Món ăn bài thuốc dùng cho người bệnh đường hô hấp
Thời tiết chuyển từ mùa đông sang xuân là khoảng thời gian các bệnh lý đường hô hấp rất dễ phát sinh. Người bệnh thường bị ho kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt. Khi bị ho, người ta thường chỉ chú ý vào việc dùng thuốc mà ít lưu tâm đến vấn đề ăn uống, đặc biệt là việc sử dụng các thực phẩm và món ăn có giá trị hỗ trợ phòng và chữa bệnh. Y học cổ truyền đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về vấn đề này. Xin được giới thiệu một số món ăn – bài thuốc chữa ho để bạn đọc tham khảo.
Cháo bách hợp, hạnh nhân: Bách hợp tươi 50g, hạnh nhân 10g, gạo thơm 50g. Gạo thơm vo sạch cho nước nấu cháo, cháo sắp được cho bách hợp, hạnh nhân bỏ vỏ vào, cháo nấu loãng cho đường gia giảm. Công hiệu: Nhuận phế khỏi ho. Dùng cho các chứng bệnh ho phổi khô, viêm khí quản… Ngày ăn hai lần.
Cháo hoa bách hợp.
Cháo sơn dược (củ mài), hạnh nhân: Sơn dược 100g, hạnh nhân 200g, kê 100g, một ít bơ. Sơn dược nấu chín, kê sao qua, hạnh nhân sao chín bỏ vỏ, cắt nhỏ. Mỗi lần lấy 10g hạnh nhân bột, sơn dược, kê vừa đủ hoà với nước sôi để nguội, cho một ít bơ là được. Dùng cho chứng bệnh tỳ hư thể nhược, phế hư, ho lâu… Ngày ăn một lần.
Cháo hoàng tinh (củ dong): Hoàng tinh 30g, gạo thơm 100g, đường trắng vừa đủ. Hoàng tinh rửa sạch, cho nước nấu bỏ bã lọc lấy nước trong. Cho gạo thơm vo sạch vào, thêm nước nấu cháo loãng. Cháo chín cho đường vừa đủ. Công hiệu: Bổ tỳ vị, nhuận tâm phế, bổ trung ích khí. Dùng cho các chứng tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, phế hư, ho khan, hoặc ho khan không đờm, lao phổi ho máu… Ngày một bát chia ăn vài lần, 3-5 ngày một liệu trình.
Video đang HOT
Cháo nước mía: Nước mía 100-150g, gạo thơm 50g. Gạo thơm vo sạch, cho vào nồi 300ml nước nấu cháo loãng, sau đó cho nước mía vào, đun nhỏ lửa cho đến khi được cháo. Công hiệu: Thanh nhiệt, bồi bổ sức khoẻ, nhuận táo khỏi ho… Dùng cho các chứng ho hư nhiệt, phiền nhiệt, miệng khát, chứng nôn, đi ngoài táo bón. Ăn ngày hai lần.
Cháo quả la hán: Quả la hán 50g, thịt lợn nạc xay nhỏ 50g, muối dầu ăn vừa đủ, gạo thơm 100g. Quả la hán cắt miếng nhỏ, cho gạo thơm đãi sạch vào nồi, cho một lít nước vào đun sôi, cho thịt lợn, quả la hán vào, cháo chín cho muối, dầu ăn vào là được. Công hiệu: Thanh phế tiêu đờm, tiêu thử giải khát, lợi hầu nhuận tràng. Dùng cho các chứng ho đờm hoả, ho bách nhật, táo bón, viêm họng mạn tính, viêm khí quản… Ngày 1 bát, chia vài lần.
Cháo hoa bạch lan: Hoa bạch lan 4 bông, táo đỏ 50g, mật ong 50g, đường trắng 50g, gạo nếp 100g. Nụ hoa bạch lan hái vào sáng sớm, táo đỏ bỏ vỏ thái sợi, cho gạo nếp đãi sạch vào nồi, thêm một lít nước, đầu tiên đun sôi, sau đun nhỏ lửa, nấu thành cháo, cho táo đỏ, hoa bạch lan, đường trắng, và mật ong vào đun qua là được. Công hiệu: Hết đờm, khỏi ho, lợi niệu, hành khí đục. Dùng cho các chứng ho có đờm, tiểu ít mà đỏ, sơn lam trướng khí. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần.
Cháo lạc nhân táo đỏ.
