Mối tình tuyết trắng
Hokkaido một ngày mùa đông! Tuyết trắng xóa cả một vùng, màu trắng tinh khiết như tà áo dài của các cô nữ sinh trường Đồng Khánh ngày xưa. Cảnh đẹp quá! Đẹp như giấc mơ thần tiên mà tôi thường tưởng tượng.
Trời lạnh cắt da. Tôi trang bị đầy đủ áo khoác, găng tay, mũ len mà vẫn run cầm cập. Nhìn bảng dự báo thời tiết ở sân ga báo nhiệt độ âm 6 độ C. Ánh nắng vẫn chan hòa, vẫn rực rỡ chiếu lên những vùng tuyết trắng xóa. Hokkaido là một tỉnh ở phía Bắc nước Nhật, cách Tokyo hơn một nghìn cây số. Ở đây có đến sáu tháng tuyết phủ. Những tháng còn lại trong năm khí hậu rất mát mẻ và trong lành.
Hokkaido nổi tiếng vì có nhiều hải sản tươi ngon và độc đáo, nhưng khá đắt. Sashimi là món ăn truyền thống của Nhật ở Hokkaido ngon hơn bất kỳ nơi nào khác trên đất Nhật. Loại thức ăn làm bằng hải sản tươi sống này rất tuyệt vời, không hề có mùi tanh của cá hay mực , cũng không hề có mùi khai của tôm sống.
Hokkaido còn nổi tiếng với một loại dưa lưới, vỏ trái dưa phủ một màu xanh nhạt, ruột màu vàng cam, ăn rất ngon. Mỗi trái dưa lưới chỉ to bằng một trái bưởi ở Việt nam mà giá đến gần 1 man (tương đương 100USD ) Hằng năm vào tháng hai dương lịch, ở Hokkaido lại tổ chức Lễ hội Tuyết. Khách du lịch ở khắp nơi trên thế giới đổ về đây rất đông để tham gia các trò chơi của lễ hội độc đáo này.
Tôi đang ngồi ở sân ga. Vợ chồng con gái tôi và đứa cháu ngoại chạy loanh quanh để mua sắm đặc sản Hokkaido. Một mình tôi ngồi mơ màng chờ đến giờ tàu chạy để đưa đến phi trường SAPPORO thì tôi có cảm giác như bị nhìn trộm. Ngẩng mặt lên nhìn quanh một vòng, tôi bắt gặp đôi mắt đang nhìn tôi đăm đăm, dù đôi mắt ấy đã được che dấu sau cặp kính cận. Bản năng của người phụ nữ làm tôi cảm thấy dè dặt nên cúi mặt xuống và cố ý nhìn ra chỗ khác.
Tôi nghe bước chân nhẹ nhàng đến bên cạnh. Tôi nghiêm mặt. Nhưng người đàn ông đang đứng bên cạnh tôi không có ý diễu cợt. Ông ta nói bằng một giọng rất nhẹ bằng tiếng Anh: “Xin lỗi, bà có phải là người Việt Nam?” Ở nơi đất nước xa xôi này có người vẫn nhận ra mình là người Việt Nam! Tôi trút bỏ cảm giác dè dặt ban đầu và trả lời: Dạ đúng vậy. Câu trả lời ngắn gọn của tôi không làm người đàn ông lùi bước mà lại tiếp tục hỏi thêm: “Xin lỗi, vậy có phải bà tên là Bảo Thy không”? Tôi đứng phắt dậy, nhìn trân trối vào mắt người đối diện: “ Phải, nhưng sao ông biết được tên tôi?”.
Người đàn ông bấy giờ reo lên mừng rỡ: “Tôi là Nam, Vĩnh Nam đây, Bảo Thy quên rồi sao?” Ôi! Thật tình là cái trí nhớ của tôi không tài nào nhớ được nét mặt người đàn ông đang đứng trước mặt tôi là Vĩnh Nam, một người bạn thủa thiếu thời. Tôi ngượng ngùng thú nhận: “Xin lỗi, quả tình là tôi không tài nào nhận ra được. Hơn bốn mươi năm rồi còn gì” …Nam xin phép ngồi xuống chỗ còn trống bên cạnh tôi và tỏ vẻ cảm thông: “ Ừ đúng là hơn bốn mươi năm rồi Thy ạ, nhưng trông Thy ít thay đổi bằng chứng là Nam vẫn nhận ra đó thôi“.
Tôi mỉm cười cố che dấu sự ngượng ngùng: Nam nói vậy, chứ từ một cô bé hơn mười tuổi và một bà già gần sáu mươi thế nào gọi là ít thay đổi? Đúng là thời gian không chờ đợi một ai, phải không Nam? Quá khứ chợt tràn về trong tôi.
