Moldova nổ ra biểu tình lớn nhất trong 2 năm phản đối lạm phát và giá năng lượng tăng cao
Ngày 18/9, hàng nghìn người đã tham gia biểu tình tại thủ đô Chisinau của Moldova phản đối tình trạng lạm phát và giá năng lượng tăng cao.
Người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội Moldova ở thủ đô Chisinau ngày 6/12/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo những người dân ở thủ đô, đám đông tập trung tại quảng trường chính ở Chisinau lên tới 20.000 người, trong khi các nhà tổ chức biểu tình cho biết hơn 40.000 tham gia hoạt động này. Những người biểu tình còn dựng lều trại bên ngoài trụ sở chính phủ yêu cầu Tổng thống Maia Sandu từ chức và tiến hành bầu cử sớm.
Đây là cuộc biểu tình lớn nhất tại Moldova kể từ khi bà Sandu đắc cử tổng thống năm 2020 với cam kết xóa bỏ tận gốc nạn tham nhũng. Tử khi lên nắm quyền, bà Sandu cam kết thúc đẩy mục tiêu Moldova gia nhập Liên minh châu Âu (EU) – khối đã dành cho nước này một lượng lớn viện trợ.
Moldova – quốc gia có diện tích nhỏ nhất trong số các nước thuộc Liên Xô trước đây, với dân số 3,5 triệu người – đang đối mặt những khó khăn kinh tế nghiêm trọng liên quan giá năng lượng cao. Tháng 9 này giá năng lượng tại Moldova đã tăng 29%, sau khi tăng gần 50% trong tháng 8. Nước này đã hạ dự báo tăng trưởng năm nay xuống còn 0% do lạm phát tăng lên mức kỷ lục 34,3% và lãi suất ở mức 21,5%.
Biểu tình phản đối tình trạng mất an ninh và lạm phát ở Haiti
Phóng viên TTXVN tại khu vực Caribe đưa tin hàng nghìn người ở thủ đô Port-au-Prince và các thành phố lớn khác của Haiti đã xuống đường trong ngày 7/9 để biểu tình yêu cầu đường phố an toàn hơn, hàng hóa giá cả phải chăng hơn và Thủ tướng Ariel Henry từ chức.
Người biểu tình đốt cháy lốp xe để phản đối tình trạng thiếu nhiên liệu, tại Port au Prince, Haiti, ngày 13/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Xen lẫn tiếng hò hét và vỗ tay của những người biểu tình khi diễu hành qua những con phố bị chặn đá, xe tải và lốp xe cháy, thỉnh thoảng có tiếng súng. Các cuộc biểu tình đã khiến nhiều thành phố ven biển ở miền Bắc và Nam Haiti tê liệt. Cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông.
Ngày càng xuất hiện nhiều cuộc biểu tình ở Haiti trong bối cảnh số vụ bắt cóc và giết người liên quan đến các băng đảng gia tăng, hàng hóa cơ bản ngày càng đắt đỏ, tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng và tỷ lệ lạm phát đã vượt mốc 30%.
Hôm 6/9, Văn phòng Thủ tướng Haiti ra tuyên bố khẳng định họ "nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tình hình" và Thủ tướng Henry sẽ thực hiện một số giải pháp, bao gồm triển khai các chương trình xã hội để giảm nghèo cùng cực và đảm bảo tăng nguồn cung nhiên liệu tại các trạm dịch vụ. Thủ tướng Haiti kêu gọi người dân bình tĩnh.
Haiti là quốc đảo có diện tích hơn 27.000 km2 và là nước đông dân nhất vùng Caribe. Quốc gia nghèo nhất châu Mỹ này vẫn đang chật vật trong quá trình tái thiết sau thảm họa động đất năm 2010 khiến hơn 200.000 người thiệt mạng và mất tích. Tình hình chính trị-xã hội ở Haiti ngày càng trượt dài trong rối ren và bất ổn kể từ vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise vào ngày 7/7/2021. Các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc gia tăng và các băng nhóm vũ trang ngày càng lộng hành, cản trở hoạt động của người dân, cũng như gây ảnh hưởng đến các bệnh viện, trường học và doanh nghiệp.
Châu Âu đã sẵn sàng đối mặt với 'mùa Đông địa ngục'? Tại một thời điểm nào đó trong tương lai, các nhà sử học có thể sẽ mô tả giai đoạn từ tháng 12/2022 đến tháng 4/2023 là "mùa Đông địa ngục", đặc biệt đối với châu Âu. Nguồn cung năng lượng cho châu Âu đang hạn hẹp khi mùa Đông lạnh giá đang đến gần. Ảnh: AP Đó là nhận định của Tiến...