Mối tình tai tiếng tuổi 13 của Tưởng Giới Thạch
13 tuổi, Tưởng Giới Thạch đã biết để ý tới các cô gái xinh đẹp. Đáng tiếc, mối tình đầu của ông lại xảy ra với cô em họ.
Tưởng Giới Thạch
Đứa trẻ bất kham
Mặc dù không được ghi chép trong cả chính sử lẫn dã sử, tuy nhiên, người dân ở Khê Khâu Hương, quê ở Tưởng Giới Thạch, không ai không biết rằng, họ Tưởng nổi tiếng là một cậu trai phóng đãng, háo sắc từ khi mới lên năm. Tưởng Giới Thạch đã được người dân trong vùng đặt cho biệt hiệu khá “mỹ miều” là “Thụy Nguyên vô lại” (Thụy Nguyên là tên khi còn nhỏ của Tưởng Giới Thạch, biệt hiệu này giống như một câu chửi Tưởng Giới Thạch).
Trong cuốn sách viết về cuộc đời của thân mẫu mình là Vương Thái Ngọc do chính tay Tưởng Giới Thạch viết, bản thân Tưởng cũng đã thừa nhận rằng, khi còn nhỏ, mình đã làm không ít chuyện ngang ngược, khiến người mẹ của mình phải phiền lòng.
Mặc dù Tưởng Giới Thạch dùng những từ ngữ hết sức hoa mỹ, ngắn gọn để nói về tuổi thơ “bất kham” của mình, nhưng không khó để tưởng tượng ra rằng, trong những năm đó, Tưởng Giới Thạch là một đứa trẻ nghịch ngợm và thường xuyên gây chuyện. Mặc dù là một đứa trẻ thông minh, học đâu hiểu đấy, thậm chí tuổi còn rất nhỏ đã tinh thông các loại sách kinh điển, nhìn đâu nhớ đấy, song Tưởng Giới Thạch cũng là lại một đứa trẻ nghịch ngợm, thích chọc phá người khác.
Cũng vì tính cách “bất kham” này nên mới 13 -14 tuổi, Tưởng Giới Thạch đã bắt đầu biết để ý tới những cô gái xinh đẹp. Đáng tiếc, mối tình đầu ông ta lại xảy ra với một cô gái có họ hàng với nhà họ Tưởng.
Tình yêu đầu đời
Chuyện xảy ra vào năm 1900, lúc bấy giờ Tưởng Giới Thạch mới 13 – 14 tuổi, được cha mẹ gửi tới học tại trường tư thục Du Lâm. Vào học được ít lâu, do đang ở độ tuổi mới lớn, Tưởng Giới Thạch bắt đầu thích một cô gái có tên là Mao A Xuân, con gái một nhà có họ hàng gần với gia đình Tưởng Giới Thạch.
Điều này được ghi chép rõ ràng trong cuốn sách Chuyện nhà Tưởng Giới Thạch: Mẫu thân của Mao A Xuân là Tưởng Trại Phượng, là anh em con chú con bác với Tưởng Triệu Thông, cha Tưởng Giới Thạch. Chồng của Tưởng Trại Phượng mất sớm, để lại con gái nhỏ là Mao A Xuân. Do nhà chỉ có hai me con, cảm thấy lạnh lẽo nên Tưởng Trại Phượng thường xuyên mang con gái về quê mẹ đẻ ở Khê Khẩu để sống.
Video đang HOT
Vương Thái Ngọc, mẹ Tưởng Giới Thạch, rất quý cô cháu gái họ này nên thường xuyên qua lại thăm hỏi. Chính vì thế, Tưởng Giới Thạch có nhiều cơ hội gặp mặt Mao A Xuân. Mao A Xuân là một cô gái trạc tuổi với Tưởng, khá xinh đẹp, tính tình lại tự nhiên, phóng khoáng nên hai người nhanh chóng trở nên thân thiết.
Sau khi Tưởng Giới Thạch đến học tại trường Du Lâm, mỗi khi tới ngày nghỉ, cậu thường lấy cớ tới thôn Nham Đầu thăm hỏi người cô họ Tưởng Trại Phượng để gặp A Xuân. Lúc bấy giờ, Tưởng Giới Thạch và A Xuân đã lớn nên bắt đầu nảy sinh tình cảm yêu đương. Tình ý mà Tưởng Giới Thạch dành cho A Xuân lộ ra rất rõ qua ngôn từ và cách nói chuyện của chàng thiếu niên họ Tưởng.
