Món ăn bài thuốc cho người tiểu đường
Biến chứng huyết áp hay gặp ở người bệnh tiểu đường. Một số món ăn bài thuốc thích hợp dùng trong trường hợp này.
Tang thầm
- Dùng các nguyên liệu gồm: tang thầm (quả dâu tằm tươi) 20 gr, rau cần 100 gr, thịt heo nạc 100 gr, nấm rơm 30 gr, vài lát gừng tươi, hành tươi, dầu ăn, gia vị, một chút rượu, nước tương. Cách chế biến: rửa sạch tang thầm, dùng nước sạch để ngâm; rau cần lấy lá non, rửa sạch, cắt đoạn ngắn; thịt nạc rửa sạch, cắt lát vuông; nấm rơm rửa sạch bỏ cuống, cắt làm đôi. Bắc chảo lên bếp cho dầu vào đến khi nóng, cho gừng, hành phi thơm, cho thịt vào xào đến ngả màu, thêm rượu và nước tương đảo đều, thêm tang thầm, rau cần, nấm rơm và nước. Khi sôi chuyển qua lửa nhỏ nấu thêm mươi phút, nêm nếm gia vị. Món này có công dụng bổ thận, ích khí huyết, dùng thích hợp cho người bệnh tiểu đường cao huyết áp nhẹ.
- 100 gr cải bẹ xanh, 100 gr đậu hũ, 10 gr thạch hộc (một vị thuốc), gừng tươi lát 5 gr, hành tươi cắt đoạn và các gia vị. Cải bẹ rửa sạch, cắt ngắn, đậu hũ cắt miếng vuông; thạch hộc rửa sạch, rồi thêm nước nấu lấy nước cốt. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn vào cho nóng, cho gừng, hành phi thơm, thêm đậu hũ, nước cốt thạch hộc xào đến khi ngả vàng, thêm cải bẹ vào, đảo đều cho chín, nêm nếm gia vị vừa dùng. Món này có công dụng bổ trung ích khí, thanh nhiệt, dưỡng thận âm, giảm huyết áp. Thích hợp dùng cho người bệnh tiểu đường cao huyết áp mức vừa.
- Cà tím 200 gr, một ít tỏi giã nhuyễn, hoài sơn (củ mài) 50 gr, hành tươi, dầu mè 10 gr, nước tương, gia vị. Cách làm: hoài sơn bỏ vỏ rửa sạch, cắt hạt lựu, cho vào trong nước ngâm; cà tím rửa sạch, cắt làm đôi, cho vào lò hấp bằng lửa mạnh trong 10 phút, lấy ra để nguội, rồi đặt lên khay, thêm vào hoài sơn nhuyễn, tỏi nhuyễn, dầu mè, muối, nước tương trộn đều, rắc hành lên. Món này có công dụng hành khí giải độc, giảm mỡ hạ áp, thích hợp cho người bệnh tiểu đường cao huyết áp nhẹ mà mỡ máu hơi cao.
Rau cần – Ảnh: K.Vy
Video đang HOT
- Câu kỷ tử 12 gr, hoài sơn tươi 20 gr, giá đậu 200 gr, vài lát gừng tươi, hành tươi cắt đoạn, dầu ăn, gia vị. Cách chế biến: câu kỷ tử rửa sạch; hoài sơn gọt vỏ, cắt sợi, cho vào trong nước sử dụng sau; giá đậu rửa sạch, bỏ đuôi. Bắc chảo dầu lên bếp, khi dầu nóng thì cho hành, gừng vào phi thơm, thêm nước nấu sôi lên, thêm giá đậu, hoài sơn sợi, câu kỷ tử, chuyển lửa vừa nấu mươi phút nữa, nêm nếm gia vị. Món này có công dụng bổ thận dưỡng âm, thanh nhiệt mát gan, trừ thấp, dùng thích hợp cho người bệnh tiểu đường kèm cao huyết áp có váng đầu.
- Quả dâu tằm 10 gr, bách hợp tươi 15 gr, rau cần 100 gr, lươn 100 gr, một ít gừng cắt sợi, hành, dầu ăn, rượu trắng, gia vị. Cách làm: Bách hợp tách làm đôi, rửa sạch; quả dâu rửa sạch, bỏ cuống; lươn bỏ xương, nội tạng và đầu, đuôi, cắt ngắn; rau cần rửa sạch, cắt đoạn ngắn. Bắc chảo dầu lên bếp cho nóng, thêm gừng, hành phi thơm, thêm vào lươn, rượu đảo trong 2 – 3 phút, rồi thêm bách hợp, quả dâu, gia vị, tiếp tục đảo trong 5 phút là xong. Món này có công dụng tư âm bổ thận, giảm mỡ, giảm áp, thích hợp cho người bệnh tiểu đường kèm cao huyết áp, có mỡ máu hơi cao.
Theo TNO
Món ăn bài thuốc từ cải bó xôi
Cải bó xôi còn có tên khác là rau chân vịt theo cách gọi đông y. Thứ cải này có vị ngọt, tính mát và không hăng như cải cay. Khác với cải xanh, cải bẹ hay cải thìa, cải bó xôi thường có cuống nhỏ và lá xanh đậm, lá mọc chụm lại ở một gốc bé xíu.
