Món ăn chỉ có ở Buôn Ma Thuột khiến ai cũng mê, hương vị khó quên nhờ thứ nước dùng đặc biệt
Đến với Buôn Ma Thuột, du khách hãy thưởng thức ngay món ăn này bởi chỉ ở đây mới có hương vị chuẩn nhất. Nhắc tới những đặc sản ở Ban Mê, có thể nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những vườn cà phê bạt ngàn, những món thịt thú rừng hay mật ong…
Thế nhưng có một món ăn vô cùng gần gũi mà bạn chỉ có thể tìm thấy ở Buôn Ma Thuột, và chỉ có tới đây mới có thể thưởng thức đúng hương vị, đó chính là bún đỏ Ban Mê.
Món ăn này được gọi tên theo màu của sợi bún, sợi bún đỏ giống như sợi bánh canh của người miền Nam nhưng to hơn và khi ăn cũng dai hơn.
Trước khi nấu, sợi bún sẽ có màu trắng nhưng chỉ cần nấu lên khoảng 10 phút thì những sợi bún trắng phau sẽ dần chuyển thành màu đỏ, bởi nó ngấm dần với các loại gia vị đã tẩm ướp nên sẽ đậm vị hơn, thơm ngon hơn.
Theo chia sẻ của người dân địa phương, trong quá trình chế biến họ sử dụng hạt điều để nấu nước nhằm tạo màu đỏ tự nhiên, an toàn cho sức khỏe. Do đó nếu bạn có cơ hội thưởng thức món ăn này thì cứ yên tâm 100% về độ an toàn thực phẩm.
Video đang HOT
Điểm khác biệt nhất và là thứ khiến thực khách nhớ mãi về món ăn này chính là nước dùng. Nước dùng được ninh từ xương heo và thịt cua đồng, chính vì vậy mà hương vị rất đậm đà. Phần nước dùng còn đậm vị hơn nữa khi người dân cho thêm gạch cua, thịt ba chỉ xay trộn đều cùng hành băm, hạt tiêu để dậy mùi thơm.
Một bát bún đỏ Ban Mê luôn được ăn cùng trứng cụt luộc chín, đây cũng là một điểm đặc biệt của món ăn này. Trứng cút được luộc chín rồi bóc vỏ, sau đó cho vào nồi nước dùng nên trứng cút từ màu trắng cũng đổi sang màu đỏ rất hấp dẫn.
Với bàn tay khéo léo của người chế biến, tô bún đỏ trở nên hấp dẫn với sắc màu phong phú và mùi vị vô cùng quyến rũ: có màu hơi đỏ của hạt điều, màu đỏ tươi của miếng cà chua cắt hình múi cau, màu xanh tươi non của đĩa rau, thêm màu nâu của riêu cua và chả cá, lại còn màu trắng nõn nà của trứng cút luộc trông vừa bắt mắt vừa kích thích vị giác!
Một tô bún đỏ ngon đòi hỏi người chế biến phải lựa kỹ loại bún dai và thơm nhất. Món bún đỏ Ban Mê khi ăn sẽ được ăn kèm cùng với rau cải ngọt, giá và cần nước được chần sơ qua.
Bún đỏ Ban Mê chỉ được bán từ khoảng 3 – 4 giờ chiều. Bạn có thể ghé đến những con đường lớn như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Cừ hay những con hẻm trong chợ để thưởng thức món ngon độc đáo này. Hoặc nếu bạn là dân sành ăn thì nên ghé quán Bún đỏ Ban Mê nằm ở góc đường Lê Duẩn và Phan Đình Giót.
Giá cho một tô bún thường dao động từ 15.000 đồng – 30.000 đồng/tô. Ngoài ra, bạn cũng nên thử thêm các món đặc sản khác của Buôn Ma Thuột như gà nướng, lẩu cá lăng Buôn Ma Thuột hay phở khô.
Bún đỏ Buôn Ma Thuột
Đến Buôn Ma Thuột, nếu muốn tìm ăn những món đặc sản, bạn sẽ được nhận ngay một danh sách dài, trong đó không thể thiếu bún đỏ - một món ăn đường phố rất giản dị nhưng không kém phần hấp dẫn.
Tên gọi món bún lạ này bắt nguồn từ màu sắc của nó. Thoạt nhìn, tô bún đỏ giống như bún riêu hay canh bún thường bán ở Sài Gòn, nhưng nếu nếm thử, bạn sẽ nhận ra hương vị khác hẳn.
Không biết bún đỏ xuất hiện ở Buôn Ma Thuột từ khi nào, nhưng có lẽ vốn là vùng đất "mới" với sự giao thoa về văn hóa của cả ba miền, đặc biệt là miền Bắc và miền Trung, nên món ăn ở đây cũng được biến tấu, gia giảm nguyên liệu cho phù hợp, để hình thành nên món bún đỏ lạ mắt lạ miệng này.
Không quá cầu kỳ, nước dùng bún đỏ được nấu từ xương như hầu hết các loại bún. Vị nước ngọt thanh nhờ xương được ninh kỹ. Điểm nhấn của tô bún chính là những sợi bún màu đỏ cỡ như chiếc đũa, tựa như bánh canh, giòn dai. Để cọng bún mềm và ngấm gia vị, người ta nấu bún trong nồi nước dùng có pha màu hạt điều khoảng dăm bảy phút, đến khi cọng bún vừa nở mềm, chuyển từ màu trắng sang đỏ là được.
Nổi bật trên tô bún là những viên nhân, còn gọi là chả viên, được làm từ thịt ba chỉ xay nhuyễn, trộn với tôm khô băm nhỏ, thêm trứng vịt và hành củ băm, đặc biệt không thể thiếu tiêu với mùi thơm cay nhẹ. Khi xương mềm, cho nhân vào nấu, đợi nhân chín nổi lên, cho trứng cút luộc bóc vỏ vào, vậy là đã có nồi nước dùng bún đỏ, bắt chước món này một tí, món kia một tí nhưng lại đầy sáng tạo, mang một dấu ấn rất riêng không lẫn vào đâu được của vùng đất cao nguyên này.
Rau ăn kèm không phải là rau thơm giá sống như thường thấy ở những loại bún khác, mà là rau đã chần sơ như giá, cải ngọt và đặc biệt là rau cần nước, món rau hăng hăng nhưng khá hài hòa với hương vị của bún. Phụ gia đi kèm còn có tóp mỡ, hành tím phi thơm lừng vô cùng hấp dẫn, đủ để kích thích vị giác thực khách.
Lạ một điều, muốn thưởng thức bún đỏ ở Buôn Ma Thuột phải canh giờ chiều, tầm 15-16g đến tối, vì món này không ai bán vào buổi sáng.
Thực khách ở TP.HCM có thể đến quán cà phê Eka dưới chân cầu Bình Lợi, đường Phạm Văn Đồng, Q.Thủ Đức để thử hương vị một lần cho biết.
Nam Định có món bún làm thực khách đến ăn nhớ mãi hương vị Từng sợi bún to dày cùng nước dùng đậm vị khiến thực khách say mê món bún đũa Nam Định từ những miếng đầu tiên. Khi nhắc tới đặc sản Nam Định, người ta không thể bỏ qua món bún đũa. Bún đũa Nam Định là một món ăn dân dã và quen thuộc với mọi người dân đất thành Nam. Ngay từ...