Điều đáng nói là, cuốn sách Chuyện nhà Tưởng Giới Thạch hoàn toàn không phải là “chứng cứ” duy nhất cho chuyện tình đầu đời của Tưởng Giới Thạch. Một người bạn học ngồi cùng bàn với Tưởng Giới Thạch ở trường Du Lâm tên là Trần Viễn Ly có nhớ lại rằng, khi đó, biết Tưởng Giới Thạch đem lòng yêu cô em họ của mình, Trần đã trêu đùa, nói Tưởng nên “làm tới” đi.
Không ngờ, câu “động viên” của Trần lại trúng tim đen của Tưởng, khiến Tưởng càng thêm tin tưởng vào tình yêu của mình. Sau đó, thậm chí Tưởng vì luôn nghĩ tới chuyện làm sao đến đón được A Xuân về làm vợ nên tâm thần luôn ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
Một thời gian sau, Vương Thái Ngọc cũng phát hiện ra rằng cậu con trai Tưởng Giới Thạch đem lòng si mê cô em họ Mao A Xuân. Ban đầu, Vương Thái Ngọc nghiêm khắc trách mắng, nói rằng, Tưởng tuổi còn nhỏ phải tập trung vào việc học hành, không được lơ là. Hơn nữa, A Xuân là em họ của Tưởng, do vậy, hai đứa không thể nào kết hôn được.
Tuy nhiên, cậu nhóc mới lớn Tưởng Giới Thạch lúc đó cho rằng, đó chỉ là cái cớ để mẹ cấm cản tình yêu của mình, nhất định không nghe. Càng về sau, tình yêu mà Tưởng Giới Thạch dành cho cô em họ A Xuân càng lớn thì chuyện học hành của Tưởng ở trường cũng ngày một bê trễ. Vương Thái Ngọc trăm phương ngàn kế khuyên nhủ Tưởng không được, cũng chẳng biết làm thế nào.
Tại trường học, chuyện thiếu gia nhà họ Tưởng vì yêu đương mà bỏ bê học hành không ai không biết. Thậm chí, người dân cả thị trấn Khê Khẩu coi đây là chuyện bàn tán thú vị lúc trà dư tửu hậu. Nhà họ Tưởng trước nay là gia đình nề nếp, không thể nào chấp nhận chuyện gia đình mình trở thành đề tài đám tiếu của thiên hạ.
Vương Thái Ngọc sau khi tìm đủ mọi cách cấm cản, khuyên răn mà không có hiệu quả, lại thêm bàn dân thiên hạ suốt ngày bàn tán đến rát cả tai nên quyết định nhân nhượng. Bà nghĩ rằng, dẫu sao Tưởng Giới Thạch cũng là con trai duy nhất của nhà họ Tưởng, tuổi cũng không còn nhỏ nữa, cũng đã tới lúc tính tới chuyện hôn sự rồi. Thời bấy giờ, tại vùng Khê Khẩu, chuyện lấy vợ ở tuổi 13 – 14 cũng chẳng phải là lạ lẫm. Vì thế, Vương Thái Ngọc quyết định nhờ người mai mối sang nhà Tưởng Trại Phượng hỏi A Xuân cho Tưởng Giới Thạch.
Cầu hôn không thành
Lúc bấy giờ, Vương Thái Ngọc chỉ nghĩ rằng nếu như không nhanh chóng lấy được A Xuân về làm vợ cho con trai mình thì e rằng, chuyện học hành cũng như tương lai của thiếu gia nhà họ Tưởng coi như bỏ đi. Tuy nhiên, điều Vương Thái Ngọc không nghĩ tới là chính cái biệt hiệu “Thụy Nguyên vô lại” từ ngày nhỏ của Tưởng Giới Thạch lại là nguyên nhân khiến tình yêu đầu đời của Tưởng Giới Thạch tan vỡ.
Hóa ra, mặc dù là cháu họ mình, song Tưởng Trại Phượng từ lâu đã rất ghét Tưởng Giới Thạch. Vì thế, khi người mai mối của nhà họ Tưởng vừa đề cập tới chuyện cầu hôn thì lập tức Tưởng Trại Phượng từ chối. Góa phụ họ Tưởng không hề khách khí khi nói: “Cóc mà cũng đòi ăn thịt thiên nga à? Một thằng nhóc bất tài như Thụy Nguyên, mới tí tuổi đầu, chẳng chịu lo học hành mà lại nghĩ tới chuyện cưới xin. Con A Xuân nhà tôi cho dù phải lấy một người mù, người điên cũng không làm vợ cái thằng Thụy Nguyên vô lại ấy!”.
