Mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Cả nước có 22 sản phẩm “5 sao”
Sáng nay 28/5/2020, tại thành phố Đông Hà (Quảng Trị), Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) Trung ương phối hợp UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tập huấn về Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị.
Tập huấn Chương trình OCOP là một trong những nội dung nằm trong khuôn khổ chương trình Hội nghị toàn quốc hệ thống Văn phòng Điều phối Nông thôn mới (NTM) các cấp được tổ chức tại Quảng Trị từ ngày 27 đến 29/5/2020.
Các sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Nội dung tập huấn chủ yếu tập trung vào các chuyên đề về nhiệm vụ phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn; triển khai quyết định thành lập Hội đồng OCOP cấp quốc gia và quy chế của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia; những điểm mới trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; giới thiệu dự thảo bộ tiêu chí dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch; Quy chế quản lý chương trình OCOP và một số tài liệu tập huấn chương trình OCOP cơ bản khác.
Chương trình OCOP được triển khai trong thời gian ngắn (từ tháng 5/2018) song đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhận thức của xã hội và cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã về vị trí của Chương trình OCOP trong phát triển kinh tế nông thôn.
Đến nay, các sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhiều sản phẩm sau khi được đánh giá, phân hạng đã được các đơn vị phân phối, bán lẻ, bán thương mại điện tử (Trung tâm thương mại BigC, Vinmart, VNPost…) ký kết hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn, doanh thu bán sản phẩm trong năm của các nhóm sản phẩm đạt sao đều tăng đáng kể.
Video đang HOT
Tính dến hết tháng 5/2020, cả nước có 61/63 UBND tỉnh đã phê duyệt, triển khai Đề án/Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP; có 32 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng và có Quyết định công nhận cho 1.711 sản phẩm OCOP (đạt 71,3% so với kế hoạch là 2.400 sản phẩm) của 986 chủ thể tham gia Chương trình OCOP.
Nhiều sản phẩm sau khi được đánh giá, phân hạng đã được các đơn vị phân phối, bán lẻ, bán thương mại điện tử (Trung tâm thương mại BigC, Vinmart, VNPost…) ký kết hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Trần Thanh Nam cho biết: “Từ thực tiễn các địa phương thực hiện chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP), chúng tôi đánh giá các địa phương đã làm khá tốt các sản phẩm đặc trưng, mang tính vùng miền, tuy nhiên cần khơi dậy thêm tiềm năng lợi thế từ các sản phẩm, phát huy được tính cộng đồng của nhân dân, nâng cấp sản phẩm theo chuỗi giá trị”.
Sau 2 năm triển khai chương trình OCOP, cả nước có 61/63 tỉnh, thành phố phê duyệt đề án kế hoạch cấp tỉnh về thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về chương trình OCOP. Đến cuối tháng 4/2020, đã có 33 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, xếp hạng cho 1.711 sản phẩm, đạt 71,3% kế hoạch của 986 chủ thể tham gia chương trình, trong đó có: 22 sản phẩm 5 sao, 604 sản phẩm 4 sao và 1.085 sản phẩm 3 sao.
Theo ông Nam, Chương trình OCOP đòi hỏi nhiều yếu tố, đặc biệt là các chủ thể trong chương trình, chúng tôi xác định chủ thể chính trong chương trình là hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ, song hướng tới chuỗi giá trị, các chủ thể này cần hỗ trợ nhau theo tính cộng đồng.
“Khi đã xây dựng thành công chuỗi giá trị, các sản phẩm sẽ dần được ưu việt và hoàn thiện, không chỉ về mẫu mã, chất lượng mà còn là sản phẩm tự tôn, tự hào của mỗi người dân địa phương”- ông Nam cho biết.
Tại hội nghị tập huấn, Bộ Nông nghiệp & PTNT và đơn vị quản lý, thực hiện chương trình sẽ rà soát, lắng nghe ý kiến phản hồi từ các địa phương, các cơ quan nghiên cứu, các đơn vị đào tạo, tư vấn đề kịp thời có những chỉ đạo, hướng dẫn giúp các địa phương triển khai chương trình OCOP một cách hiệu quả nhất – Ông Nam cho biết thêm
Chương trình OCOP sẽ là nền móng tạo sự biến chuyển cục diện cho chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, theo đó: Tổng nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình xây dựng NTM trong 5 năm(2016-2020) dự kiến khoảng 2.115.677 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2011-2015.