Cháo nho: Nho khô 50g, đường trắng 50g, gạo nếp 100g. Gạo nếp đãi sạch, cho vào nồi cùng với một lít nước và nho khô, ban đầu đun lửa to cho sôi, sau đun nhỏ lửa nấu đến khi được cháo, cho đường trắng vào là được. Công hiệu: Ích khí huyết, mạnh gân cốt, trừ phiền khát, lợi tiểu tiện. Dùng cho các chứng khí huyết hư nhược, phế hư, tim loạn nhịp, mồ hôi trộm, phong thấp đau mỏi, đái dắt, phù thũng… Ngày 1 bát, chia ăn vài lần.
Cháo mật ong, tùng tử nhân: Tùng tử nhân 30g, mật ong vừa đủ, gạo nếp 50g. Tùng tử nhân nghiền nát cho cùng gạo nếp đãi sạch vào nồi, nước 400ml, ban đầu đun lửa to cho sôi, sau nấu nhỏ lửa, cháo chín cho mật ong vào là được. Công hiệu: Dùng cho chứng bệnh phổi khô, ho khan, không đờm hoặc ít đờm, da khô và táo bón do tuổi già, hậu sản, cơ thể yếu, khô họng. Ngày một bát chia hai lần ăn nóng. Người tỳ vị hư nhược, đi ngoài phân lỏng và người đàm thấp, nhiều đờm, dạ dày căng trướng, nôn mửa, không thích ăn….nói chung không nên dùng.
Cháo gạo nếp: Gạo nếp 50g. Gạo nếp đãi sạch cho vào nồi, nước 0,5 lít, ban đầu đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa nấu cháo loãng. Công hiệu: Bổ phổi, thanh nhiệt, khỏi ho. Dùng cho chứng bệnh ho, ít đờm, thân nhiệt cao, mồ hôi trộm do phế hư biểu nhiệt… Ngày 1 bát ăn nóng. Người tỳ vị hư hàn và trẻ em không nên ăn nhiều.
Cháo lạc nhân, táo đỏ: Lạc nhân 50g, táo đỏ 50g, đường phèn vừa đủ, gạo nếp 100g. Lạc nhân để cả vỏ đỏ giã nát, táo đỏ rửa sạch bỏ vỏ, cho cùng gạo nếp đãi sạch vào nồi đất, nước 800ml, ban đầu đun lửa to cho sôi, sau đun nhỏ lửa cho đến khi được cháo, cho đường phèn vào đến khi tan hết là được. Công hiệu: Kiện tỳ khai vị, nhuận phế trừ đờm, thanh lợi hầu. Dùng cho chứng ho đờm suyễn, tỳ vị bất hoà, suy dinh dưỡng. Ngày một bát, chia hai lần sáng, tối.
BS. Lê Thu Hương
Theo SK&ĐS
Bài thuốc cổ truyền chữa ho, đau họng
Nhưng nguyên liêu dê kiêm như: gao thơm, nươc mia, qua dâu, qua la han... co tac dung rât hưu hiêu trong viêc điêu tri bênh vê đương hô hâp như ho, đau hong, viêm hong... va nhưng bênh ngoai da khac
Cháo bách hợp, hạnh nhân: Bách hợp tươi 50g, hạnh nhân 10g, gạo thơm 50g. Gạo thơm vo sạch cho nước nấu cháo, cháo sắp được cho bách hợp, hạnh nhân bỏ vỏ vào, cháo nấu loãng cho đường gia giảm. Công hiệu: nhuận phế khỏi ho. Dùng cho các chứng bệnh ho phổi khô, viêm khí quản... Ngày ăn hai lần.
Cháo sơn dược (củ mài), hạnh nhân: Sơn dược 100g, hạnh nhân 200g, kê 100g, một ít bơ. Sơn dược nấu chín, kê sao qua, hạnh nhân sao chín bỏ vỏ, cắt nhỏ. Mỗi lần lấy 10g hạnh nhân bột, sơn dược, kê vừa đủ hòa với nước sôi để nguội, cho một ít bơ là được. Dùng cho chứng bệnh tỳ hư thể nhược, phế hư, ho lâu... Ngày ăn một lần.
Cháo hoàng tinh (củ dong): Hoàng tinh 30g, gạo thơm 100g, đường trắng vừa đủ. Hoàng tinh rửa sạch, cho nước nấu bỏ bã lọc lấy nước trong. Cho gạo thơm vo sạch vào, thêm nước nấu cháo loãng. Cháo chín cho đường vừa đủ. Công hiệu: Bổ tỳ vị, nhuận tâm phế, bổ trung ích khí. Dùng cho các chứng tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, phế hư, ho khan hoặc ho khan không đờm, lao phổi ho máu... Ngày một bát chia ăn vài lần, 3 - 5 ngày một liệu trình.