Thủa ấy, gia đình tôi và gia đình Nam thân nhau như ruột thịt. Ba Nam và ba tôi là bạn học thời tiểu học. Trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời, hai người đều lập gia đình rồi tình cờ lại cùng nhau trở về nơi chôn nhau cắt rốn làm việc. Cuộc sống nhiều lo toan, nhưng không vì thế làm hai gia đình mất đi tình thân thiết.
Tôi và Nam cùng lớn lên trong chiếc nôi tình cảm ấy nên cũng rất thân với nhau. Hai đứa cùng tuổi nên học cùng lớp. Hai nhà lại ở gần nhau nên hàng ngày trước giờ đi học Nam thường đi bộ qua nhà tôi để được ba tôi lái xe đưa hai đứa đi học. Cũng có khi ba Nam chở Nam qua nhà tôi rồi ông chở hai đứa trên chiếc xe mobylet cũ kỹ của ông đưa hai đứa đến trường.
Video đang HOT
Những ngày cuối tuần, hai gia đình thường tổ chức picnic cùng nhau. Có khi là một buổi cắm trại trên đồi Thiên An cũng có khi là những buổi dạo chơi trong lăng Tự Đức. Những ngày hè nóng nực thì hai gia đình cùng về biển Thuận An để hứng gió biển, hầu xóa tan bớt cái nóng gay gắt của những ngày hè xứ Huế.
Tuổi thơ ngây của chúng tôi đã được vun trồng như vậy. Tính Nam hiền lành như con gái nên khi đi học chung, tôi thường tỏ ra là đàn chị để bảo vệ Nam khỏi những trò đùa tinh quái của bạn bè. Tuổi thơ không có khái niệm về giới tính nên cũng có khi tôi chơi những trò chơi của con trai như đá banh hay đá cầu, ngược lại Nam cũng có thể cùng tôi chơi búp bê hay chơi ô quan, banh chuyền là những trò chơi của con gái. Cứ như vậy chúng tôi lớn lên cùng nhau trong chiếc nôi của gia đình, trong hơi ấm của quê hương.
Lên cấp hai thì hai đứa không học chung trường nữa. Tôi thi đậu vào trường Nữ Trung học Đồng Khánh, còn Nam thì vào học Nguyễn Tri Phương. Dòng đời vẫn lặng lẽ trôi. Tình bạn của chúng tôi vẫn không thay đổi, nhưng chúng tôi ít có dịp gần gũi nhau hơn. Một lẽ vì học khác trường, một lẽ khác vì đã lên cấp hai nên chúng tôi cũng ngại bạn bè trêu ghẹo.
Những ngày lễ tết, khi hai gia đình có dịp gặp nhau thì ba Nam thường âu yếm gọi tôi là “con dâu”. Tôi vẫn ngây thơ đón nhận tình cảm ấy của ba mẹ Nam. Nhưng hình như giữa tôi và Nam không là tình yêu. Tôi vẫn xem Nam như một người bạn, một người thân nhưng chưa bao giờ có những cảm xúc bất thường giữa nam và nữ. Còn Nam thì tôi nhận thấy Nam săn sóc, chiều chuộng tôi nhiều hơn. Nhưng cũng chỉ là như vậy mà thôi…
Rồi một ngày ba mẹ Nam buồn bã qua nhà tôi báo tin rằng gia đình Nam phải chuyển lên Đà Lạt vì ba Nam chuyển công tác. Nam rụt rè đứng sau ba mẹ với đôi mắt thật buồn. Sau đó hai đứa rủ nhau ra sau hiên nhà. Tôi vui vẻ liếng thoắng: Thích ghê hí! Rứa là Nam được đi Đà Lạt ở rồi. Khi mô Thy lớn lên, thi đậu tú tài thì Thy sẽ xin phép ba mẹ cho Thy đi Đà Lạt chơi. Chắc Đà Lạt đẹp lắm Nam hí? Trái với sự vui vẻ của tôi, Nam với giọng trầm buồn: Nam chỉ thích sống ở Huế, thích sống gần Thy mà thôi.
Tôi vẫn vô tư: Được đi Đà Lạt là thích ghê lắm! Nam nhớ biên thư cho Thy, kể chuyện cho Thy nghe với hí. Và như vậy, chúng tôi xa nhau từ dạo ấy, khi cả hai đứa chưa kịp vào cấp ba, chưa kịp biết làm duyên. Lúc mới xa Huế, Nam thường xuyên viết thư thăm tôi. Những cánh thư học trò mang nhiều niềm thương nhớ vụng dại,lời văn ngây ngô thưa dần vì tôi bận học, ít trả lời thư. Rồi một ngày nọ Nam bặt tin.
