Mối tình oan nghiệt của một công an viên
Vụ án chồng sắp cưới bắt cóc và giết vợ rồi phi tang xác chết ngay trong đêm vắng đã gây xôn xao dư luận ở tỉnh Tiền Giang.
Xac chêt dươi dong sông
Ngày 6/12/1998, sau một đêm trôi qua, bà Nguyễn Thị Lượm (ngụ ấp Phú Mỹ, xã Phú Quý, H.Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) hốt hoảng khi phát hiện Trương Thị Thắm (SN 1981, đang là nữ sinh THPT), đứa con gái xinh đẹp, hiền lành mà bà hết mực yêu thương đã bị mất tích. Lập tức, bà Lượm trình báo sự việc với CA xã Phú Quý. Được biết, đêm 5/12, Thắm vẫn ra quán trò chuyện với mẹ rồi trở về nhà (cách quán khoảng 70m) và ngủ một mình. Sau đó không hiểu vì sao Thắm biến mất.
Giữa lúc lực lượng CA xã, huyện đang ráo riết rà soát, nắm tình hình để điều tra, làm rõ vụ mất tích kỳ lạ của cô gái trẻ thì khoảng 14 giờ ngày 9/12, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thành (SN 1970, ngụ ấp Bình Chánh Đông, xã Tam Bình, H.Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) khi đang thả lưới cào trên sông đã kinh hoàng phát hiện một xác chết nữ nổi lập lờ…
Cơ quan CSĐT CA tỉnh Tiền Giang phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự và CA H.Cai Lậy tiến hành khám nghiệm hiện trường, xác định nơi phát hiện tử thi là con sông Tiền (đoạn rẽ vào nhánh Cồn Long Đức thuộc xã Tam Bình), lòng sông sâu và rộng. Tử thi bị cột dây, neo bằng hai bao cát vùi dưới đáy sông, cách bờ phía nam khoảng 30m, ngang với nhà anh Thành. Nạn nhân cao khoảng 1,60m, trên người không mặc quần áo, nằm úp xuống mặt nước, chân phải có buộc sợi dây gân, ở giai đoạn thối rữa, dính nhiều bùn non… Giám định pháp y kết luận: nguyên nhân gây tử vong do bị ngạt trên cạn trước khi bị bỏ xuống sông.
Ngôi nhà nơi Thắm bị bắt cóc và sát hại
Cùng ngày 9/12, bà Lượm đã đến cơ quan CA xác định nạn nhân xấu số chính là con gái của bà đã bị mất tích cách đó mấy ngày. Bà cho biết: số tài sản trên người Thắm thường mang gồm: 12 chiếc vòng cimen, 1 đôi bông tai loại vòng tròn, 7 nhẫn trơn, 3 chiếc cà rá, 1 sợi dây chuyền vàng 18K, 1 đồng hồ đeo tay hiệu Citizen đã biến mất. Từ đây, Cơ quan CSĐT CA tỉnh Tiền Giang khẳng định đây là vụ án giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng. Hàng loạt các biện pháp nghiệp vụ rà soát, nắm tình hình, khoanh vùng đối tượng nghi vấn được triển khai, nhưng tất cả đều bị loại trừ. Không bao lâu sau, điều tra viên Lê Văn Kiệm – người được phân công thụ lý vụ án – đã phát hiện một tình tiết quan trọng. Đó là vào rạng sáng 6/12 (ngày phát hiện Thắm mất tích), có người nhìn thấy Trần Văn Phi (SN 1976, là chồng sắp cưới của nạn nhân) và cha ruột là Trần Văn Long (SN 1953, ngụ ấp Phú Mỹ, xã Phú Quý, H.Cai Lậy) lái xuồng máy từ hướng sông Tam Bình, Cai Lậy về xã Phú Quý với dáng vẻ không bình thường.