Cháo nước mía: Nước mía 100 - 150g, gạo thơm 50g. Gạo thơm vo sạch, cho vào nồi 300ml nước nấu cháo loãng, sau đó cho nước mía vào, đun nhỏ lửa cho đến khi được cháo. Công hiệu: Thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe, nhuận táo khỏi ho... Dùng cho các chứng ho hư nhiệt, phiền nhiệt, miệng khát, chứng nôn, đi ngoài táo bón. Ăn ngày hai lần.
Cháo quả la hán: Quả la hán 50g, thịt lợn nạc xay nhỏ 50g, muối dầu ăn vừa đủ, gạo thơm 100g. Quả la hán cát miếng nhỏ, cho gạo thơm đãi sạch vào nồi, cho một lít nước vào đun sôi, cho thịt lợn, quả la hán vào, cháo chín cho muối, dầu ăn vào là được. Công hiệu: Thanh phế tiêu đờm, tiêu thử giải khát, lợi hầu nhuận tràng. Dùng cho các chứng ho đờm hỏa, ho bách nhật, táo bón, viêm họng mạn tính, viêm khí quản... Ngày 1 kê huyết đằng 13g, rượu trắng 1 thìa con (15ml). Cho tất cả vào nồi nấu lấy nước bỏ bã. Ngày 1 thang, uống trong 5 - 7 ngày.
- Đau họng : Quả dâu chín ăn khoảng 20g quả để bổ dưỡng. Ép nước súc miệng chữa các chứng đau ở miệng, họng.
- Phù thũng: Một nắm cành dâu băm nhỏ, đổ ngập nước đun còn một nửa bỏ bã - một lượng quả dâu chín bằng lượng cành nấu nhừ lọc bỏ bã cô đặc, đường, ít rượu. Ngày uống 2 thìa canh, hòa nước cơm uống trước bữa ăn.
Qua dâu chin tươi co rât nhiêu lơi ich chưa bênh
- Ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm: Quả dâu chín, ngũ vị tử. Mỗi loại 10g sắc kỹ đến khi còn - Uống ngày 1 lần.
- Viêm khớp: Quả dâu chín tươi 100g, rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Dâu rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm vào rượu 3 - 5 ngày. Uống mỗi lần 20 - 25ml. Quả dâu chín 250g, cành dâu 150g, chùm gửi 100g. Ngâm rượu uống.
Quả dâu dùng ngoài
- Tóc khô gãy rụng nhiều: Quả dâu chín tươi đem giã nhuyễn, lấy cả nước và cái xoa xát lên đầu tóc.
- Bỏng, vết thương chảy máu: Quả dâu chín tươi rửa sạch, ép lấy nước, bôi, rửa, đắp.
- Nấm, hắc lào:Quả dâu chín tươi 60g. Giã nát lấy bôi xoa xát lên chỗ tổn thương.
Một số món ăn có quả dâu
- Quả dâu tươi chín, đậu đen, rau cần, lượng bằng nhau ninh nhừ ăn nóng, chữa rụng tóc, huyết áp cao.
- Dâu hấp trứng: mứt dâu 25g, trứng gà 2 quả, cùi đào 30g, mì chính, xì dầu, mỡ lợn. Tất cả đánh trộn đều hấp chín.
- Dâu xào thịt: Dâu tươi 200g, thịt thăn lợn 300g, lòng trắng trứng gà 2 quả. Bột ướt, rượu, muối, mì chính, dầu lạc, gừng, hành, tỏi. Cách làm như sau: Dâu bỏ cuống, thịt thái miếng nhỏ, ướp muối, lòng trắng trứng đánh bột, tỏi băm bắc chảo, cho dầu, hành, tỏi cho thơm, cho các thứ vào xào. Khi thịt trắng thì cho dâu vào cùng mì chính, rượu, muối đảo chín.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
3 điều cần biết về sức khỏe mùa đông Đối với cơ thể chúng ta mà nói, chuyển sang mùa đông có nghĩa là sẽ phát sinh ra một số "tình trạng" khác. Khô da Da là một bộ phận rất nhạy cảm, trong những ngày mùa đông sắp đến, mạch máu ở da dễ co lại, sự bài tiết của tuyến mồ hôi giảm đi rõ rệt có người còn bị...