Mớm cơm có thể lây bệnh tay, chân, miệng
Bệnh tay, chân, miệng lưu hành hầu hết ở các tỉnh nước ta và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine dự phòng. Các báo cáo trước đây đều cho thấy số người mắc căn bệnh này giảm so với năm 2013. Tuy nhiên, những ngày gần đây, bệnh bắt đầu có xu hướng gia tăng. Bệnh có thể lây lan nhanh qua nhiều thói quen thiếu vệ sinh hàng ngày.
Lễ hưởng ứng Chiến dịch Quốc gia phòng chống bệnh tay, chân, miệng tại tỉnh Cà Mau. Ảnh: D.Chiến
Không nên chủ quan
Tay, chân, miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, nhưng ở một số trường hợp có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nặng như viêm não- màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), những năm gần đây, bệnh tay, chân, miệng có xu hướng tăng và duy trì ở mức cao tại một số nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tính đến 20/5/2014, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo số ca mắc bệnh này đang gia tăng tại Trung Quốc (675.139 trường hợp mắc- tăng 1,9 lần), Ma Cao (1.321 trường hợp mắc- tăng 1,8 lần), Singapore (6.856 trường hợp mắc- tăng 1,03 lần) so với cùng kỳ năm 2013.
Tại nước ta, tích lũy từ đầu năm 2014, cả nước ghi nhận gần 27.000 trường hợp mắc bệnh tại 62 địa phương, có 2 trường hợp tử vong tại tỉnh Long An và Bà Rịa- Vũng Tàu. So với cùng kỳ năm 2013, số ca mắc trên cả nước giảm 11,8%, số tử vong giảm 9 trường hợp.
Mặc dù số ca mắc và số tử vong đều giảm so với cùng kỳ năm 2013, nhưng Cục Y tế dự phòng nhận định, trong điều kiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường còn chưa tốt nên nếu không triển khai các biện pháp tích cực phòng chống thì nguy cơ dịch gia tăng trong thời gian tới là hoàn toàn có thể xảy ra.
Cần cách ly ngay với trẻ mắc bệnh
Để phòng chống được bệnh tay, chân, miệng, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Về ăn uống, Bộ Y tế khuyến cáo, thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay hay ngậm đồ chơi. Cũng không nên cho trẻ dùng chung, khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Video đang HOT
Để phòng tránh bệnh, các bậc cha mẹ cũng nên chú ý làm sạch đồ chơi và nơi sinh hoạt hàng ngày. Cần thường xuyên lau sạch bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, tay nắm cánh cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế bằng xà phòng và các chất tẩy rửa thông thường…
Các bậc phụ huynh cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của con em để phát hiện bệnh kịp thời. Trong trường hợp phát hiện trẻ mắc bệnh, cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác. Trẻ bị bệnh cần phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh. Không đưa trẻ đến lớp và chơi với trẻ khác nếu còn biểu hiện của bệnh.
Theo Hoàng Phương
Giadinh
Đối phó với nguy cơ bị đột quỵ do nắng nóng
Để phòng tránh đột quỵ do nắng nóng, người dân cần biết một vài lưu ý sau đây.
Theo thông báo Trung tâm khí tượng thủy văn, trong thời gian này miền Bắc đang trải qua đợt nắng nóng đầu tiên của mùa hè khiến cho cuộc sống người dân bị đảo lộn. Để phòng tránh đột quỵ do nắng nóng, người dân cần biết một vài lưu ý sau đây:
Đối tượng có nguy cơ xảy ra đột quỵ cao trong nắng nóng
Đột quỵ do nắng nóng thường xảy ra với trẻ em và người già yếu, người có các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, phổi, cao huyết áp, béo phì... cũng có thể xảy ra ở những người phải làm việc với cường độ cao liên tục dưới trời nóng ẩm như các vận động viên chạy việt dã, đua xe đạp hoặc nông dân lao động chân tay trên những cánh đồng.
Những người ở vùng khí hậu mát mẻ di chuyển tới các vùng có khi hậu nắng nóng, vì phải mất thời gian để cơ thể của họ làm quen với nhiệt độ môi trường mới cũng dễ có nguy cơ đột quỵ. Với những người ở vùng có độ ẩm cao, cơ chế toát mồ hôi của cơ thể cũng kém hiệu quả hơn vì thế lượng nhiệt đào thải ra ngoài cơ thể thấp hơn, nên dẫn dễ dấn đến đột quỵ.
