Món ăn bài thuốc cho trẻ bị ho
Ho là một triệu chứng thường gặp của bệnh đường hô hấp ở trẻ. Viêm khí quản, viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm họng đều có thể gây ho.
Hạnh nhân, bạch quả, đường phèn, trái lê… thích hợp dùng chế biến món ăn bài thuốc cho trẻ bị ho / Ảnh: K.Vy – Shutterstock
Đông y dựa vào triệu chứng chia ho thành 2 loại. Ho phát sau khi mắc bệnh cảm gọi là ho do “ngoại cảm”, chẳng hạn, ho do phong hàn, do phong nhiệt. Còn khi ho không có triệu chứng mắc cảm thấy rõ gọi là ho do “nội thương”, chẳng hạn như ho do đàm nhiệt, do âm hư, do khí hư…
Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc, thì ăn uống cần thanh nhạt, dễ tiêu, kiêng dùng thức ăn tanh, cay, nóng.
- Nguyên liệu gồm: 10 gr bách hợp, 100 gr gạo tẻ, đường phèn vừa đủ. Chế biến: bách hợp rửa sạch, gạo tẻ vo sạch, cho cả hai vào nồi, đổ nước vừa đủ ninh chè, nêm đường phèn thì hoàn tất. Tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, trị ho trừ phiền.
- Nguyên liệu gồm: 500 gr xương sườn heo, 20 gr bạch quả, rượu, hành, gừng, muối, bột nêm mỗi thứ vừa đủ. Chế biến: xương sườn sau khi rửa sạch, trụng qua nước sôi, vớt ra, để ráo nước. Đổ nước vừa đủ vào nồi, thêm rượu, hành, gừng ninh với lửa nhỏ trong 1 giờ, thêm bạch quả, muối, bột nêm ninh thêm 15 phút thì hoàn tất. Tác dụng trị ho, hóa đàm, bình suyễn, dùng cho trẻ bị chứng ho khạc, đàm nhiều khí suyễn. Lưu ý, không dùng quá nhiều bạch quả dễ gây ngộ độc.
- Nguyên liệu gồm: 100 gr củ mài (hoài sơn), 100 gr gạo, 20 gr hạnh nhân, đường đỏ vừa đủ. Chế biến: củ mài rửa sạch gọt vỏ thái lát, hạnh nhân lột vỏ rửa sạch, gạo tẻ vo sạch. Các nguyên liệu cùng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ ninh chè, khi gần chín nêm đường đỏ. Tác dụng cam ngọt tư nhuận. Có công hiệu tuyên phế trị ho, bổ trung ích khí.
- Nguyên liệu gồm: 10 gr bách hợp, 150 gr quả lê, đường trắng vừa đủ. Chế biến: lê rửa sạch bỏ hột thái lát, bách hợp ngâm nước ấm cho nở. Cho cả hai vào tô, thêm đường, cho vào lò hấp chín, ăn lê dùng nước. Tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, trị ho tan đàm. Thích hợp dùng cho chứng phế nhiệt ho khạc, đàm vàng đau họng. Không thích hợp dùng khi ho khạc đàm thấp.
- Nguyên liệu gồm: 10 gr ngân nhĩ, 100 gr quả lê, đường phèn vừa đủ. Chế biến: lê rửa sạch gọt vỏ bỏ hột, thái lát to; ngân nhĩ dùng nước ấm rửa sạch. Lê và ngân nhĩ cùng cho vào nồi đun sôi đến đặc, nêm đường phèn, hòa tan thì dùng. Tác dụng tư âm nhuận phế, trị ho tan đàm. Thích hợp dùng cho chứng ho khan do phế âm hư. Kiêng dùng khi ho khạc phong hàn. Lê mang tính hàn (lạnh), nên người tỳ hư tiêu lỏng không dùng nhiều.
Lương y Bàng Cẩm
Video đang HOT
Theo TNO
Trị ho cho trẻ bằng các bài thuốc tự nhiên
Mách mẹ một số mẹo dân gian trị ho cho trẻ cực hiệu quả mà chẳng cần dùng đến kháng sinh.
Khi các con bị ho, các mẹ thường nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc hoặc đưa con đến bệnh viện. Tuy nhiên các mẹ phải biết rằng việc sử dụng thuốc nhiều lần là không có lợi, trước khi nghĩ đến giải pháp "bắt buộc" đó, mẹ nên xem xét một số cách trị ho tự nhiên.
1. Phương pháp massage Tui Na cho trẻ nhỏ
Khi bé bị ho khan, ho gà hay ho ngứa cổ, các mẹ hãy sử dụng liệu pháp massage Tui Na, giúp kích thích cơ thể tự kháng bệnh và trị ho một cách hiệu quả. Phương pháp này đặc biệt có tác dụng khi bị cảm lạnh và nhức đầu, mất ngủ, căng thẳng, kinh nguyệt thất thường, đau lưng, tê cổ...
Massage Tui Na gồm 5 thao tác kỹ thuật cơ bản là: ấn và vuốt nhẹ ngón tay đeo nhân; xoa bóp nhẹ theo chiều kim đồng hồ trên lòng bàn tay; dùng ngón tay cái mát xa nhẹ từ phía xương ức đi ra; véo và kéo dọc xương sống; Mát xa nhẹ phần sau gáy. Khi thực hiện các thao tác, bé sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Massage Tui Na an toàn và hiệu quả, có thể sử dụng với mọi lứa tuổi.