Được biết, Phi là công an viên xã Phú Quý từ năm 1994. Do bản tính cần cù, làm việc siêng năng, Phi đã được gia đình bà Lượm chọn để gả con gái. Nhà Phi cách nhà Thắm khoảng 500m. Tháng 2/1998, cả hai bên gia đình vui mừng tổ chức tiệc đính hôn cho Phi và Thắm. Những tưởng đến đầu năm 1999 thì họ sẽ chính thức cưới nhau, nào ngờ đến tháng 9/1998, Thắm đã liên tiếp ba lần mang rượu và vàng sính lễ trả lại và khước từ hôn ước với Phi. Tuy nhiên, do tình yêu dành cho Thắm đã quá sâu nặng nên Phi đã ngăn cản không cho gia đình nhận lại sính lễ. Từ đó, Thắm luôn tìm cách tránh mặt Phi. Trước khi Thắm bị sát hại, trong hai ngày 3 và 4/12, Phi đã đến nhà tìm nhưng Thắm vẫn không gặp. Đến khoảng 18 giờ ngày 5/12, Phi từ nhà cầm cuộn băng video quay cảnh lễ hỏi đến gặp Thắm và mẹ vợ. Dầu thấy Phi vẫn luôn dành tình cảm cho mình, nhưng Thắm vẫn không tiếp chuyện mà bỏ qua nhà gần bên. Phi ở nhà Thắm xem tivi và nói chuyện với mẹ vợ đến 22 giờ thì ra về.
Tại thời điểm này, dư luận xã hội ở xã Phú Quý cứ xôn xao bàn tán chuyện gia đình bà Lượm sắp làm sui với một gia đình giàu có ở huyện Tân Phước và người chồng tương lai của Thắm (sau khi từ hôn với Phi) là một người có học vấn, địa vị sang trọng trong xã hội; hai gia đình rất môn đăng hộ đối… Từ tình tiết này, cơ quan CSĐT phán đoán rất có khả năng do căm hận việc bị gia đình Thắm phụ bạc giữa lúc ngày cưới đã gần kề nên Phi đã cạn nghĩ mà gây ra hành động mù quáng.
Video đang HOT
Bô măt thât cua hung thu
Sau khi thu thập những chứng cứ chính xác cùng với sự kiên trì động viên, thuyết phục, đến 4 giờ sáng 10/12/1998 cơ quan CSĐT đã khiến cho Trần Văn Phi phải bật khóc và khai ra diễn biến của vụ án “giết người, cướp tài sản” hết sức man rợ.
Đêm 5/12/1998, sau khi từ nhà Thắm trở về, Phi nằm suy nghĩ và nảy sinh ý định bắt cóc Thắm đưa đi nơi khác để chung sống với nhau một thời gian, sau đó mới đưa Thắm về tổ chức đám cưới nhằm đặt gia đình vào chuyện đã rồi. Lập tức, Phi lén gia đình đến nhà Thắm. Khi đi ngang qua quán tạp hóa, Phi thấy bà Lượm (mẹ Thắm) ngủ nên lén vào nhà Thắm cách đó khoảng 70m thì thấy các cửa đã khóa và Thắm nằm ngủ một mình ở nhà dưới. Phi lấy thang để ở mé hiên leo lên nóc tháo 6 tấm ngói rồi chui vào nhà. Tiếp đó, Phi lấy sợi dây nylon và hai cái áo móc sẵn ở đầu giường nơi Thắm ngủ rồi chui vào mùng, dùng dây trói tay Thắm lại. Thắm hốt hoảng tri hô. Thấy vậy, Phi liền nhét áo vào miệng Thắm. Thấy Thắm nằm yên, Phi liền đỡ Thắm dậy thì phát hiện Thắm đã chết… Phi hốt hoảng bỏ bình ắc quy và đôi dép lào “chiếc nọ xọ chiếc kia” lại hiện trường rồi kè Thắm đi ra ngoài bằng cửa sau. Phi lấy cây thang dựng lại chỗ cũ rồi đưa Thắm lội tắt đường ruộng ra bờ kinh nơi xuồng nhà cột sẵn. Lúc này, Phi bê xác Thắm để xuống nước ở mé kinh sau vườn, vào nhà đánh thức cha là Trần Văn Long và thuật lại đầu đuôi vụ việc. Ông Long kêu Phi đưa xác Thắm về nhà mà thỉnh tội với mẹ Thắm hoặc ra trình báo công an nhưng Phi không chịu mà cứ nằng nặc đòi mang xác của Thắm ra ngoài sông lớn để phi tang. Ông Long liền đồng ý. Thấy trên người Thắm có đeo nhiều vàng, Phi hỏi cha có lấy không. Ông Long cự tuyệt: “Thôi đi, của nó thì cứ để yên cho nó!”