Tôi cũng không bận tâm nhiều vì phải lo học thi tú tài. Thời gian bận rộn làm tôi không còn nhớ nhiều đến người bạn thủa thiếu thời. Sau đó tôi thi đậu vào trường Y khoa Huế. Năm thứ ba thời sinh viên, tôi gặp người trong mộng của đời mình. Tôi yêu và may mắn được lập gia đình với người mình yêu. Chồng tôi khác xa Nam, anh cứng rắn, bản lĩnh chứ không yếu mềm, ủy mị như Nam.
Cuộc sống trôi qua với nhiều lo toan, nhiều bổn phận với gia đình, với con cái, với gia tộc, họ hàng làm tôi gần như quên hẳn người bạn thân của ngày xưa … Thỉnh thoảng tôi cũng biết tin về gia đình Nam qua lời kể của ba tôi vì hai ông bạn già vẫn thường xuyên thư từ liên lạc với nhau. Tôi chỉ biết hiện tại Nam đang định cư ở Mỹ và vẫn chưa lập gia đình. Rồi hai ông bạn vong niên lần lượt quy tiên nên hai gia đình mất liên lạc với nhau.
Cho đến hôm nay, cuộc gặp lại nhau tình cờ ở một nơi xa lạ làm dấy lên trong tôi tất cả tình cảm thơ ngây của ngày xa xưa ấy mà tôi đã vội quên vì những bộn bề của cuộc sống. Tôi nhìn Nam, ân hận: Nam đi đâu mà về Hokkaido vậy? Nam trả lời: “Nam đi du lịch, dự lễ hội Tuyết Hokkaido, còn Thy?”. Tôi đáp: “ Thy về Hokkaido lần này theo lời mời của bà sui gia Nam ạ. Con gái Thy lập gia đình với một thanh niên người Nhật. Bà sui gia góa chồng sớm, nên hôm nay mời Thy về ăn giỗ đó mà”.
Ngồi bên tôi, Nam nhẹ nhàng kể về cuộc đời mình. Nam cũng cho tôi biết ngày xưa khi Nam bặt tin thư với tôi vì Nam thi rớt Tú tài nên Nam mặc cảm. Rồi sau đó lại được tin tôi đậu vào trường Y nên Nam quyết tâm học cho thành tài. Nam dự định sau khi học xong, Nam sẽ về tìm tôi và dành cho tôi một sự ngạc nhiên. Nhưng rồi nhiều biến động xảy ra nên Nam không thể đạt được ước nguyện của đời mình.
Rồi Nam lại được tin tôi tìm được một bến đỗ bình yên. Nam hụt hẫng. Tôi nhìn Nam cười thông cảm. Rồi Nam mở ví ra, đưa cho tôi một gói nhỏ bọc nylon cẩn thận. Tôi ngạc nhiên nhìn Nam? Nam bảo: Thy cứ mở ra mà coi Tôi mở bọc nylon. Một tờ giấy ngã màu vàng ố với nét chữ học trò vụng dại và một tấm ảnh đã úa màu theo thời gian. Tôi cầm tấm ảnh lên xem. Trong ảnh là Nam và một người bạn đang cầm dây quay cho tôi nhảy dây. Tôi mở tờ giấy ra … thì ra đó là lá thư tôi viết cho Nam vào những ngày Nam mới rời xa Huế lên Đà Lạt…
Cuộc gặp nhau tình cờ nơi đất khách quê người mà Nam vẫn cho tôi xem lá thư và hình ảnh ngày xưa là một bằng chứng hiển nhiên cho tôi biết rằng bao nhiêu năm qua Nam vẫn mang theo nó bên mình. Tôi buột miệng hỏi một câu ngớ ngẩn: “ Nghe ba Nam nói Nam vẫn sống độc thân?”. Nam trả lời nhẹ như gió thoảng: “ Bởi vì Nam vẫn chưa thể quên….”