2. Sử dụng mật ong và chanh
Mật ong được coi là một trong những "liều thuốc" trị ho hiệu quả cho trẻ. Lượng mật ong được sử dụng là khác nhau, tùy thuộc vào đột tuổi của trẻ. Đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi, chỉ nên sử dụng bằng thìa cafe, trẻ từ 6-12 tuổi bằng 1 thìa cafe, trẻ từ 12 tuổi trở lên lượng mật ong bằng 2 thìa cafe. Trong một ngày có thể cho trẻ dùng từ 2-4 lần.
Chanh và trà mật ong là lựa chọn tuyệt vời để làm dịu cổ họng đang bị đau và giảm ho. Công thức tự chế nước sirô trị ho tại nhà là tỉ lệ 1:1, 1 thìa mật ong và 1 thìa cafe nước cốt chanh.
Chú ý: Các mẹ không được sử dụng mật ong đối với trẻ dưới từ 12 tháng tuổi trở xuống. Không nên mua các lọ sirô mật ong trị ho tại các cửa hàng thuốc, bởi vì nó có thể chứa các thành phần không tốt, và hầu hết đều chứa chất bảo quản, không đảm bảo được đó là mật ong nguyên chất. Sử dụng mật ong nguyên chất là tốt nhất cho trẻ.
Mật ong được cho là liệu thuốc trị ho hiệu quả cho trẻ (Ảnh minh họa)
3. Hạn chế sử dụng các sản phẩm sữa
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nếu bé ho có đờm thì tạm thời nên loại bỏ đường và các sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn của trẻ.
4. Trà thảo mộc
Rễ cây cam thảo, lá cây xô thơm, vỏ quả anh đào dại, cây hồng du... có thể được chế biến thành trà với một ít mật ong giúp làm dịu cơn ho. Nếu bạn không có thời gian tự bào chế ra các loại trà thảo mộc này, bạn không cần lo lắng, hãy sử dụng các sản phẩm Throat Coat của trẻ. Nó bao gồm rất nhiều loại trà thảo mộc và được chế biến dựa trên sự an toàn cho trẻ và thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện này, các sản phẩm Throat Coat được bạn sẵn trong các cửa hàng tạp hóa. Ngoài tác dụng trị hoc, trà thảo mộc còn có tác dụng trong việc chữa bệnh viêm vọng.
Ngoài tác dụng trị ho, trà thảo mộc còn có tác dụng trong việc chữa viêm họng (Ảnh minh họa)
7. Mát xa ngực với tinh dầu triết xuất từ thiên nhiên
Khi mát xa ngực với tinh dầu triết xuất từ thiên nhiên sẽ giúp lưu thông mũi, làm dịu đường hô hấp của bé. Các mẹ có thể tạo ra một tinh dầu thảo dược an toàn bằng cách pha trộn một ít tinh dầu khuynh điệp, dầu bạc hà và cây xô thơm với 2 thìa dầu oliu hữa cơ vào một cái bát. Sau đó, mẹ sẽ xoa bóp hỗn hợp đó lên ngực của bé khi bé đang ngủ.
6. Xông hơi với tinh dầu
Khi tắm cho bé, các mẹ nên sử dụng nước nóng, sau đó đóng cửa phòng tắm và để cho cho căn phòng được bao phủ bởi làn hơi do nước nóng bốc lên. Sau đó, thêm một vài giọt dầu khuyng điệp (bạch đàn) hoặc tinh dầu cây xô thơm vào bồn tắm của trẻ. Cách thức này giúp trẻ dịu cơn ho, nới lỏng bất kỳ sự tắc nghẽn nào trong lồng ngực của bé.
7. Rim hỗn hợp lê với quế
Đây là cách thức hiệu quả cho việc trị ho khan và ho ngứa cổ. Các mẹ cho trẻ ăn đến 1 quả lê trước khi đi ngủ. Việc này sẽ giúp cổ họng các bé thấy dễ chịu hơn.
Hướng dẫn:
- Rửa và gọt sạch vỏ
- Bổ quả lê theo chiều dọc
- Đặt và ấn một thanh quế vào miếng lê đã bổ theo chiều dọc
- Để vào một tô thủy tinh chịu nhiệt tốt
- Đổ nước vào, đổ khoảng tô thủy tinh
- Cuối cùng hâm cho đến khi lê mềm và bảo quản trong tủ lạnh từ 3-4 ngày.
Với những bài thuốc trên sẽ giúp các bậc cha mẹ biết cách xử lý khi con mình bị ho. Nếu trẻ có dấu hiệu không hết thì nên đưa bé đến các trung tâm y tế để khám chữa bệnh kịp thời.
Theo Khám Phá
Bài thuốc hay cho người bệnh thận Dùng món ăn bài thuốc phù hợp sẽ hỗ trợ rất nhiều cho người bệnh thận trong quá trình điều trị. Cá trích, cải xanh, nấm rơm... thích hợp dùng chế biến món ăn cho người bệnh thận, béo phì, tiểu đường... Nguyên liệu gồm: 10 gr tỏa dương (vị thuốc), 100 gr thịt dê, 100 gr gạo tẻ. Cách làm: thịt dê...