Bổ máu
Trên quan điểm y học cổ truyền, cải bó xôi có tác dụng bổ huyết, do đó có lợi với người bị thiếu máu, sinh khí kém. Trên quan điểm của y học hiện đại, cải bó xôi vô cùng giàu sắt cùng vitamin C. Sắt có tác dụng làm nhân cho tế bào máu, còn vitamin C có tác dụng tăng cường hòa tan sắt trong dịch ruột và giúp sắt được hấp thu ở hệ tiêu hóa. Không những vậy, cải bó xôi còn rất giàu a xít folic, một chất không thể thiếu với người thiếu máu và bà mẹ mang thai. Vì vậy, nếu bạn là người mới ốm dậy, khuyên bạn nên ăn cải bó xôi trong thực đơn.
Ảnh: Hạ Huy
Có thể dùng cải bó xôi với phương cách: lấy 200 gr cải bó xôi, 100 gr thịt bò, một chút gừng, mắm muối gia vị vừa đủ. Thịt bò thái nhỏ, rau cắt khúc, nấu lẫn, ăn nóng.
Tăng tiết dịch tiêu hóa
Cải bó xôi có tác dụng làm mạnh nhu động ruột, tăng tiết dịch tụy và dịch mật, tăng tiết dịch nhầy. Do đó, cải bó xôi có tác dụng tống đẩy chất thải qua đường tiêu hóa (thông tiện), giúp tiêu hóa nhanh hơn (tiết dịch), bảo vệ lớp niêm mạc tiêu hóa tránh vi khuẩn và chất độc tấn công (tiết nhầy). Không gì thích hợp hơn là cải bó xôi nếu muốn hệ tiêu hóa khỏe.
Bạn có thể nấu món này. Lấy 200 gr cải bó xôi, rửa sạch, cắt khúc, 20 gr huyết heo. Luộc chín huyết heo vớt ra, thái miếng nhỏ. Sau đó cho trở lại vào nồi cùng cải bó xôi, thêm mắm muối vừa ăn. Ăn 2 lần trong ngày, liền 1 tuần, sẽ giúp tăng tiết dịch tiêu hóa, mạnh tỳ vị, tốt cho đường ruột.
Trị tăng huyết áp
Tác dụng hạ áp có được là nhờ 3 công dụng quan trọng: cải bó xôi giàu kali, vì thế giúp điều hòa trương lực mạch, nên làmgiảm huyết áp; Cải bó xôi có tính lợi tiểu nên giúp tránh được ứ nước, tích nước và giảm được huyết áp; Cải bó xôi có các protein có vai trò ức chế men chuyển, nên làm giãn mạch thận, vì thế hạ được huyết áp.
Bạn có thể áp dụng phương cách: lấy 100 gr cải bó xôi, tỏi 15 gr, hành 10 gr, nước tương 1 thìa, dầu vừng 1 thìa nhỏ. Cải bó xôi rửa sạch, cắt khúc 2 đốt ngón tay, nhúng sơ vào nồi nước đang sôi, vớt ra ngay. Để ráo nước, trộn đều với tỏi giã nát, hành cắt nhỏ, dầu và nước tương. Ăn ngay. Một ngày ăn 2 lần thay món rau. Có tác dụng hạ huyết áp rất tốt. Nhớ ăn liên tục hằng tuần.
Giảm đái tháo đường
Trong các hoạt chất sinh học của cải bó xôi có các protein có vai trò chống lại với kháng thể kháng insulin. Vì thế hiện tượng kháng insulin bị giảm bớt. Đồng thời, trong cải bó xôi còn có lipoyllysine, giúp chống lại sự ô xy hóa mỡ làm giảm biến chứng đái tháo đường. Do vậy, người bệnh đái tháo đường được hưởng lợi từ cải bó xôi.
Bạn có thể áp dụng: lấy 20 gr rễ cải bó xôi, 10 gr hoàng kỳ, 10 gr sinh địa. Những thứ này cho vào sắc với 200 ml nước. Còn lại 50 ml nước thì uống. Sắc tiếp lần 2, uống trong buổi sáng. Làm như vậy một ngày uống hai buổi sáng và chiều thì giúp hạ được đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường dạng 2. Không có tác dụng với người bệnh đái tháo đường dạng 1.
Bạn cũng có thể chần 200 gr cải bó xôi và ăn hằng ngày. Cách này giúp hạ đường máu.
Hạ mỡ máu
Tác dụng chống tăng mỡ máu có được là nhờ vào chất xơ đặc biệt trong cải bó xôi, chúng làm giảm hấp thu cholesterol. Cải bó xôi có lợi cho người béo phì và người bị tăng mỡ máu.
Bạn có thể thử: lấy 200 gr cải bó xôi, 50 gr hành tây. Cắt khúc cải bó xôi, cắt khoanh hành tây. Xào chung với dầu đậu nành. Nhớ xào vừa chín tới. Ăn ngay. Có tác dụng hạ cholesterol. Lưu ý, cho ít dầu kẻo bạn lại béo phì. Và nhớ phải kiên trì ăn trong 1 tháng trở lên.
Ngoài ra cải bó xôi còn có nhiều tác dụng khác như giảm hen suyễn, quáng gà, đục thủy tinh thể, viêm gan, đau đầu, đau mắt, viêm đau khớp, nóng trong người, rụng tóc, táo bón ở người già...
Lưu ý: Người bị sỏi thận, lao phổi, lạnh bụng không nên ăn cải bó xôi nhiều.
Theo TNO
Món ăn bài thuốc tốt cho người bị bệnh tim mạch Người bệnh tim mạch thường e ngại các món ăn được chế biến từ thịt lợn, nhất là phủ tạng của lợn vì cho rằng chứa nhiều cholesterol có hại cho sức khỏe. Nhưng nếu biết cách phối hợp với các nguyên liệu khác thì chúng lại có tác dụng hỗ trợ phòng chống, chữa bệnh rất tốt. Xin giới thiệu một số...