Câu trả lời được ngưng nửa chừng. Tôi cảm động. Bao nhiêu năm trôi qua, bao nhiêu biến cố thăng trầm của cuộc sống mà Nam vẫn còn giữ gìn những kỷ vật của tuổi thơ ngây như thế này sao? Cuộc gặp gỡ tình cờ cho tôi thấy Nam trân trọng những kỷ vật đó như thế nào. Tôi im lặng. Những lời nói lúc bấy giờ gần như vô nghĩa. Nam cũng ngồi im bên cạnh tôi, thời gian và không gian gần như ngưng đọng lại …
Tiếng kêu của đứa cháu ngoại vang lên: Nhại! Tôi giật mình. Bé đang đứng bên cạnh tôi đưa đôi mắt tò mò nhìn Nam. Vợ chồng con gái tôi cũng chạy đến bên tôi: “ Còn mười phút nữa là tàu khởi hành mẹ ạ“. Tôi giới thiệu với Nam gia đình của tôi. Nam đưa tay ra muốn ôm lấy đứa cháu thân yêu của tôi, nhưng cháu rụt rè lùi lại đứng nép sau lưng tôi.
Nam kêu lên: “Trời ơi ! Sao mà cháu giống đúc hình ảnh của Thy hồi nhỏ vậy. Nhìn nó mà Nam cứ ngỡ là Thy của ngày xưa“. Nam bắt tay con rể tôi và tự giới thiệu mình với con gái tôi: Cậu là bạn học của mẹ ngày xưa. Con gái tôi lễ phép chào Nam, và cũng nhìn tôi như thầm hỏi. Tôi mỉm cười bâng quơ. Giải thích sao đây cho một câu chuyện dài hơn bốn mươi năm qua.
Chia tay Nam ở sân ga, bước lên tàu để đến phi trường SAPPORO cho kịp chuyến bay trở về TOKYO, tôi mới chợt nhớ rằng mình đã quên trao đổi địa chỉ với Nam để mời Nam đến thăm gia đình mình ở Sài Gòn khi Nam có dịp về Việt nam. Tôi chợt thấy mình vô duyên chi lạ. Và ngẫm nghĩ đúng như lời người xưa đã nói:
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng
Đúng là Nam và tôi vô duyên nên không có cơ hội gặp nhau một lần nữa. Sapporo vẫn trắng xóa một màu của tuyết. Màu trắng tinh khôi như tình bạn của tôi và Nam. Tôi thầm mong Nam sẽ gặp được một nửa của đời mình dù biết rằng đã quá muộn để Nam làm điều đó. Tôi nhủ thầm: Tạm biệt Nam nhé. Mong rằng tình bạn giữa chúng ta sẽ đẹp và tinh khiết như tuyết trắng ở đây.
Theo Eva
Ly lọc trà kỳ diệu
Ly lọc trà độc đáo giúp bạn có được những chén trà thật thơm ngon và tinh khiết mà không bị lá trà vụn làm ảnh hưởng đến hương vị.
Ly lọc trà đặc biệt, được làm từ chất liệu nhựa abs cao cấp, có khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt. Bạn có thể sử dụng ly lọc này cho các loại trà mạn, trà thảo dược, các loại cà phê hạt, cà phê bột mà vẫn đảm vảo hương vị thơm ngon cũng như độ tinh khiết của đồ uống.
Ly lọc trà độc đáo này thay thế các loại bình lọc thông thường, có thể lọc nhanh và không để lại cặn dư của bã trà, cà phê. Bạn sẽ có một tách trà xanh trong suốt, hương vị thơm ngon và tinh khiết trong khoảng thời gian cực ngắn. Hệ thống lọc trà được đặt dưới đáy cốc, bạn có thể đặt ly lọc trà lên trên các loại cốc khác để đựng nước trà, cà phê sau khi đã lọc xong.
Cách sử dụng ly lọc này vô cùng đơn giản và thuận tiện. Bạn mở nắp ly, cho trà hoặc cà phê vào ly sau đó đổ nước nóng cho đủ lượng cần dùng. Bạn đậy nắp ly lại và chờ cho bộ lọc phía dưới đáy ly lọc lá trà, bã cà phê, cho bạn một thưởng thức một ly đồ uống thật tinh khiết và đậm hương vị riêng.
Ly lọc trà là một sản phẩm khá độc đáo và là món quà ý nghĩa cho những người yêu thích nghệ thuật trà đạo hoặc có thói quen uống cà phê pha phin. Sản phẩm được bán với giá khoảng 200.000 đ.
Theo PLXH
Nước mưa có sạch? Từ trước đến nay có nhiều người luôn cho rằng nước mưa mát, tinh khiết, vô khuẩn. Thực ra nếu chỉ xét qua, nước mưa có phần giống như nước cất vì cũng là hơi nước ngưng tụ. Hơi nước từ mặt biển, sông, hồ... bốc lên nhập vào các tầng không khí, gặp lạnh ngưng tụ lại và rơi thành mưa. Nhưng...