Moldova ghi nhận ca nhiễm virus Tây sông Nile đầu tiên kể từ năm 2019
Ngày 22/8, Bộ Y tế Moldova xác nhận một công dân nam 49 tuổi nhiễm virus Tây sông Nile sau khi trở về từ Italy.
Đây là ca đầu tiên ở Moldova nhiễm virus này kể từ năm 2019.
Theo kết quả điều tra dịch tễ, người đàn ông trên bị muỗi đốt nhiều lân trong thời gian ở Italy từ ngày 26-30/7. Hiện bệnh nhân đang được các bác sĩ theo dõi và điều trị. Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định.
Video đang HOT
Trong khi đó tại Romania, Trung tâm Giám sát và Kiểm soát bệnh truyền nhiễm quốc gia ghi nhận 22 ca nhiễm virus Tây sông Nile kể từ ngày 3/6-22/8. Trong số này có 1 ca đã tử vong.
Ngày 22/8, Tổ chức Y tế Công cộng quốc gia Hy Lạp xác nhận trong tuần qua tại nước này có 2 người nhiễm virus Tây sông Nile đã tử vong và 24 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh. Trên cả nước đã có tổng cộng 100 người nhiễm và 12 người tử vong trong năm nay liên quan loại virus do muỗi là trung gian truyền bệnh này. Các chuyên gia Hy Lạp khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống muỗi.
Kể từ đầu năm nay cho đến ngày 31/7 vừa qua, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC) ghi nhận 69 trường hợp nhiễm virus Tây sông Nile trên khắp các quốc gia thuộc châu lục này.
Virus Tây sông Nile thường gây ra các triệu chứng giống cúm, bao gồm đau đầu, sốt và đau cơ. Trung bình cứ 150 trường hợp thì có 1 trường hợp có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng liên quan hệ thần kinh trung ương như viêm não hoặc viêm màng não, có khả năng gây tổn thương, liệt não hoặc thậm chí tử vong.
Minh Tâm (TTXVN)
Hàn Quốc tăng cường giám sát bệnh đậu mùa khỉ
Sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, Hàn Quốc đã quyết định tăng cường các biện pháp kiểm dịch và giám sát.
Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: Shutterstock/TTXVN
Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) đã thông báo quyết định này sau cuộc họp ngày 16/8 với các chuyên gia y tế và học thuật để thảo luận về khả năng bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập và các chiến lược ứng phó. Các quan chức KDCA và chuyên gia xác định rằng tình hình bệnh đậu mùa khỉ tại Hàn Quốc hiện vẫn có thể kiểm soát được theo các quy trình kiểm soát dịch bệnh hiện có. Tuy nhiên, họ quyết định tăng cường nỗ lực kiểm dịch và giám sát mà không ban hành lại cảnh báo khủng hoảng đã được dỡ bỏ vào tháng 5 năm ngoái.
Ngày 16/8, KDCA cũng quyết định thực hiện các biện pháp kiểm dịch tại các cổng cho các chuyến bay trực tiếp từ các quốc gia có dịch bệnh và triển khai đội ngũ bác sĩ y tế công cộng tại chỗ.
Hàn Quốc cũng có kế hoạch tăng cường các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng để khuyến khích những người có triệu chứng nhanh chóng tìm tới trợ giúp y tế.
Theo KDCA, tính đến ngày 9/8, Hàn Quốc đã báo cáo 10 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ trong năm nay, giảm so với 151 ca vào năm 2023. Cơ quan này lưu ý rằng tất cả các trường hợp trong năm nay đều liên quan đến nam giới từ 20 đến 40 tuổi, với 9 ca trong nước và một ca liên quan đến du lịch nước ngoài. KDCA cũng báo cáo rằng họ có đủ nguồn cung để đối phó với bất kỳ ca mới nào, với 20.000 liều vaccine đậu mùa khỉ Jynneos và các phương pháp điều trị có sẵn cho khoảng 500 người.
Hôm 14/8, WHO đã tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế (PHEIC) lần thứ hai, để đối phó với sự gia tăng số ca mắc ở Congo và các khu vực khác của châu Phi, cùng với sự xuất hiện của một biến thể mới của virus. Tuyên bố này được đưa ra 15 tháng sau khi tình trạng khẩn cấp trước đó kết thúc vào tháng 5/2023.
Thêm 3 ca nghi nhiễm cúm gia cầm ở người tại Mỹ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 12/7 thông báo bang Colorado ghi nhận 3 trường hợp nghi nhiễm virus cúm gia cầm H5 ở người. Theo CDC, cả 3 trường hợp mắc bệnh là công nhân tại một trang trại nuôi gia cầm, nơi bùng phát dịch cúm gia cầm mới đây. Những người này là nhiệm...