Mới “trả nợ” 4% rừng bị thu hồi để làm thủy điện
Ngày 24.1, Sở Công thương Quảng Nam cho biết liên quan đến chủ trương buộc chủ đầu tư dự án thủy điện phải trồng lại diện tích rừng tương đương, tại Quảng Nam hiện mới có 4% diện tích rừng trồngthay thế.
Cụ thể, hơn 7.657 ha rừng bị thu hồi để xây dựng các công trình thủy điện (trong đó gần 3.415 ha rừng chuyển đổi mục đích sử dụng), nhưng đến nay có 4 phương án trồng rừng thay thế được các chủ đầu tư triển khai với diện tích hơn 300 ha. Chưa kể 8.596 ha đất lâm nghiệp khác cũng bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang thực hiện các dự án thủy điện.
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã khẳng định sẽ loại bỏ ra khỏi quy hoạch các dự án thủy điện tác động xấu đến môi trường, diện tích rừng, ảnh hưởng đến các khu bảo tồn thiên nhiên, làm mất đất mất rừng… Thậm chí, quân đội đã được huy động tham gia trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và mở rộng diện tích rừng giao cho các đơn vị quân đội (nhất là các đồn biên phòng).
Theo TNO
Lỗ hổng thiết kế, thi công thủy điện
Sự cố thủy điện Sông Tranh 2 chưa lắng xuống thì trong hơn 1 tháng qua liên tiếp xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Đăkrông 3 (tỉnh Quảng Trị) và thủy điện Đăk Mek 3 (tỉnh Kon Tum), khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi về thiết kế, chất lượng các công trình thủy điện tại Việt Nam.
Chỉ các dự án thủy điện lớn mới có cửa xả đáy
Đa số không có nhiệm vụ cắt lũ
Liên quan đến sự cố 2 đập thủy điện nêu trên, các nguyên nhân trực tiếp được đưa ra rất khó tin như: xe ben đụng vỡ hay do một trận lũ. Theo các chuyên gia, do chất lượng công trình "có vấn đề", đã dẫn đến những thiệt hại nêu trên. Tại cuộc hội thảo mới đây về các công trình thủy điện, ông Trần Việt Hòa - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam hiện có hơn 1.000 dự án thủy điện nhỏ tại 32 tỉnh, thành phố. Xét về tỷ lệ công trình gặp rủi ro, 2-3 công trình/tổng thể các dự án thủy điện thì không thấm tháp vào đâu. Tuy nhiên, nếu tính toán con số thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng thì chất lượng công trình thực sự đáng lo ngại.
Theo PGS.TS Lê Bắc Huỳnh - Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, đa số các công trình thủy điện vừa và nhỏ ở nước ta đều không có nhiệm vụ cắt giảm lũ cho hạ du, trong khi nước ta thường xuyên phải đối mặt với thiên tai lũ lụt trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô. "Đây là sai lầm lớn về mặt chủ trương và quản lý các công trình này mà trách nhiệm là từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, họ có trách nhiệm trực tiếp phê duyệt các thiết kế, phê duyệt quy trình vận hành các hồ chứa" - ông Huỳnh nói. Theo ông Huỳnh, các công trình thủy điện đã xây dựng thường chỉ quan tâm tới hiệu quả phát điện, xây dựng công trình kiểu đường dẫn, cắt nhỏ dòng sông. Đa số các công trình hồ chứa không có dung tích phòng, chống lũ cho hạ du. Nếu vận hành không hợp lý sẽ gia tăng lũ trong mùa ngập lụt ở hạ du hoặc không đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu cho hạ du trong mùa cạn.
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 11-2012 của Bộ Công Thương, ông Lê Tuấn Phong- Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết, việc thiết kế cửa xả đáy cho dự án thủy điện tùy thuộc vào tính chất từng công trình, thủy văn và địa hình. Tới đây, các dự án thủy điện sẽ xem xét thiết kế dòng chảy tối thiểu theo quy định của Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Để phát triển thủy điện bền vững, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đề nghị cần đưa ra các giải pháp kỹ thuật công trình cần thiết ngay từ khi chuẩn bị đầu tư xây dựng, để thực hiện các dự án chống lũ và cấp nước, loại trừ việc ảnh hưởng của lũ hay các đoạn sông "chết" do xây dựng công trình.
Phối hợp chặt chẽ hơn
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liên tiếp xảy ra các sự cố thủy điện trong thời gian ngắn, trách nhiệm của Bộ Công Thương ra sao, ông Phong cho biết: "Việc lập quy hoạch thủy điện trên địa phương (công suất dưới 30MW) do UBND tỉnh chủ trì, Bộ Công Thương chỉ phối hợp. Việc đánh giá tác động môi trường hay các điều kiện khác do các sở, ngành, UBND tỉnh thực hiện. Trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư có tuân thủ thiết kế không là trách nhiệm giám sát của UBND tỉnh". Tuy nhiên, qua một số vụ việc vừa qua, Bộ Công Thương sẽ xem xét lại và tham gia quản lý chặt chẽ hơn các dự án thủy điện.
Theo ông Cao Anh Dũng- Phó cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương), các dự án thủy điện nhỏ đang trong quá trình xây dựng, chưa tích nước nên trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư. Năm 2012, Bộ Công Thương đã ra chỉ thị yêu cầu chấn chỉnh các dự án thủy điện.
Hiện việc phê duyệt các công trình thủy điện đang có 2 xu hướng chính, nhưng đều thiếu sự phối hợp chặt chẽ. Một là dự án thủy điện lớn do bộ, ngành Trung ương phê duyệt thì thiếu tham vấn ý kiến địa phương; Hai là dự án nhỏ do địa phương phê duyệt thì thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung, thiếu cách nhìn tổng thể. Bởi vậy, PGS.TS Lê Bắc Huỳnh cho rằng, cần ban hành cơ chế phối hợp cần thiết để trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước về hồ chứa thủy điện, thủy lợi ở Trung ương và địa phương.
Trước những lo ngại về ảnh hưởng của dự án thủy điện, ông Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết: "Việc phát triển thủy điện vẫn cần thiết để đảm bảo nhu cầu năng lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong khi các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo khác còn hạn chế". Tuy nhiên, việc xây dựng cần đảm bảo 5 nguyên tắc: đảm bảo an toàn hồ đập, tính mạng của người dân; di dân tái định cư tốt hơn nơi cũ; đáp ứng yêu cầu về môi trường; đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và thực hiện đúng quy định của nhà nước.
Theo ANTD
Kon Tum thu hồi và loại bỏ hơn 10 dự án thủy điện Ngày 26/10, UBND tỉnh Kon Tum cho biết vừa có quyết định thu hồi, chấm dứt chủ trương đầu tư đối với 8 công trình thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn. Đó là các dự án thủy điện Đăk Đ'rinh 1A, Đăk Đ'rinh 1B, Đăk Rinh 2, Đăk Xao (thuộc địa phận xã Đăk Ring, huyện Kon Plông) thủy điện Thôn...