Món ăn có cái tên dễ gây hiểu lầm: khoai deo – nhai muốn gãy răng và là niềm tự hào của người dân Quảng Bình
Không quá cầu kì, đậm đà sắc hương nhưng khoai deo đã làm cho những ai một lần nếm thử cũng phải nhung nhớ mãi về sau.
Quảng Bình, mảnh đất cằn cỗi, quanh năm nắng gió khắc nghiệt nên từ lâu củ khoai, củ sắn bình dị đã trở thành hương vị gắn bó với đời sống nơi đây. Và có lẽ, “trong cái khó ló cái khôn”, những người con của vùng đất Bắc Trung Bộ đã tận dụng thức quà mộc mạc này để tạo nên đặc sản hút hồn thực khách. Trong đó, khoai deo chính là niềm tự hào của Quảng Bình khiến thực khách phải tò mò mong muốn khám phá.
Ban đầu, nhìn qua cái tên khoai deo, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ rằng ai đó viết… sai chính tả. Nhưng sự thật, nó là khoai deo, là khoai deo chứ không phải khoai dẻo nhé!
Giống khoai ở Quảng Bình là loại khoai đỏ, có hình dạng giống củ sâm và được trồng trên đất cát. Nhờ cái nắng, cái gió từ tự nhiên mà củ khoai mang hương vị bùi bùi, ngon ngọt đặc trưng khác hẳn với nhiều nơi. Vì muốn tạo nên một món ăn chơi, có thể “gậm nhấm” mỗi khi buồn miệng nên người ta đã chế biến ra khoai deo để có thể bảo quản được lâu. Dần dần, nhờ hương vị độc đáo và khác biệt mà cái tên này đã trở thành một đặc sản níu chân thực khách.
Củ khoai sau khi được thu hoạch thì không phải chế biến ngay mà phải để cho thật ráo nước trong một khoảng thời gian dài. Cái hay là người ta phải bảo quản ở nơi thật khô thoáng để chúng không không bị mọc mầm. Quan sát nếu thấy khoai hết độ căng mọng thì họ sẽ đem đi rửa sạch và luộc chín.
Khoai được bóc vỏ, thái mỏng rồi phơi dưới trời nắng thật to. Phải phơi tầm 10 – 12 nắng cho đến khi miếng khoai săn thịt và chuyển hẳn sang màu cánh gián. Khi ấy người ta gọi đấy là lát deo. Dù cho có đi qua bao lần nắng gió nhưng chúng vẫn giữ nguyên được mùi thơm dịu cùng cái ngọt bùi vẹn nguyên như ban đầu.
Video đang HOT
Cái thú thưởng thức khoai deo của Quảng Bình cũng làm người ta nhớ mãi. Ban đầu bạn sẽ phải thốt lên với độ cứng kì lạ của chúng. Và nếu cứ cố chấp ngấu nghiến thì bạn có thể bị gãy răng luôn đấy. Cung cách thưởng khoai deo là phải từ tốn, chầm chậm nhấm nháp và cảm nhận từng chút một hương vị. Khi miếng khoai dần mềm lại, bắt đầu nhai, bạn sẽ thấy cái dẻo dẻo cùng vị ngọt lan tỏa trong cổ họng. Một chút bùi bùi, một chút thơm thơm đan xen tinh tế làm người ta cứ muốn chìm đắm mãi.
Thưởng thức khoai deo, bạn không chỉ đang tận hưởng mùi vị của nắng của gió Quảng Bình mà còn thấm tháp được cái nét chân chất của người dân nơi đây. Không quá cầu kì, đậm đà sắc hương nhưng khoai deo đã làm cho những ai một lần nếm thử cũng phải nhung nhớ mãi về sau.
Súp nấm chay thanh tịnh cho ngày rằm tháng Bảy
Ngày Vu Lan báo hiếu, bạn có thể chế biến món súp thanh ngọt làm từ các loại nấm, ăn nhẹ bụng.
Nguyên liệu:
- Nấm hương (nấm đông cô), kim châm, nấm tuyết
- Hạt sen, ngô, cà rốt, đậu que, củ sắn
- Dầu mè đen, bột năng
- Hành ngò.
Cách làm:
- Nấu nước dùng: 1/2 củ sắn, 1/2 củ cà rốt, 100 gr hạt sen, 1/2 bắp ngô nấu chín cho ngọt nước.
- Trong lúc chờ nước dùng chín, bạn làm sạch nấm và các nguyên liệu khác. Mỗi thứ 50 - 100 gr là vừa.
- Nấm hương tươi rửa sạch cắt nhỏ.
- Nấm khô ngâm nở rồi luộc sôi vài phút lấy ra vắt ráo cắt nhỏ.
- Nấm kim châm bỏ gốc rửa sạch.
Nấm tuyết khô ngâm nở cắt nhỏ.
- Cà rốt cắt nhỏ, ngô bào mỏng hoặc tách lấy hạt, đậu que cắt nhỏ.
- Sau khi nước dùng chín, lấy ngô và cà rốt ra, chừa hạt sen. Nêm muối, hạt nêm chay, ít đường cho vừa khẩu vị.
- Cho nấm hương, cà rốt, ngô vào nấu vài phút rồi cho nấm kim châm, nấm tuyết, đậu que vào nấu thêm ít phút nữa nêm lại gia vị cho vừa ăn.
- Bột năng hoà với một chút nước, cho vào nấu cùng khuấy đều tay cho hơi sánh thì tắt bếp, cho ít dầu mè với hành ngò sau cùng. Khi ăn thêm ít tiêu.
Theo VnE
Gợi ý những hàng bò bía lai rai ăn vặt chỉ từ 1k/cuốn ở Sài Gòn Dưới đây là những địa chỉ bán bò bía được nhiều bạn trẻ Sài Gòn yêu thích. Bò bía là món ăn vặt quen thuộc nhất của người Sài Gòn. Đơn giản, dễ ăn lại còn giá rẻ nên mỗi khi buồn miệng là cứ muốn tìm vài ba cuốn bò bía để lót dạ. Nếu bạn phân vân không biết nên đến...