Mới trồng hồng thì nên chú ý những điều gì?
Có rất nhiều người thích trồng hoa hồng nhưng chưa biết bắt đầu như thế nào, nên chọn giống gì, mua ở đâu…? Do vậy bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản và hữu ích cho những ai muốn bắt đầu trồng loại hoa này.
Hiện tại xu hướng chơi hoa hồng đang được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là kiến trúc nhà phố để trồng trang trí cho không gian sống thêm đẹp và lãng mạn hơn. Tuy nhiên có rất nhiều người mới hoặc có kế hoạch chuẩn bị trồng hoa hồng thường chưa biết bắt đầu như thế nào,nên chọn giống gì, mua ở đâu…? Do vậy bài viết sau đây sẽ cung cấp những thôngtin cơ bản và hữu ích cho những ai muốn bắt đầu trồng loại hoa này.
1. Hồng bao gồm có những loại nào?
Theo nguồn gốc xuất sứ có thể chia hồng thành hai loại chính đó là:
Hồng cổ - là những giống bản địa hoặc giống hồng ngoại đã được thuần hóa lâu đời ở Việt Nam. Do đó nếu bạn mới chơi hoa hồng thì nên ưu tiên những giống hồng cổ vì dễ chăm sóc hơn. Một số giống hồng cổ được ưa chuộng nhất hiện nay đó là Vân Khôi, Sapa, điều, bạch ho, bạch xếp, Sơn La, Hải Phòng, bạch trà, hồng đào,……
Hồng ngoại – những giống hồng mới được du nhập ở Việt Nam. Nếu muốn chơi hồng ngoại bạn nên chọn những giống đã được thuần hóa với khoảng thời gian nhất định ở Việt Nam, đương nhiên là càng lâu càng tốt. Một vài giống hồng ngoại được ưa chuộng và dễ trồng đó là triệu đô Juliet, Golden Celebration, Bishop’sCastle, Clair Austin; Nahema; St. Ethellbura, Keira, Red Edent….
Dựa vào đặc điểm của tán hoa hồng thì có thể chia làm hai loại đó là hồng bụi và hồng leo. Thông thường thì hồng bụi được ưa chuộng và phổ biến hơn do chiếm ít diện tích, dễ chăm, tạo được nhiều kiểu dáng và nhanh tạo tán đẹp. Nhưng nếu gia đình bạn có khuôn viên phù hợp (giả sử có thể bắc giàn cho hồng, làm vòm cổng hoặc có hàng tường rào trước cửa, ngoài ban công..) thì hồng leo cũng là một sự lựa chọn rất đáng giá.
Video đang HOT
2. Mua hoa hồng cần chú ý những đặc tính gì?
Dưới đây là những tiêu chí quan trọng khi chọn mua hoa hồng:
Hoa đẹp: nên đây là tiêu chí quan trọng nhất khi mua hoa hồng. Bạn nên cần chú ý xem cách xếp cánh hoa, số lượng cánh, kích thước, màu sắc có đẹp hay không để lựa chọn loại hoa ưng ý. Sâu bệnh hại: đây cũng là một điều rất đáng lưu ý khi quyết định chọn mua – đặc biệt là loài có nhiều loại sâu bệnh hại như hồng. Có những loại hồng hoa rất đẹp nhưng lại nhiều loại sâu bệnh cũng như cách điều trị khá nan giải (ví dụ như hồng cổ Vân Khôi – có form hoa rất đẹp nhưng lại khá đỏng đảnh dễ mắc bệnh). Do vậy bạn nên tìm hiều kĩ xem giống đó có chống chịu sâu bệnh tốt, dễ chăm hay không. Mới chơi thì nên chọn những giống ít sâu bệnh, chống chịu tốt. Khi chơi được một thời gian có kinh nghiệm rồi bạn có thể trồng những giống khó chăm hơn.Hương thơm: nếu bạn yêu thích hương thơm ngào ngạt từ hoa hồng thì đây cũng là một tiêu chí không thể bỏ qua – có đỏ mà không có thơm thì làm nên cơm cháo gì :) .Độ lặp của hoa: nghĩa là số đợt ra hoa trong một năm và số lượng hoa mỗi đợt nở. Thông thường người mua sẽ thích những giống hoa lặp nhanh và ra nhiều bông mỗi đợt nở hoa.Độ bền của bông: hoa càng bền thì càng chơi được lâu. Có nhiều giống hoa nhanh tàn chỉ sau 2 đến 3 ngày; tuy nhiên cũng có những giống có thể bền từ 1 tuần đến nửa tháng. Có một lưu ý đó là thông thường giống hoa càng thơm thì càng nhanh tàn, do đó bạn nên cân nhắc yếu tố nào quan trọng hơn để lựa chọn. Sự phát triển của cây: thông thường thì cây hoa càng to, cành tán càng xum xuê thì càng đẹp. Tuy nhiên những cây hoa có tán nhỏ lớn chậm thì có thể làm chậu nhỏ để trang trí cũng rất xinh xắn đáng yêu (ví dụ như chùm son, bạch trà). Do vậy trước khi chọn mua bạn cần để ý xem giống đó sinh trưởng sinh khối như thế nào và lựa chọn không gian trồng – trang trí thích hợp. Lóng hoa: thông thường những loại hoa có lóng ngắn sẽ được yêu thích hơn so với lóng dài, đặc biệt là đối với cây hồng dạng bụi.
