Món ăn giải rượu bia của các nước trên thế giới
Tiệc tùng triền miên những ngày cuối năm thường dẫn đến buổi sáng không mấy dễ chịu, người dân các nước ăn gì để giải rượu bia, thoát khỏi tình trạng nôn nao?
Manila (Philippines): Sau khi uống nhiều rượu, người Philippines thường dùng tapsilog. Về cơ bản, tapsilog bao gồm thịt bò khô, cơm tỏi và trứng chiên. Bữa ăn đơn giản và tiện lợi này được bán trên khắp vùng đô thị Manila. Ảnh: Jay Radaza.
Tokyo (Nhật Bản): Phương pháp chữa trị nôn nao ở Tokyo là ăn mì soba trước khi đi ngủ. Sau đêm nhậu nhẹt say xỉn, người Nhật thường mua mì soba tại các nhà ga ngay trên đường về nhà. Bát mì được phục vụ nhanh chóng với nhiều loại topping như tempura, trứng sống, tỏi tây Trung Quốc… vừa ấm áp vừa bổ dưỡng giúp họ hồi phục cơ thể. Ảnh: From Walk Japan.
Bangkok (Thái Lan): Thái Lan có một trong những nền văn hóa ẩm thực phong phú nhất thế giới và cuộc sống về đêm nổi tiếng. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi xứ chùa vàng có rất nhiều món ăn bổ dưỡng để lựa chọn sau đêm dài tiệc tùng như pad kee mao (mì say rượu), thịt lợn băm nhỏ hay súp mận Trung Quốc. Rất nhiều điểm bán đồ ăn giải rượu bia phục vụ 24 giờ quanh thành phố. Ảnh: Pinterest.
Paris (Pháp): Bloody Mary có ở khắp thế giới nhưng đặc biệt ý nghĩa tại Paris, nơi thức uống này được phát minh tại Harry’s New York Bar vào năm 1921. Những năm qua, các quán bar trên khắp thế giới biến tấu nhiều phiên bản Bloody Mary khác nhau. Tại Harry, họ vẫn làm loại đồ uống này theo cách cổ điển gồm vodka, nước ép cà chua, muối, hạt tiêu, chanh, Tabasco và nước sốt Worcester. Mặc dù không nên uống rượu sau bữa nhậu nhẹt, người Paris vẫn lựa chọn Bloody Mary để bắt đầu ngày mới. Ảnh: Mehdi Fedouach.
Berlin (Đức): Mặc dù có thể thưởng thức currywurst bất cứ lúc nào, món ăn nhẹ cổ điển này là tốt nhất sau đêm cuồng nhiệt đối với người dân Berlin. Currywurst bao gồm xúc xích thịt lợn chiên cắt thành miếng vừa ăn, nhúng sốt cà chua tẩm gia vị và phủ bột cà ri. Nước sốt đậm đà, xúc xích thịt và gia vị tinh tế đánh thức các giác quan và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Món ăn tốt hơn khi kết hợp khoai tây chiên. Ảnh: Adam Berry.
Copenhagen (Đan Mạch): Sau khi thức dậy với cơn đau đầu và đói dữ dội, người Đan Mạch thường chọn lấp đầy bụng với Flaeskestegssandwich ( bánh mì thịt lợn nướng). Món sandwich đặc trưng của đất nước Bắc Âu này bao gồm lát thịt lợn nướng dày kẹp trong chiếc bánh mềm, dưa chuột muối, bắp cải đỏ và sốt mayonnaise cay. Ảnh: Femina.
Video đang HOT
Moscow (Nga): Ở Nga, một ly nước ép dưa chuột chua là phương pháp chữa trị nôn nao truyền thống vừa tiện lợi vừa rẻ. Họ cho rằng nước muối mặn sẽ khiến bạn uống nhiều nước hơn. Quá trình lên men của dưa chua tạo ra men vi sinh tiêu hóa và lượng lớn muối giúp thay thế các chất điện giải bị mất do mất nước. Ảnh: Lords Of The Drinks.
New York (Mỹ): Thịt xông khói, trứng và phô mai không bao giờ là ý tưởng ăn uống tồi ở New York. Đặc biệt, bữa ăn này trở nên tuyệt vời hơn cả đối với những ai đang vật lộn với nôn nao khó chịu. Sự kết hợp của trứng rán phủ lên trên phô mai và thịt xông khói béo ngậy, thêm gia vị theo ý thích với bơ, muối, hạt tiêu hay sốt cà chua trở thành bữa sáng đặc biệt ngon miệng cho chiếc bụng đói cồn cào. Ảnh: John Patriquin.
