Mối tình của cặp đôi lệch nhau 35 tuổi
Cô gái cho biết dù đã 65 tuổi nhưng bạn trai cô vẫn rất phong độ và trẻ trung, tự nấu ăn hàng ngày, chiều chuộng cô hết mực.
Hai nhân vật chính trong câu chuyện này là Miêu Miêu (30 tuổi) đến từ Phúc Kiến (Trung Quốc) và ông Lý (65 tuổi) sống ở Australia. Được biết cặp đôi đã hẹn hò với nhau hơn 1 năm nay trước khi chia sẻ câu chuyện lên MXH. Nói về mối quan hệ với người yêu lớn tuổi, cô gái cho biết cả hai quen nhau qua mạng và đang rất hạnh phúc.
Trước đây Miêu Miêu từng livestream bán hàng nhưng lượng người xem không được tốt nên doanh thu cũng rất ảm đạm, tình hình kinh tế của cô gặp nhiều khó khăn. Đến một ngày nọ, ông Lý xuất hiện. Trong những lần cô gái livestream, ông Lý đã để lại nhiều bình luận hài hước, thú vị và thu hút sự chú ý của cô. Không dừng lại đó, ông Lý còn trở thành khách hàng quen thuộc, mua rất nhiều hàng ủng hộ cô.
Điều này khiến Miêu Miêu rất cảm kích vì cuối cùng mình cũng gặp may trong chuyện kinh doanh. Cô cũng chưa gặp ai đối xử tốt với mình và giúp cô cảm thấy tự tin về bản thân như ông Lý nên rất biết ơn vị khách này. Mối quan hệ tình cảm của cả hai bắt đầu nảy sinh từ đây.
Ông Lý và Miêu Miêu
Trong mô tả của cô gái, ông Lý là người đàn ông trưởng thành, trầm ổn, hài hước và ấm áp, dù đã 65 tuổi nhưng vẫn rất trẻ trung. Hiện tại ông Lý có một nhà hàng ở Úc, việc kinh doanh cũng rất phát triển. Cô cho biết mình thích bạn trai không chỉ vì sự giàu có mà còn bởi sự hòa hợp về tính cách, có nhiều điểm chung.
Thực tế ông Lý lớn hơn bố của bạn gái 3 tuổi còn Miêu Miêu cũng nhỏ hơn con trai của ông Lý vài tuổi nhưng khoảng cách tuổi tác không phải là vấn đề với cặp đôi. Cô gái cho biết mình được bạn trai yêu thương và chiều chuộng như công chúa. Trong chuyện ăn uống hàng ngày, ông Lý cũng là người chủ động nấu ăn cho bạn gái.
Video đang HOT
Không dừng lại ở đó, ông Lý còn trao hết tiền nong cho Miêu Miêu xử lý. Cô gái chia sẻ rằng thu nhập từ việc kinh doanh nhà hàng rất cao nhưng người yêu cũng đưa toàn bộ cho mình.
Trước đây Miêu Miêu cũng từng hẹn hò với những chàng trai trẻ trung, cùng độ tuổi với mình nhưng chuyện không đi đến đâu. Cô luôn cảm thấy áp lực trong mối quan hệ với họ vì ai cũng muốn lấy vợ để nối dõi tông đường. Trong khi đó Miêu Miêu chỉ muốn yêu chứ không muốn kết hôn.
Với ông Lý, vì có một đời vợ và các con đã trưởng thành nên không quan trọng chuyện kết hôn hay sinh con. Trong mối quan hệ này, Miêu Miêu cảm thấy những quyết định của mình được tôn trọng, cặp đôi đã thống nhất chuyện chỉ yêu chứ không kết hôn. Sự dư dả tài chính của ông Lý cũng giúp cả hai không phải lo lắng về chuyện tiền bạc.
Hiện tại cả hai đã dọn về sống chung với nhau nhưng vẫn chưa nói với bố mẹ về mối quan hệ yêu đương của mình. Về phần ông Lý, các con biết bố có bạn gái nhưng không biết đó là một cô gái trẻ như Miêu Miêu. Cả hai cũng đang chuẩn bị đưa người ấy về ra mắt gia đình mình.
Hàng nghìn sinh viên bị đuổi học mỗi năm: Lỗi tại ai?
Quản lý đào tạo các trường đại học cho rằng hàng nghìn sinh viên bị đuổi học mỗi năm ngoài nguyên nhân từ sinh viên còn trách nhiệm của chính nhà trường.