3. Nên mua hồng được nhân giống bằng cách nào?
Có ba phương pháp nhân giống hoa hồng chính đó là giâm, chiết và ghép. Do vậy khi chọn mua cây giống bạn cần lưu tâm các ưu nhược điểm của từng phương pháp để lựa chọn cây giống hoa sao cho phù hợp.
Giâm cành: phương pháp này có ưu điểm là giữ được đúng đặc tính di truyền của cây mẹ, chu kì khai thác dài và tiện lợi cho việc điều tiết sinh trưởng. Tuy nhiên nhược điểm là ban đầu cây phát triển chậm do bộ rễ còn non nớt, cây dễ mang mầm bệnhtừ cây mẹ. Do vậy nếu bạn mua cây giâm thì nên chọn những giống hoa bản địa hoặc những giống ngoại có sức sống khỏe, rễ giâm và cây đã giâm ổn định được vài tháng.Chiết cành: cơ bản cũng giống như dâm cành, tuy nhiên có ưu điểm hơn là bộ rễ khỏe nên lớn nhanh hơn, nhẹ hơn (nếu trường hợp cắt cành chiết trồng luôn) nên vận chuyển dễ dàng thuận tiện hơn. Nhược điểm của phương pháp này là giá cao hơn so với phương pháp giâm, ghép. Ghép: nguyên lý của phương pháp này là dùng mắt- cành ghép cây muốn nhân giống để ghép trên gốc giống hồng bản địa đã sống tốt và khỏe. Phương pháp này thường áp dụng với những giống hồng ngoại nhập. Ưu điểm của ghép cành đó là cây lớn nhanh, khỏe, nhanh cho ra hoa. Ngoài ra có thể mix các giống khác nhau trên cùng một gốc ghép. Nhược điểm của phương pháp này là gốc ghép rất dễ mọc mầm dại, cạnh tranh dinh dưỡng có thể làm chết mắt ghép. Vì vậy nếu xác định mua giống ghép cần lưu ý xem cây nếu mọc mầm dại thì phải triệt luôn. Ngoài ra chất lượng cây giống còn phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của người ghép, do vậy nên chọn những nhà cung cấp giống uy tín có thâm niên trong nghề để đảm bảo cây giống tốt, khỏe.
4. Nên mua hồng ở đâu?
Như đã nói ở trên thì bạn nên chọn mua giống hoa hồng ở những nhà vườn, người bán uy tín, có thâm niên trong nghề. Hoa hồng là loài cây có khá nhiều sâu bệnh; muốn có cây sai hoa, khỏe đẹp nhanh lớn thì cách chăm sóc cũng khá là kì công. Do vậy nếu khi chọn mua hồng bạn cũng nên tìm hiểu xem người bán sau đó có hướng dẫn tận tình, chu đáo hay không nữa. Lưu ý cuối cùng đó là không nên mua hạt giống hoa hồng về ươm vì tỷ lệ nảy mầm là rất thấp mà nếu có lên thì cây cũng khá èo uột khó mà sống được. Nguyên nhân cụ thể tôi sẽ trình bày bài viết sau.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Nếu thấy hay và hữu ích mong bạn hãy ấn “Like” và “Share” để tôi có động lực làm các bài viết tiếp theo. Còn có gì sai sót mong nhận được coment góp ý chân thành từ các bạn. Chúc các bạn sớm có được những cây hoa hồng đẹp như ý!
Mắt cá nâu – Ohay.tv
Theo www.ohay.tv
Mách bạn cách trồng dưa leo trong thùng xốp cho quả sai trĩu cả nhà ăn không xuể
Dưa leo là loại quả được nhiều người yêu thích bởi độ giòn và vị ngọt mát, hơn nữa đó lại là loại quả dùng để làm đẹp da của chị em phụ nữ. Còn chần chừ gì mà không tự tay trồng dưa sạch chị em nhỉ?