Vương Thái Ngọc sau khi nghe những lời chát chúa ấy từ miệng bà mối không khỏi giật mình. Bà biết rằng chuyện Tưởng Giới Thạch còn quá nhỏ đã nghĩ tới chuyện hôn nhân rồi sẽ trở thành chuyện không hay gì ở Khê Khẩu. Tuy nhiên, không vì thế mà Vương Thái Ngọc chịu bỏ cuộc. Tâm nguyện cao nhất của bà lúc đó chính là làm sao để Tưởng Giới Thạch học hành thành tài, làm rạng danh tổ tông. Tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch lại vì nghĩ tới chuyện yêu đương quá sớm mà bỏ bê việc học hành nên bà mới nghĩ tới chuyện cưới vợ cho Tưởng để Tưởng yên tâm phấn đấu.
Mọi chuyện tưởng chừng đơn giản, không ngờ việc cầu hôn lại bị Tưởng Trại Phượng từ chối. Tuy nhiên, điều đó không làm thay đổi ý định cưới vợ cho con của Vương Thái Ngọc. Đây cũng chính là lý do Tưởng Giới Thạch có cuộc hôn nhân không mấy hạnh phúc với Mao Phúc Mai về sau.
Theo xahoi
Nhà Văn hóa Thanh Niên: Mảnh đất tiên phong của làng thể thao thành phố
Mỗi khi ĐTVN ra trận tại SEA Games, AFF Cup... cánh phóng viên TPHCM không hẹn mà gặp tại số 4 đường Phạm Ngọc Thạch. Cũng dễ hiểu, bởi những hình ảnh truyền tải từ nơi đây của hàng ngàn NHM đủ mọi giới, thậm chí cả... dân Tây, được xem là sự cổ vũ mạnh mẽ nhất cho các chàng trai mang trách nhiệm thi đấu vì dân tộc.
Lớp võ năm 1981
Nơi của những người đi khai phá...
Tất nhiên, không phải vô cớ mà những nhà tài trợ chọn Nhà Văn hóa Thanh Niên (NVHTN) là địa điểm chính cho việc quy tụ NHM ở TPHCM. Tất cả xuất phát từ một truyền thống thể thao mà nơi đây luôn có thể tự hào là người đi tiên phong trong việc gầy dựng cũng như tái lập nên không ít các môn thể thao cả truyền thống lẫn hiện đại cho dân tộc. Truy tìm lại nguồn gốc của thể thao TPHCM những ngày đầu sau năm 1975, người ta nhận thấy có không ít môn thi đấu đỉnh cao vốn xuất xứ tại NVH TN, từ bóng chuyền, võ cổ truyền cho đến không thủ đạo... gắn liền với những cái tên đã đi vào sách vở của làng thể thao như Hồ Cẩm Ngạc, Lê Văn Vân, Trần Văn Nghĩa, Hồ Tường...
Là một trong những nơi tổ chức thi đấu môn cầu mây sớm nhất
Sau ngày giải phóng, thời kỳ mà thể thao TPHCM nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung vẫn còn khá đình trệ, NVH TN chính là nơi cất tiếng nói đầu tiên cho việc tái lập phong trào tập luyện thể thao cho giới trẻ thời ấy. Đầu tiên là bộ môn bóng chuyền được thành lập vào năm 1976. Với khoảng 40 thành viên thuở ban đầu, CLB bóng chuyền với 2 đội nam và nữ của NVH TN ngày đó đóng góp không ít cho phong trào phát triển bóng chuyền khắp cả nước khi nhiều lần tham dự các giải đấu toàn quốc hay du đấu khắp mọi tỉnh thành. Bên cạnh đó, không ít VĐV tham gia vào việc huấn luyện hay thi đấu thuở ban đầu tại NVH TN sau này đã trở thành nhân vật trụ cột trong làng bóng chuyền Việt Nam như Trần Văn Nghĩa (sau này là TTK LĐBC TPHCM)... Sau 10 năm tổ chức quy mô chuyên nghiệp, dù đã dần đi xuống những năm gần đây nhưng CLB bóng chuyền NVH TN mãi vẫn được nhớ đến như cái nôi của phong trào bóng chuyền cả nước.