. Nhưng khi thấy cha vừa vào nhà thắp nhang, Phi đã lột sạch lấy toàn bộ số nữ trang gồm 15 chỉ vàng 18K và đồng hồ của Thắm rồi cho vào bịch nylon giấu dưới khoang thuyền. Sau đó, Phi lấy ba bao nylon đựng cát và đá xanh đem xuống xuồng. Phi bê xác Thắm để trên xuồng và lấy tấm bạt đậy xác lại. Phi chạy máy, còn cha gã thì ngồi trước mũi xuồng. Trên đường đi, Phi ghé vào bờ kinh hốt thêm một bao cát nữa rồi ra khu vực sông Tiền thuộc khu vực ấp Bình Chánh, xã Tam Bình, H.Cai Lậy. Sau khi xé rách hết quần áo của Thắm, Phi ném bỏ xác xuống sông và trở về nhà đem toàn bộ số nữ trang ra vườn đào lỗ cất giấu ở bụi chuối sau nhà.
Cho đến trước lúc vụ án được phanh phui, Trần Văn Phi vẫn giữ thái độ bình tĩnh khi nghĩ rằng tất cả thủ đoạn tinh vi của hắn đã đánh lừa được cơ quan CSĐT. Nhưng cuối cùng hắn đã phải khai nhận và chỉ ra nơi cất giấu vàng giúp cơ quan CSĐT thu hồi được toàn bộ tang vật của vụ án. Trong cùng ngày 9/12/1998, cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án “giết người và cướp tài sản”.
Ngày 16/3/1999, TAND tỉnh Tiền Giang đã đưa vụ án ra xét xử. Theo đó, Trần Văn Phi – kẻ giết người vứt xác phi tang vô cùng man rợ, mất hết tính người đã bị trừng trị bằng mức án thích đáng là tử hình về tội “giết người, cướp tài sản”. Riêng Trần Văn Long bị tuyên 5 năm tù giam về tội “che giấu tội phạm”.
Theo BDVN
Mối tình oan nghiệt hay cái giá của sự bắt cá hai tay
Yêu và có bầu 7 tháng nhưng Mai vẫn không dứt khoát khi có kẻ tới tán tỉnh. Chính sự ỡm ờ ấy của cô đã đẩy người yêu vào tù, chưa biết ngày ra.
Mỗi lần bế con lên thăm, Mai lại khóc ròng vì ân hận. Cô gái chưa kịp mặc áo cưới đã đẩy bạn trai vào vòng lao lý ấy là Hoàng Thị Mai, sinh năm 1992, còn người yêu của cô hiện đang thi hành án tù chung thân tại trại giam Vĩnh Quang là Đàm Hải Định, hơn cô 2 tuổi. Mặc dù đôi ngả chia ly nhưng tháng nào Mai cũng lên thăm Định. 15 phút trò chuyện không đủ để giãi bày nhưng cái nắm tay rất chặt của hai người lại nói lên tất cả. Dường như chỉ đến lúc không còn được hàng ngày bên nhau, họ mới thấm thía thế nào là xa cách và hiểu được rằng cuộc sống tự do thật đáng quý biết bao.
Khi kẻ thứ ba xuất hiện
Mai không đẹp nhưng duyên và trắng trẻo, đó là nhận xét của Định về người yêu của mình sau biến cố khiến Định phải vào tù vì "bảo vệ" tình yêu của mình. Mai và Định cùng quê ở Lạng Sơn nhưng khác huyện. Một lần đi lễ hội, tình cờ họ quen nhau rồi trở thành thân thiết. Mai về Bắc Ninh học may tại trường Trung cấp nghề Bắc Ninh còn Định ở lại Lạng Sơn, theo đuổi mơ ước làm đầu bếp giỏi. Những lúc rỗi rãi, Định lại đón xe về Bắc Ninh thăm người yêu. Họ ríu rít như đôi chim lâu ngày gặp mặt.