Theo Zing
Bánh mì kẹp món ăn bình dân của Việt Nam khiến thế giới 'phát cuồng'
Hấp dẫn toàn diện cả về hình thức lẫn mùi và vị, bánh mì kẹp với gu ẩm thực tinh tế của người Việt và những nguyên liệu địa phương đã nâng tầm món ăn lên đẳng cấp quốc tế một cách ngoạn mục.
Ngày càng trở nên nổi tiếng, bánh mì kẹp thịt của Việt Nam - một món ăn đường phố quen thuốc ở mọi miền đất nước - vẫn tiếp tục khiến các thực khách nước ngoài kinh ngạc và bị mê hoặc bởi sự pha trộn hoàn hảo của ẩm thực phương Tây với hương vị Việt Nam.
Cùng với phở, bún chả, nem, gỏi cuốn..., bánh mì kẹp Việt Nam đường hoàng có tên trên bản đồ ẩm thực quốc tế, lọt vào tốp các món ăn đường phố ngon nhất; là 1 trong 10 món sandwich hấp dẫn trên thế giới, nằm trong danh sách các các món ăn mà người nước ngoài nhất định phải thử khi tới Việt Nam.
Thậm chí tên gọi "bánh mì" (banh mi /bn mi/) đã vinh hạnh là một trong ba từ ngữ Việt Nam có trong dữ liệu từ điển Oxford, cùng với "Phở" (pho /f /) và "Áo dài" - (ao dai /a d/), tất cả đã đủ để chứng tỏ độ nổi tiếng và sức hút khó cưỡng của món ăn này.
Nhiều trang web về du lịch hay ẩm thực thế giới, các food blog và thậm chí cả những blogger lừng danh về lifestyle, đều "phát cuồng" với món bánh mì. Và họ đều trang trọng gọi bánh mì là "banh mi" một cách ngưỡng mộ.
Vậy bánh mì kẹp xuất hiện từ bao giờ và vì sao nó hấp dẫn đến như thế?
Xuất xứ từ phương Tây
Chiếc bánh mì baguette đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam từ thời Pháp thuộc cách đây 130 năm. Nó khá dài, đặc ruột, vỏ cứng màu vàng sậm. Khi ăn, người Pháp thường cắt ra làm nhiều khúc nhỏ, dùng để chấm với nước súp, càri hoặc ăn với bơ.
Năm 1970, những chiếc lò nướng bánh mì bằng củi được chuyển thành lò gạch lớn hơn để nướng được nhiều bánh một lúc.
Lò gạch là loại lò đóng kín, cho phép giữ lại hơi nước khi nướng bánh. Ở nhiệt độ cực cao và hơi nước cực nhiều, chiếc bánh mì baguette trở nên rỗng ruột hơn, ruột bông xốp trong khi vỏ ngoài giòn rụm.
Từ đây, chiếc bánh mì mang bản sắc riêng của Việt Nam chính thức ra đời, khác hẳn bánh mì baguette kiểu Pháp, nhỏ hơn, ruột xốp và vỏ giòn.
Các đầu bếp Việt cũng bắt đầu biến tấu, thay vì quết bơ, mứt lên bánh mì hoặc chấm bánh mì vào nước súp, họ bắt đầu kẹp thịt nguội vào trong chiếc bánh và tất cả mọi người đều nhận ra cách thưởng thức này thật ngon lành và tiện lợi.
Chiếc bánh mì ngày càng xốp hơn, vỏ dày và giòn hơn. Các đầu bếp sáng tạo thêm nhân bánh bằng các nguyên liệu địa phương, không chỉ có thịt nguội mà có thêm patê, giò lụa, thịt lợn xá xíu, đồ chua, dưa leo, nước sốt... Chiếc bánh mì nóng giòn, thơm phức, ôm trong lòng cả một thiên đường hương vị: giòn và mềm, béo ngậy và đậm đà.
Bánh mỳ được phục vụ trên một số chuyến bay của Vietnam Airlines. (Ảnh: Vietnam )
Bánh mì kẹp cứ thế phát triển ra cả ba miền. Mỗi vùng, người dân lại chế biến và điều chỉnh nguyên liệu để phù hợp khẩu vị hơn.
Món ăn ngon và dễ kiếm này có thể tìm thấy ở những chiếc xe bánh mì rong trên phố, những hàng quà sáng nhỏ ven đường và khi những khách du lịch nước ngoài nếm thử, ngay lập tức họ bị bánh mì Việt Nam "hớp hồn."