Lớp võ của Hồ Tường thời ấy
Các hoạt động bây giờ
Trong khi phong trào bóng chuyền đình đám một thời tại nơi đây đã dần tan rã thì các CLB võ thuật, thứ làm nên màu sắc chính cho hoạt động TDTT của NVH TN, vẫn vững mạnh như ngày nào. Sau năm 1975, phong trào luyện võ của cả TPHCM tạm lắng xuống và chỉ đến khi các võ sư danh tiếng của làng võ như Lê Văn Vân, cha con võ sư Hồ Văn Lành, Hồ Tường... đệ đơn xin gầy dựng trở lại, phong trào luyện võ của TPHCM mới được tái lập mà trụ sở chính là NVH TN. Với 4 lớp võ danh tiếng gồm Tân Khánh Bà Trà, Không Thủ Đạo (karate), Thái Cực Đạo (taekwondo) và Bình Định Sa Long Cương, nơi đây đã đào tạo nên hàng vạn võ sinh cho TPHCM và tồn tại vững mạnh đến ngày nay.
...và những câu chuyện đẹp
Suốt 70 năm tồn tại, NVH TN sở hữu không ít câu chuyện xúc động lòng người, từ sự đứt gánh của cố võ sư Hồ Cẩm Ngạc cho đến "lớp học mù" của võ sư Hồ Tường. Còn nhớ trước năm 1975, võ sư Hồ Cẩm Ngạc, người đã đứng ra thành lập võ đường karatedo Shorin Yu tại NVH TN thời điểm ấy, cũng được xem là người có công lớn trong việc đặt nền móng cho môn phái karatedo tại Việt Nam. Ở cái tuổi 42, lẽ ra vị võ sư họ Hồ còn có thể phát dương môn phái của mình hơn nữa nếu không ra đi quá sớm, vì một nghĩa cử cao đẹp. Một buổi sáng năm 1965, võ sư Hồ Cẩm Ngạc khi chứng kiến một tai nạn tại ngã tư Hiền Vương, Bà Huyện Thanh Quan đã quên mình lăn xả cứu sống 2 vị linh mục. Những người ông muốn cứu đều sống sót, nhưng bản thân con người "tài hoa một gánh, võ công nửa hèo" thì lại ra đi mãi mãi.
Một câu chuyện khác, sau ngày thành lập và lập tức gây tiếng vang lớn vào năm 1981, lớp võ cổ truyền của võ sư Hồ Tường cũng phải chịu chung hoàn cảnh khó khăn với dân tộc trong những năm 80. Thời điểm ấy, do tiết kiệm các chi phí sinh hoạt như điện nước, thầy trò võ sư môn phái Tân Khánh Bà Trà tại NVH TN phải luyện võ vào các buổi tối mà không hề có ánh đèn điện. Người trong giới võ thời ấy vẫn thường đùa rằng lớp võ của ông Tường là "võ sĩ mù nghe gió kiếm". Không hiểu sao, lớp võ mù ấy vẫn cứ thu hút hàng trăm võ sinh đến tập vào mỗi tuần. Không ít người sau ngày "ra trường" đã lập tức lên đường ra biên giới những năm 1984-1985. Một số võ sinh là người nước ngoài lại truyền bá môn võ cổ truyền của Việt Nam sang quê nhà. Tất cả đều nhớ đến lớp võ trong bóng tối thời ấy như một kỷ niệm khó quên.
Được xây dựng bởi những con người tràn đầy nhiệt huyết, những lý tưởng cao đẹp, dễ hiểu tại sau dù không hề đi lên chuyên nghiệp nhưng NVH TN vẫn luôn là một cái nôi của làng thể thao TPHCM. Kế thừa từ phong trào những năm 70, 80, hàng loạt CLB thể thao như bóng đá, bóng rổ, thể hình, thể dục... bắt đầu được thành lập trong thời gian sau này. Đều đặn nơi đây mỗi ngày vẫn quy tụ hàng chục, hàng trăm và đôi lúc là cả ngàn bạn trẻ đến để tập luyện thể thao một cách lành mạnh, đúng như tôn chỉ mà các bậc lão thành trong làng thể thao Việt Nam đã đặt ra thuở ban đầu gầy dựng nơi đây.
Cũng từ đó, một loạt những môn thể thao mới lạ du nhập từ Tây phương như bắn cung, đấu kiếm, hockey... bắt đầu xuất hiện tại NVH TN. Và thế, vai trò tiên phong trong làng thể thao của nơi đây mãi vẫn cứ tồn tại.
Theo TTVH