Xong khoa học nấu nướng, Định xuống Bắc Ninh tìm việc và sống chung với người yêu tại một phòng nhỏ trong xóm trọ gần trường Mai học. Chưa đủ tài đứng bếp nhưng Định cũng đáp ứng được yêu cầu của một quán ăn nhỏ. Thu nhập không cao lắm song cộng với tiền bố mẹ Mai gửi thì cũng tạm đủ cho cuộc sống của hai người. Xóm trọ toàn là những thanh niên trẻ xa nhà nên dễ gần, dễ quen. Nhà Mai lúc nào cũng rôm rả vì khách và trong số họ có Trần Tuấn Khôi, một thanh niên làm nghề bảo vệ.
Thấy Mai ưa nhìn, nói chuyện hồn nhiên, chẳng hiểu sao Khôi bỗng có cảm tình với cô gái này nên thường lui tới phòng Mai để trò chuyện. Dẫu không nhiều kinh nghiệm để biết ý định của Khôi nhưng thấy mình có người yêu rồi vẫn được người khác tán tỉnh, khen ngợi, Mai cảm thấy thích thú. Trong cô, dường như ngoài tình yêu với Định ra cũng nhen nhóm một thứ tình cảm trên mức bình thường với Khôi. Sự nông cạn của tuổi trẻ đôi khi khiến người ta không hiểu nổi những việc đang làm.
Các bị cáo Hoàng Thị Mai, Đàm Hải Định và Nghiêm Văn Sơn trong vụ án.
Thấy Khôi thích người yêu mình ra mặt, Định ghen lắm nhưng bản tính hiền lành nên anh chỉ nhắc Mai hãy trả lời cho dứt khoát. Nếu Mai thích Khôi, Định sẽ rút lui còn nếu quyết tâm đến với Định thì phải có sự rõ ràng. Chẳng biết Mai nghĩ gì hay vì còn quá trẻ nên cô đỏng đảnh, kệ cho hai người đàn ông thi nhau thể hiện tình cảm với mình. Nhiều lúc giận dỗi nhau, Mai còn nhờ Khôi đèo đi chợ, tỏ ra thân mật với kẻ si tình trước mặt Định khiến cho Khôi lầm tưởng vẫn còn cơ hội nên càng năng lui tới. Giận người yêu nhẹ dạ, mải vui nhưng vì nghĩ tới giọt máu của mình trong bụng Mai, Định cho rằng đã tới lúc phải có trách nhiệm bảo vệ tình yêu của mình nên bảo Mai chuẩn bị một mâm cơm đãi khách mà vị khách hôm đó không ai khác ngoài Khôi.
Trưa 1/10/2010, Khôi sang nhà Mai ăn cơm theo lời mời của Định. Sau vài cái cụng ly, tí men trong người giúp Định thêm dũng khí. Định thông báo cho Khôi biết đứa con trong bụng Mai là của mình và anh đã có kế hoạch đưa Mai về giới thiệu với bố mẹ, định ngày cưới hỏi. Nghe thấy thế, Khôi đứng bật dậy nói: "Mày rủ tao đến đây để đánh hả?" rồi không cho Định kịp thanh minh, Khôi lao ra ngoài, cầm nửa viên gạch đập vào đầu Định. Đang vui, bữa cơm trở thành nơi hỗn chiến. Trong lúc quýnh quáng, Mai chỉ biết ôm chặt Định, vô tình tạo cơ hội cho đối phương ra đòn. Trong lúc đỡ đòn, tình cờ Định nhìn thấy con dao để ở bục cửa sổ liền chộp lấy, lia lại. Nhát dao đâm trúng mạng sườn Khôi đã cướp đi mạng sống của Khôi. Ngay đêm đó, Khôi thiệt mạng còn Mai và Định sợ hãi bỏ trốn.