Trong thời gian tới để tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, chúng ta vẫn cần ưu tiên thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Đối với Chương trình OCOP cần tiếp tục triển khai theo hướng tập trung đi sâu vào chất lượng, theo đúng nguyên tắc và bản chất của chương trình, tăng cường hơn nữa sự tham gia của cấp xã, cộng đồng người dân và doanh nghiệp trong thực hiện Chu trình OCOP, thúc đẩy phát triển các sản phẩm đặc sắc bản địa, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Kết luận tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới đó là: Phấn đấu hoàn thành mục tiêu tiêu chuẩn hóa, công nhận sản phẩm OCOP năm 2020; điều chỉnh, sửa đổi Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP;tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia lần thứ nhất (Dự kiến vào quý III/2020); phát triển mới khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP; củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP; Tổ chức Festival/Hội chợ OCOP quốc gia, công bố phê duyệt đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia lần thứ nhất(Dự kiến vào quý IV/2020); Nghiên cứu xây dựng Đề án Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025…
Xóa 6 lối đi tự mở đoạn "điểm nóng" đường sắt song song QL1 qua Quảng Trị
Ngày 26/5, Chi cục QLĐB II.5 cho biết vừa rào đóng các lối đi tự mở phía đường bộ dọc tuyến đường sắt đoạn qua Hải Lăng (Quảng Trị).
Đơn vị quản lý đường bộ rào đóng lối đi tự mở phía QL1 vào đường sắt đoạn Km 644 đường sắt Bắc Nam đoạn qua xã Hải Trường ngày 25/5
Việc rào đóng các lối đi tự mở còn lại phía QL1 với tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM đoạn từ xã Hải Trường đến xã Hải Lâm (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) được tiến hành sau khi dự án đường gom chạy song song với đường sắt từ Km 642 015 - Km647 070 (giai đoạn 2) được thi công hoàn thiện.
Dự án đường gom từ xã Hải Lâm đến xã Hải Trường đã được UBND tỉnh Quảng Trị quyết định đầu tư xây dựng với tổng kinh phí khoảng 13,2 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn, do Ban ATGT tỉnh làm chủ đầu tư.
Giai đoạn 2 dự án đường gom từ xã Hải Lâm vào xã Hải Trường đã hoàn thành khớp nối vào đường gom giai đoạn 1
Dự án có chiều dài hơn 4,6km, nền đường 6,5m, mặt đường 3,5m, lề đường 2 x 1,5m, kết cấu mặt đường bằng bê tông xi măng, với mục tiêu giảm xóa 6 lối đi tự mở mất ATGT qua đường sắt; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại phục vụ đời sống và sản xuất của người dân trong khu vực, giảm thiểu TNGT, đặc biệt là xóa "điểm nóng" mất ATGT, TNGT từ QL1 vào làng Trường Thọ (xã Hải Trường) tại Km 645 980 đường sắt Bắc Nam...
Hiện nay, giai đoạn 2 của dự án xây dựng đường gom trên đã hoàn thành, nhà thầu thi công đã lắp đặt hệ thống biển báo, lắp đặt hệ thống hộ lan dọc tuyến đường gom với đường sắt, đồng thời phối hợp với chủ đầu tư, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan rào đóng các lối đi tự mở còn lại qua đường sắt phía đường gom với đường sắt.
Lối đi tự mở từ QL1 qua đường sắt để vào Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Hải Lăng ở phía Nam ga Diên Sanh vừa được rào đóng cả phía đường gom và phía đường bộ
Theo Ban ATGT tỉnh Quảng Trị, đường gom từ xã Hải Lâm đến xã Hải Trường cũng được bố trí hệ thống ATGT như: Biển báo, gồ giảm tốc, hộ lan theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Dự kiến, dự án đường gom này sẽ chính thức bàn giao đưa vào sử dụng trong tháng 6/2020.
Phê chuẩn miễn nhiệm chức Chủ tịch Quảng Trị với ông Nguyễn Đức Chính Thủ tướng vừa ký quyết định số 669 phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Nguyễn Đức Chính để nghỉ hưu theo chế độ. Trước đó, ngày 8/5, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị có tờ trình 124, Bộ Nội vụ có tờ trình 2461 ngày 18/5 về việc phê chuẩn kết quả...