Chinh phục cả thế giới
Bánh mì kẹp Việt Nam hầu như xuất hiện ở mọi quốc gia có kiều bào Việt Nam sinh sống bởi món ăn dễ làm, các nguyên liệu dễ tìm.
Bánh mì kẹp Việt Nam dần dần chuyển từ bàn ăn gia đình ra các cửa hàng đường phố, ban đầu chỉ nhằm phục vụ cộng đồng người Việt, sau đó mau chóng được người dân nước sở tại đón nhận, bánh mì Việt trở nên nổi tiếng và thậm chí phát triển thành cả chuỗi nhà hàng.
Ở Mỹ nổi tiếng với nhà hàng Bánh Mì Saigon ở New York, Bun Mee ở San Francisco, và chuỗi cửa hàng lừng danhLee's Sandwiches trải dài khắp miền Nam nước Mỹ.
Yum Brands -Tập đoàn sở hữu KFC và Pizza Hut thậm chí đã mở ra một tiệm bánh mì ở Texas và đặt tên là Banh Shop.
Canada có Bánh Mì Boys ở Toronto, Bánh Mì Thi-Thi ở Calgary.
Tại Cộng hòa Séc, thực khách nườm nượp tìm đến nhà hàng Banh Mi Ba và Mr. Bánh Mì ở Praha.
Nước Anh nổi tiếng với các nhà hàng bánh mì Kêu, Banh Mi Bay, Banhmi11.
Ở Malaysia, thương hiệu bánh mì mang tên Ô Bánh Mì trở thành địa điểm yêu thích của người Malaysia.
Tại Thái Lan, thương hiệu Bánh mì Bo của đôi tình nhân Thái-Việt nổi tiếng cả Bangkok và trở thành cái tên được săn đón nhất.
Bánh mì Việt Nam hấp dẫn toàn diện cả về hình thức lẫn mùi và vị. Vỏ bánh vàng ruộm, bên trong là màu hồng của thịt nguội hoặc vàng nâu quyến rũ của những lát thịt xá xíu, màu xanh non của rau thơm, màu trắng và vàng của những sợi đu đủ, càrốt trộn, màu đỏ của tương ớt...
Ngay khi cắn miếng đầu tiên, sự bùng nổ của bản hợp ca các hương vị khiến thực khách ngây ngất. Lớp vỏ bánh nóng giòn bên ngoài, sự đậm đà của lớp thịt bên trong và vị chua độc đáo của những loại rau quả hoặc tươi hoặc được trộn theo kiểu salad.
Một blogger ẩm thực nhận xét, bánh mì kẹp là kết quả của một cú va chạm hoàn hảo giữa ẩm thực phương Tây và tinh túy của ẩm thực Việt, nó mang đầy đủ đặc điểm của một món ăn hiện đại mà bất cứ người bận rộn nào cũng cần. Nó gần gũi với người phương Tây nhưng cũng mang đầy hương vị cầu kỳ, tinh tế của châu Á.
Bảng xếp hạng từ website du lịch uy tín traveller.com.au của Australia đã xếp bánh mì Việt Nam nằm trong tốp 10 món sandwich ngon nhất thế giới.
Blogger ẩm thực nổi tiếng Iamfoodblog thì thừa nhận bánh mì Việt Nam mới là loại sandwich anh mến mộ nhất.
David Farley - cây viết về ẩm thực và du lịch của BBC phải thốt lên: " Bánh mì Việt Nam ngon nhất thế giới."
Tháng 5/2018, giải thưởng ẩm thực danh giá James Bread đã gọi tên tiệm bánh Đông Phương (Dong Phuong Bakery) của một gia đình Việt ở New Orleans, bang Louisiana (Mỹ).
Với uy tín gần 70 năm, James Bread được ví như "Oscar của giới ẩm thực," chỉ hướng đến những món ăn có kỹ nghệ nấu nướng thượng thừa, độc đáo cùng chất lượng 5 sao. Với giải James Bread, bánh mì Việt một lần nữa được vinh danh và tỏa sáng./.
Theo Vietnamplus
8 loại bánh sandwich đặc trưng của các quốc gia trên thế giới Những phiên bản bánh mì sandwich truyền thống đến từ nhiều quốc gia khác nhau có thể khiến các tín đồ ẩm thực phải ngỡ ngàng bởi độ độc đáo và hương vị kỳ lạ. Tripleta là tên gọi của món sandwich truyền thống ở Puerto Rico. Loại bánh mì này có nguyên liệu chính gồm bánh mì, thịt bò/gà/lợn, phô mai và...