Món ăn bài thuốc cho người bị tiểu đường.
Dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đường là cả một nghệ thuật. Sau đây là một số món ăn bài thuốc cho người bị tiểu đường rất tốt cho người bị tiểu đường.
Món ăn bài thuốc cho những người bị bệnh tiểu đường
Ốc bung củ chuối
Ốc bung củ chuối là món ăn ngon và là bài thuốc quý trị đái tháo đường dân gian thường dùng. Theo Y học cổ truyền, thịt ốc bươu có tính hàn, vị nhạt, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt, tiêu thũng, thông lâm (sỏi)… trị bệnh đái tháo đường. Củ chuối hột có tính chát trị bệnh tiêu khát rất thích hợp với những bệnh nhân đái tháo đường. Mùi vị món ăn này rất đậm đà, có đủ cả vị chua, vị chát làm giảm cảm giác khát nước, đói bụng của người mắc bệnh đái tháo đường.
Nguyên liệu: ốc bươu, thịt lợn ba chỉ, đậu phụ rán, củ chuối hột non thái nhỏ, nghệ giã vắt nước, khế, mẻ, mắm tôm, gia vị…
Cách làm: Ngâm ốc bươu trong nước vo gạo trong cho ra hết nhớt, rửa sạch, khều lấy đầu, bỏ ruột. Thịt lợn thái mỏng, ướp với mẻ và nước nghệ, thêm ốc vào ướp cùng. Củ chuối thái mỏng, ngâm nước cho ra hết nhựa rồi cho vào nồi ninh nhừ trước chừng 1-2 giờ, ăn thử thấy mềm là được.
Video đang HOT
Sau cùng cho tất cả các nguyên liệu vào, nêm gia vị vừa vặn, để chừng 30 phút cho ngấm rồi đun thêm 30 phút nữa cho ngấm đều gia vị.
Chú ý: Những người tỳ vị hư hàn (đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày), rối loạn tiêu hóa kéo dài, người có vết loét trên da thịt chưa lành… thì nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc.
2. Cháo ý dĩ (bo bo), củ mài
Nguyên liệu: Bột hoài sơn 50 g, ý dĩ 25 g.
Cách làm: Cho 2 vị này vào nồi, đổ đủ nước hầm nhừ thành cháo loãng. Chia ra làm 2 buổi, ăn khi cháo đang còn nóng trong ngày. Công hiệu của món này là ích thận, kiện tì nên thích hợp với người bị bệnh đái tháo đường do bị thận hư.
3. Canh đậu đỏ, bí đao
Nguyên liệu: Đậu đỏ và bí đao lượng đủ ăn trong một bữa.
Cách làm : Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên. Công hiệu của món này là giải độc và lợi tiểu nên thích hợp trong chứng đái tháo đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành.
4. Cháo hải sâm:
Nguyễn liệu: Hải sâm 3 con, trứng gà 1 quả, lá lách lợn 1 quả, địa phu tử 10g, ruột cây hướng dương 10g.
Chế biến: ngâm hải sâm đến khi nở ra, rửa sạch thái miếng, lá lách lợn thái lát, đập trứng gà vào bát, cho ít muối đánh trứng gà, đổ vào hải sâm và lá lách lợn, đưa lên khay hấp cách thủy cho chín, sau đó đổ vào nồi đất nấu với lượng nước vừa phải, sau khi đun sôi, lấy vải màn bọc lấy địa phu tử và ruột cây hướng dương cùng nấu nửa tiếng là được.
Công hiệu: bổ thận ích tinh, trừ hư nhiệt. Dùng trong bữa ăn hoặc dùng làm điểm tâm.
Tăng ham muốn nhờ ngán biển
Là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, con ngán có thể chế biến được nhiều món ăn ngon và bổ như ngán luộc, hấp, nướng, gỏi ngán, cháo ngán, bún ngán..., đặc biệt nhất - đó là món rượu ngán.
Ngán biển
Trong thịt ngán có đầy đủ các chất protit, gluxit, lipit, nhiều vitamin và những chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, trong thịt ngán có chứa những hợp chất có tác dụng giải phóng hormon tình dục khi được cơ thể hấp thụ, do đó, thịt ngán có tác dụng kích thích tình dục, được các đấng mày râu ưa chuộng.
Cháo ngán: nấu với gia vị, hành hoa và tía tô. Cháo mát, bổ và giải cảm. Cách làm: Gạo nấu thành cháo trắng nhừ. Đầu hành lá (phần màu trắng) và tiêu giã nhỏ cho quyện vào nhau, phi thơm với dầu ăn. Cắt gân con ngán hoặc chần nước sôi rồi lấy thịt ngán ra băm nhỏ, rồi đổ vào chảo hành phi, xào lửa thật to cho ngán không ra nước và chỉ vừa chín tới, nêm nước mắm ngon. Xúc ngán xào vào bát cháo hoa, ăn nóng.
Ngán hấp sả ớt: Ngán biển rửa sạch vỏ bên ngoài, ngâm vào âu nước lọc khoảng từ 1- 2 giờ, sau đó rửa lại cho thật sạch dưới vòi nước lạnh, tiếp tục ngâm ngán biển vào âu nước vo gạo và vài lát ớt tươi thái mỏng, đến khi ngán biển mở he hé miệng thì dùng vòi nước lạnh cho chạy vào trong thịt con ngán để cát theo dòng nước chảy ra ngoài.
Ngán biển sau khi đã rửa thật sạch và làm kỹ, cho ớt quả thái lát, sả băm nhỏ, thêm chút muối, tiêu, vắt vài giọt chanh, cho tất cả vào nồi, đậy kín nắp nồi, đun khoảng từ 3-5 phút cho đến khi ngán mở miệng. Đổ ra đĩa, ăn nóng với muối tiêu chanh. Ngán hấp hoặc nướng ăn thường có vị mặn chát, chất ngọt thấm dần qua vị chát tê tê đầu lưỡi khiến dư vị mãi không thôi.
Bún ngán: Dùng dao tách vỏ ngán, hứng lấy nước trong mình ngán vào bát to và gạt thịt ngán luôn vào đó. Dùng tay nhẹ nhàng rửa thật sạch thịt ngán một lần nữa rồi vớt ra một cái thớt, thái nhỏ. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm rửa sạch, thái chỉ. Hành hoa cắt khúc dài khoảng một đốt ngón tay.
Đổ thịt ngán vào bún, cho bột nêm vào trộn đều. Bắc chảo lên bếp, cho hành hoa vào phi thơm rồi đổ bún ngán đã trộn vào, khi gần chín cho tiếp mộc nhĩ, nấm hương vào xào lẫn. Rưới thêm một ít nước mình ngán vào, đảo đều cho mọi thứ chín hẳn, bắc ra rắc hạt tiêu, ăn nóng.
Món ăn cho phụ nữ hiếm muộn Phu nư ơ lưa tuôi sinh nơ, đa lây chông trên 2 năm, sinh hoat tinh duc binh thương ma không co thai thi đươc goi la hiêm muôn hay vô sinh. Hoăc đa tưng sinh con hay sây thai rôi sau 2 năm trơ lên không co thai lai đươc goi la hiêm muôn hay vô sinh thư phat. Đây la tinh...