Người học lười biếng, chọn sai nghề
TS Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết sinh viên bị đuổi học ngoài lý do kết quả học tập yếu kém còn một số nguyên nhân khác như tự bỏ học vì có hướng đi khác; lựa chọn lại ngành học sau khi đã trúng tuyển; hụt hẫng bởi sự khác biệt giữa phương pháp dạy học phổ thông và đại học, không theo kịp nên nản chí và "rơi rụng" dần; bị tác động bên ngoài nên không tập trung vào việc học dẫn tới kết quả kém.
Theo ông Lý, ngay từ khi trúng tuyển, sinh viên phải xác định việc học đại học rất khác với phổ thông. Bậc đại học cần sự tự giác, tự lập kế hoạch tập và tự học, tự nghiên cứu với sự hướng dẫn của giảng viên. Dù muốn hay không, sinh viên phải xác định rõ nhiệm vụ chính là học tập và nghiên cứu, không sa đà vào việc khác dẫn đến lơ là học tập để bị cảnh báo học vụ.
Thí sinh khi đăng ký vào đại học cần có định hướng nghề nghiệp
Về sâu xa, thí sinh khi đăng ký vào đại học cần có định hướng nghề nghiệp. Khi đặt bút đăng ký vào ngành nghề nào thì phải hiểu rõ về nghề đó. Thí sinh phải biết lượng sức mình, không chọn những nghề cao siêu vượt quá năng lực bản thân bằng cách tham khảo các tiêu chí như chỉ tiêu, chương trình đào tạo, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trường...
Ông Lý khuyên thí sinh nên dành 18-20 phút để trắc nghiệm khám phá năng lực bản thân, định hướng cho cả cuộc đời, trong đó phải ưu tiên cho sở thích, sở trường của mình, cần thấy sự khác biệt giữa thích và phù hợp. Thí sinh không nên bảo thủ, cực đoan mà hãy nghe lời khuyên của những người đi trước để biết mình có bị "ngộ nhận" khi lựa chọn ngành nghề hay không.
Trách nhiệm của nhà trường
Tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, mỗi năm có khoảng 4% sinh viên bị buộc thôi học. Ông Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng đào tạo nói rằng, con số này đã giảm so với trước đây.
Theo ông, để hạn chế sinh viên bị đuổi học, những năm gần đây, nhà trường đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ sinh viên như triển khai công tác cố vấn học tập, điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp, mở lớp học miễn phí, hoặc cho sinh viên chuyển ngành khác nếu đủ điều kiện.
Ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cũng thông tin, để hạn chế việc đuổi học, trường có nhiều giải pháp như tăng cường việc tuyển sinh đúng người, hỗ trợ tài chính, động viên sinh viên trong quá trình học tập, tạo môi trường học tập tích cực, lành mạnh, thân thiện, đồng hành cùng người học.
Sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM trong lễ tốt nghiệp
Ngoài ra, nhà trường cũng có thêm nhiều hoạt động góp phần gia tăng chất lượng đào tạo như hỗ trợ lãi suất cho sinh viên vay vốn học tập, nhằm hạn chế nguyên nhân ngừng học vì lý do tài chính; Xây dựng các không gian học tập mới, giảng đường mới, nâng cấp phòng thí nghiệm, khu thể dục thể thao giúp sinh viên hứng thú trong học tập và gia tăng tiếp thu kiến thức; Các chương trình cùng nhau học tập như đôi bạn cùng tiến, trợ giảng, giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ, đồng hành với sinh viên.
Tuy nhiên, theo ông Thắng, vẫn còn nguyên nhân khác tác động đến phía người học như mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chuẩn đầu ra với việc kéo tỉ lệ nghỉ học giảm xuống.
Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho rằng sinh viên bị đuổi học có một phần trách nhiệm của nhà trường mà đôi khi lý do đơn giản là giảng viên không đủ trình độ giảng dạy. Do vậy, việc đầu tiên là các trường phải có đội ngũ giảng viên chuẩn.
Thứ hai, các trường nên có kênh tư vấn hay các clip hướng dẫn sinh viên về cách đăng ký môn học, xem điểm, quản lý thời gian, cách vượt qua môn. Nếu có thể, trường nên có một bộ phận gửi email hoặc nhắn tin đến từng sinh viên.
Dàn sao nữ làm 4 tài tử đào hoa nhất Cbiz thay tính đổi nết, Trần Quán Hy chịu bỏ cả danh vọng vì nàng mẫu Victoria's Secret Quách Phú Thành, Trần Quán Hy... từng có tình sử phức tạp. Nhưng các tài tử đào hoa này đều thay đổi ngoạn mục khi tìm thấy người phụ nữ của đời mình và trở thành cha. Trong giới giải trí không ít những tài tử điển trai, tiềm lực tài chính vững chắc, tình sử phong phú. Họ luôn được xem là...