"Em có kéo Mai chạy trốn cùng em đâu. Cô ấy đang mang bầu, đi cùng vất vả lắm nhưng Mai cứ khóc suốt, bảo không dám về nhà vì sợ bố mẹ đánh làm em thương quá, đành phải cho đi theo" - Định kể. Đi một mạch vào Nha Trang, với nghề đầu bếp, Định dễ dàng xin được việc làm tại một quán ăn còn Mai ở nhà nội trợ. Gần một tháng sau, cả hai bị bắt, lúc này Mai đã mang bầu được 7 tháng.
Gây sự trong buồng giam để được gần "vợ"
Với hành vi che giấu tội phạm, Mai bị kết án 7 tháng tù giam còn Định bị tuyên mức án cao nhất: Tử hình. Phòng giam tử tù của Định với phòng giam của Mai cùng một khuôn viên nhưng cách xa nhau, không thể bắn tiếng cho nhau được. Thương Mai, thương đứa trẻ trong bụng sớm chịu thiệt thòi và cũng là thương thân mình, chẳng biết còn được sống bao lâu nữa nên Định nghĩ kế để được chuyển buồng giam, may ra gần Mai, được nói chuyện với người yêu ngày nào hay ngày ấy.
Định gây sự với các bạn cùng buồng, kiếm cớ đánh họ nhưng kế hoạch được chuyển chỗ ở để gần Mai của Định đã không thực hiện được bởi mỗi lần Định vi phạm nội quy là một lần Định bị đưa đi xa hơn, vào phòng giam kín hơn. Bất mãn, Định tìm cách tự sát nhưng phán quyết cuối cùng của tòa án tối cao đã khiến Định từ bỏ ý định vì cơ hội sống đã tới. Với án phạt giảm xuống chung thân, Định được di lý từ trại giam Công an tỉnh Bắc Giang lên trại Vĩnh Quang cải tạo.
Được cầm bút viết thư về cho gia đình, người đầu tiên Định nghĩ tới là Mai. Định viết hối hả vì biết lúc này Mai đã sinh con rồi hồi hộp ngóng tin. Trong thư, Định dặn người yêu đặt tên con là Bảo Toàn nếu là trai còn con gái thì đặt tên là Phương Huyền. Mai làm đúng theo lời Định dặn và cô đã bế con lên thăm người yêu. Bất ngờ và cảm động, Định òa lên khóc vì sung sướng, mắt không rời đứa trẻ bụ bẫm đang ngơ ngác nhìn vì lạ. "Tháng trước Mai lên thăm em, kể con bé sau hôm lên thăm bố về nhà ốm, em bảo lần sau đừng cho con đi nữa. Không được chăm sóc, bế bồng con cũng buồn nhưng nghe tin con ốm, em càng suy nghĩ nhiều hơn" - Định bộc bạch làm tôi bất ngờ bởi những suy nghĩ rất chín chắn của ông bố bất đắc dĩ tuổi ngoài đôi mươi.
"Ở ngoài thì công việc cuốn hút khiến người ta không kịp nghĩ đúng sai chứ trong này có nhiều thời gian nên nghĩ nhiều lắm, chính vì thế mà cũng già nhanh nhưng cũng khôn lên rất nhiều" - Định lý giải, đôi mắt bỗng xa xăm khi bảo con gái rất giống mình. Hỏi tại sao lại đặt tên con gái là Phương Huyền, Định bảo vì muốn con xinh đẹp, dịu dàng và đừng có đỏng đảnh, đùa cợt với tình yêu như mẹ. Cái tên đó, Định phải nghĩ mấy tháng mới ra nên khi biết Mai đặt tên con như ý muốn của mình, Định cảm động lắm. Anh bảo điều đó cho thấy Mai vẫn còn yêu mình lắm và mỗi lần trò chuyện với người yêu, Định cảm nhận trong mắt Mai, ngoài tình yêu còn có điều gì đó như hối lỗi.