Tùy theo mục đích và điều kiện trồng của bạn để xác định xem nên chọn trồng giống dưa chuột nào để dễ canh tác, chăm sóc và thu hoạch. Nếu mục đích trồng dưa leo tại nhà để ăn trong gia đình thì không cần phải quá kỹ lưỡng trong khâu chọn giống, bạn có thể chọn những loại hạt giống được đóng gói bán sẵn ở ngoài chợ hay trong siêu thị. Nếu đầu tư trồng dưa leo với quy mô lớn hơn thì có thể đặt mua những giống dưa leo tốt năng suất cao ở các địa điểm uy tín.
Cách trồng dưa leo từ hạt
Chọn hạt giống dưaHiện nay trên thị thường có rất nhiều giống dưa leo khác nhau. Phổ biến nhất là giống dưa chuột leo giàn, ngoài ra còn có những loại giống dưa chuột khác như dưa leo xanh, dưa leo trắng, dưa leo gai, dưa leo Thái...
Tùy theo mục đích và điều kiện trồng của bạn để xác định xem nên chọn trồng giống dưa leo nào để dễ canh tác, chăm sóc và thu hoạch. Bạn có thể tìm mua hạt giống ở các cửa hàng bán hạt giống rau hoặc siêu thị.
Chuẩn bị đất trồngTrộn đều đất và phân bò theo tỷ lệ 7/3. Trộn thêm 20g phân lân, 20g NPK, 50g vôi, 20g hữu cơ vi sinh vào mỗi thùng xốp. Đổ đất vào thùng xốp lớp dày chừng 20-30cm.
Gieo hạtHạt giống dưa leo có thể gieo trực tiếp không cần ngâm ủ. Hạt gieo dưới lớp đất với khoảng cách từ 20-30cm, gieo xong phủ hạt bằng lớp đất mỏng. Sau khi gieo hạt xong, tưới nước bằng vòi phun nhẹ nhằm tạo đủ độ ẩm cho đất, tưới 2 lần/ngày.
Chăm sócCây dưa leo phát triển nhanh và không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều. Chỉ cần tưới nước 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Nếu tước quá nhiều khiến đất quá ẩm ướt, ngập úng thì cây sẽ rất dễ chết. Tưới ít nước cũng khiến cây bị thiếu nước không thể sinh trưởng tốt.
Nên trồng dưa leo ở những nơi có nhiều ánh sáng thì trái sẽ nhanh lớn và đạt năng suất cao.
Khi dưa leo cao 20cm chúng ta bắt đầu làm giàn. Giàn dưa leo có thể làm bằng lưới, tre hoặc cây có nhiều nhánh.
Bón phân đạm và NPK 2 lần/tháng.
Thu hoạchCây dưa leo sau khi trồng khoảng 60-80 ngày, tùy theo giống cây trồng và điều kiện chăm sóc thì dưa cho thu trái. Thu hoạch dưa leo tốt nhất là vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ vẫn còn mát mẻ.
Trồng từ cây con
Chuẩn bị đất trồng: Tương tự như chuẩn bị đất đối với trồng cây dưa từ hạt giống.
Gieo hạt lấy cây con: Hạt giống trong gói đem ngâm nước ấm (tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh) trong khoảng từ 4 - 6 tiếng. Sau đó, vớt hạt giống ra, ủ trong khăn ẩm và cho vào túi nilon buộc chặt, sau khoảng 2 ngày hạt giống sẽ nảy mầm. Lúc này bạn cần gieo mầm cây vào cốc nhựa hoặc hộp nhỏ, sau 1 - 2 ngày nữa mầm cây sẽ dần phát triển thành cây con.
Trồng cây: Khi cây con bắt đầu lên bạn cần chuyển cây sang thùng xốp đã chuẩn bị đất và phân bón để cây có đủ điều kiện phát triển.
Chăm sóc và thu hoạch: Chăm sóc cây dưa chuột trồng từ cây con không khác so với cây trồng từ hạt giống. Bạn cần tưới nước vừa đủ cho cây, bón phân thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Đặc biệt, trồng cây từ cây con, cây dưa sẽ cho ra quả nhanh hơn. Thường thì khoảng 35 - 40 ngày sau khi gieo cây con, bạn có thể thu hoạch và cùng gia đình thưởng thức những trái dưa chuột "ngon, bổ, rẻ" mà còn siêu sạch nữa.
Theo www.phunutoday.vn
Cách trồng hoa giấy chuẩn nhất cho hoa sai và lâu tàn So với nhiều loài hoa khác thì hoa giấy là loài hoa dễ trồng và nhân giống, tuy nhiên để hoa ra sai và lâu tàn thì cần trồng và chăm sóc đúng cách. Chọn giống và trồng cây hoa giấy Cây hoa giấy thường dược nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Chọn cành bánh tẻ (cành đã ra được 1-2 năm),...