn, gà rán, canh bò, miến trộn hay tokbokki... Soondubu Jiggae (Súp Đậu phụ kho) là món hầm cay, đặc trưng của Hàn Quốc. Được mệnh danh là một trong những món ăn đường phố cay nhất. Soondubu jigae...