"Cô ấy bảo sẽ đợi em về nhưng em không tin lắm. Bắt một phụ nữ còn quá trẻ phải chờ đợi mình là một lỗi lớn. Với em điều quan trọng nhất lúc này là Phương Huyền phải được nuôi dạy tử tế. Em không muốn đời con mình phải khổ nên lần nào Mai lên thăm, cũng bảo cô ấy cố gắng chăm con, khi nào cứng cáp thì tìm một việc làm để có thu nhập" - Định suy tư.
Theo tâm sự của Định thì sau khi về Vĩnh Quang cải tạo, để Mai có danh, có phận, anh đã viết thư cho bố mẹ, nói rõ chuyện tình cảm của mình để gia đình lên đón mẹ con Mai về, coi như dâu con trong nhà.
Từ ngày về nhà Định, Mai có phần vui vẻ hơn, con gái cũng được chăm sóc tốt hơn trước nhưng sự tốt bụng của bố mẹ Định càng khiến Mai day dứt. Mai chăm viết thư cho Định, thư nào cũng tràn nước mắt của sự ân hận, hối lỗi và hứa hẹn. Những lá thư của Mai khiến Định suy nghĩ nhiều lắm. Anh bảo không muốn Mai làm như thế bởi dẫu sao chuyện cũng xảy ra rồi không thể làm lại được!
"Có đúng một lần em nằm mơ thấy Khôi, ngày ấy trong phòng biệt giam. Khôi giơ tay về phía em còn em chẳng hiểu sao chạy mãi mà không tới nơi, gọi tới khản cả tiếng mà Khôi không trả lời". Định kể rồi bảo nếu như được quay ngược lại thời gian, sẽ không có bữa cơm oan nghiệt ấy mà thay vào đó là anh sẽ kéo người yêu đi nơi khác.
"Vào trong này, có thời gian để ngẫm nghĩ, em mới thấy có rất nhiều cách để khiến Khôi từ bỏ ý định ve vãn người yêu mình" - Định hối tiếc, đôi mắt có hàng mi dài, cong vút, đượm buồn.
Từ ngày vào Trại Vĩnh Quang cải tạo, nước da trắng của Định càng được dịp hồng hào, khỏe khoắn. Định nói chuyện rất thành thật, không một chút giấu giếm hay lảng tránh. Đang trầm ngâm về cuộc đời trắc trở của mình, đôi mắt Định bỗng long lanh khi nhắc tới con gái: "Em không trách gì Mai cả, cô ấy cũng khổ lắm rồi. Dẫu thân em chẳng biết có ngày trở về nhưng em vui lắm, vui vì mình đã có con, có nơi để thương để nhớ và hàng tháng lại hồi hộp chờ Mai lên thăm".
Lần nào cũng thế, chuẩn bị được gặp người yêu, Định nghĩ nhiều lắm, sắp sẵn rất nhiều câu nói nhưng khi gặp chẳng hiểu sao mọi từ ngữ biến đi đâu hết. Chỉ có cái nhìn, nụ cười và những giọt nước mắt song với Định như thế là đã đủ bởi đó là tất cả: động lực, niềm tin để anh khát khao sống, quyết tâm cải tạo tốt, để mong một ngày sớm được trở về. Đã nhiều lần Định muốn nói với Mai rằng tha thứ cho cô tất cả, chỉ mong cô hãy khép lại chuyện buồn để sống nhưng không nói được. Định bảo chẳng hiểu sao lúc gặp Mai, nhìn người yêu khóc, cổ họng anh nghẹn ứ không sao thốt lên lời, chỉ biết cầm tay Mai lắc lắc.
Theo ANTD
Cái giá phải trả cho mối tình vụng trộm Những bi kịch đã xuất hiện từ những mối tình vụng trộm (Hình minh họa) Họ đều đã có gia đình nhưng đáng tiếc là họ lại phải lòng nhau. Giá như mọi chuyện chỉ dừng lại ở mức độ nhớ nhớ thương thương rồi tìm cách quên lãng để mau chóng trở về đời sống thực, thì họ lại chọn cho mình...