Những người uống quá nhiều rượu, gây ra hiện tượng đào thải nước trong cơ thể dẫn đến mất nước khi đi ra ngoài trời nắng nguy cơ đột quỵ rất cao.
Biểu hiện của đột quỵ do nắng nóng
Đột quỵ do nắng nóng là tình trạng thân nhiệt trung tâm cao trên 40 độ C, da nóng, khô kèm theo các rối loạn về thần kinh trung ương như run cơ, co giật và thậm chí có thể hôn mê.
Đột quỵ do nắng nóng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc kéo dài với môi trường có nhiệt độ cao như ở ngoài trời nắng nóng hoặc phải làm việc trong các lò gốm sứ, lò rèn, lò luyện kim... trong điều kiện độ ẩm không khí cao, không thông thoáng.
Người bị đột quỵ thường đổ nhiều mồ hôi, da ẩm ướt, bại yếu nửa người, không cử động được, không đi lại được, không nói được hoặc khó nói, nói ngọng, không xác định được không gian và thời gian là biểu hiện của bệnh đột quỵ. Khi đó người bệnh đột ngột mất ý thức, ngất; da nóng ran, cặp nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 40 - 41 độ C hoặc cao hơn.
Thân nhiệt tăng và kèm các triệu chứng: lú lẫn, mất thăng bằng, thở dốc, hơi thở yếu, choáng, ngất, chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, chuột rút (vọp bể), sốt cao có khi tới 44 độ C, trụy mạch.
Ngoài ra bệnh nhân sẽ có biểu hiện tổn thương thần kinh như: li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Một trường hợp đột quỵ thể nhẹ như say nắng, say nóng thì có biểu hiện đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn than...
Xử trí khi bị đột quỵ
Khi gặp bệnh nhân đột quỵ do nắng nóng cần cấp cứu khẩn cấp, vì nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh nhanh chóng bị hôn mê chỉ trong vòng vài phút, thậm chí tử vong do thân nhiệt quá cao có thể dẫn tới suy tim, suy thận và tổn thương não.
Khi một nạn nhân bị đột quỵ do nắng nóng, việc đầu tiên là phải tìm cách hạ thân nhiệt xuống dần từng bước và càng sớm càng tốt bằng các biện pháp như đưa nạn nhân vào chỗ mát, cởi hết quần áo; chườm lạnh bằng nước đá khắp người hoặc phun nước lạnh. Khi nhiệt độ xuống 380C, đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát.
Nếu trường hợp bệnh nhân bị ngừng tim (bắt mạch hoặc sờ không thấy tim đập) phải làm hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.
Cách hà hơi thổi ngạt: khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc sạch đờm dãi; đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân.
Cách ép tim ngoài lồng ngực: dùng 2 tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/1 phút. Nếu một người cấp cứu thì thổi ngạt 2- 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 - 15 nhịp. Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại. Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Phòng chống đột quỵ do nắng nóng
Mặc dù nguy hiểm, nhưng đột quỵ do nắng nóng hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng các biện pháp đơn giản như sau:
Tránh ra ngoài đường vào buổi cao điểm của nắng nóng (12 giờ đến 15 giờ), nếu cần thiết phải ra ngoài trời thì cần mặc áo chống nắng (nên chọn áo mầu trắng hoặc mầu dịu, không nên mặc các mầu hấp thụ nhiệt tốt như mầu đen, sẫm, đỏ), đeo khẩu trang, kính chống nắng.
Hãy uống đủ nước kể cả khi không cảm thấy khát, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều trái cây, bổ sung thêm nhiều nguồn năng lượng để cơ thể luôn khỏe mạnh trong những ngày nắng nóng.
Bảo đảm an toàn thực phẩm để tránh các dịch bệnh dễ lây lan trong mùa hè như bệnh tay chân miệng, tiêu chảy...
Khi sử dụng điều hòa, các gia đình nên điều chỉnh ở nhiệt độ 27-28 độ C, tránh việc thay đổi nhiệt độ quá đột ngột.
Nếu có biểu hiện bất thường về sức khỏe, nên đến cơ sở y tế để được điều trị, không nên tự điều trị tại nhà, có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Trí Thức Trẻ
Khắc tinh của bệnh "tay, chân, miệng" Chưa có vaccine và thuốc đặc trị nên thời gian gần đây, tại TP HCM số trẻ mắc bệnh tay, chân, miệng gia tăng, song tỷ lệ tử vong do bệnh này đã được hạn chế tối đa. Có được điều này là nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ bác sĩ làm công tác điều trị. Khoa Nhiễm-Thần kinh...