Mối tình chị em, yêu dễ cưới khó, vì sao?
Xã hội ngày càng phát triển thì việc chọn người yêu cũng càng ngày càng phong phú, đặc biệt là sự chênh lệch tuổi tác.
Những mối tình chị em, cụ thể là người phụ nữ lớn tuổi hơn nam giới xảy ra tương đối phổ biến, và mức độ lệch tuổi cũng có biên độ rất rộng. Tuy nhiên, khi người phụ nữ lớn tuổi yêu một người đàn ông kém tuổi hơn mình lại gặp nhiều trở ngại, khó khăn, thậm chí là bị người đời dị nghị.
Vậy, trước khi bạn bắt đầu một mối quan hệ yêu đương chị – em, bạn có biết nó rủi ro như thế nào không?
Trước hết, tình yêu giữa cặp đôi chị em là chuyện rất bình thường trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên, khi mối quan hệ chị em xuất hiện trong bạn, hầu hết mọi người vẫn sẽ đưa ra những lời nhắc nhở hay lời khuyên chân thành dành cho bạn về những trở ngại mà bạn có thể sẽ gặp phải trong đời sống lứa đôi sau này.
Nếu sự chênh lệch tuổi tác giữa bạn và người bạn đời của bạn quá lớn, có thể nảy sinh tình huống: có sự khác biệt lớn về nhận thức của bạn về các giá trị, cách nhìn về cuộc sống, v.v., và sự khác biệt sâu sắc bên trong này rất có thể sẽ xảy ra những xung đột khó giải quyết.
Khi khoảng cách tuổi tác giữa bạn và người ấy càng lớn thì rất dễ có nguy cơ xảy ra những cuộc cãi vã, bất đồng quan điểm, không thấu hiểu và khó vị tha và kết quả cuối cùng là chia tay.
Video đang HOT
2. Rủi ro phải chịu tương đối lớn
Hãy cứ tưởng tượng, một người chị cho mình tất cả mọi thứ để chờ đợi một người em trai mà hiện tại đang chưa có gì. Cô ấy đang chấp nhận rủi ro bao nhiêu?
Nếu sau này, người đàn ông trẻ trưởng thành hơn sẽ không còn yêu cô ấy nữa, cô ấy phải làm gì? Dù gì thì lúc đó, chắc chắn bạn cũng đã có tuổi. Ngay cả sau khi kết hôn, bản thân đàn ông cũng già đi chậm hơn phụ nữ. Ai có thể đảm bảo rằng người đàn ông sẽ không bao giờ bị cám dỗ bởi những cô gái trẻ hơn bên ngoài sau khi kết hôn?
Trong mối quan hệ tình yêu kiểu chị em, người phụ nữ thực sự sẽ rất bất an. Hơn nữa, khi sinh đẻ, người phụ nữ còn phải gánh chịu rủi ro tuổi cao sức yếu. Cùng với đó, trong cuộc sống thường ngày cũng có thể xảy ra những bất đồng, cãi vã do sự non nớt của người đàn ông trẻ tuổi.
Sự chênh lệch tuổi cũng khiến cho cặp đôi có những rào cản và rủi ro khác nữa trong cuộc sống hàng ngày, từ hành động cho đến lối suy nghĩ giữa hai người.
3. Định kiến trong gia đình
Trong suy nghĩ của nhiều người, đặc biệt là thế hệ cũ, trong tình yêu thì người đàn ông phải lớn tuổi hơn phụ nữ mới là điều bình thường. Nếu ngược lại thì không dễ dàng được chấp nhận mối quan hệ yêu đương hoặc kết hôn như vậy.
Thậm chí, có người còn phản đối gay gắt chuyện này. Do đó, khi bạn chấp nhận mối tình chị em và đi đến kết hôn thì việc phải đối mặt với bố mẹ hai bên là một trở ngại. Sự chấp nhận từ truyền thống của người xưa đối với tình yêu chị em vẫn còn tương đối thấp, tất nhiên, các bậc cha mẹ ngày nay ngày càng cởi mở hơn, rộng lượng hơn, chấp nhận sự đa dạng nhiều hơn thì điều này sẽ giảm đi rất nhiều.
4. Đàn ông chịu áp lực lớn về tài chính
Mọi mối quan hệ gặp sự chênh lệch có thể trở thành một tình yêu mang kết cục cay đắng nếu không được cân nhắc kỹ càng trước đó. Khi cả hai chị em cần phải đối mặt với hôn nhân, họ sẽ gặp phải những rắc rối như sự nghiệp dang dở của người đàn ông trẻ tuổi, tài chính kém, trong khi người phụ nữ lo lắng vì mình đã quá già và không còn đủ thời gian cho người đàn ông mà mình yêu.
Đây có thể là một trong những lý do khiến các mối tình chị em thường sẽ khó khăn để lấy được nhau. Khi một người đàn ông trẻ tuổi, trong tay chưa có tài sản tích lũy, nếu kết hôn với người phụ nữ lớn tuổi, bạn sẽ phải nỗ lực hơn trong công việc để đảm bảo sự an toàn tài chính. Điều này sẽ vô tình gây ra áp lực cho bạn, bạn có thể tự ti khi có tài sản ít hơn vợ mình, hoặc thậm chí còn mang tiếng là ăn bám vợ, hay lấy vợ vì tiền.
Nói nhiều như vậy, không có nghĩa là tình yêu giữa chị và em là không thể, hay không có tương lai. Thực ra, chỉ cần tình cảm giữa hai người tốt và có cùng mục tiêu hướng đến tương lai, hai người có nhiều điều hòa hợp và xác định yêu nhau chân thành là được.
Còn điều gì khác có thể cản đường bạn? Đừng lo lắng, chỉ cần có tình yêu với đối phương của mình thì bạn sẽ có ý chí để dũng cảm đối mặt với khó khăn.
Giặt đồ giúp vợ một lần, tôi quyết định công khai sổ tiết kiệm 500 triệu đồng
Giặt đồ giúp vợ một lần thôi mà đủ để tôi cay mắt rồi.
Ảnh minh họa.
Sau khi sinh con, vợ tôi chỉ ở nhà để chăm sóc con cái và dọn dẹp nhà cửa. Mỗi tháng tôi sẽ đưa vợ 10 triệu để chi tiêu, còn lại thì tiết kiệm. Cô ấy chưa bao giờ hỏi về tiền lương của chồng, cũng chưa bao giờ than thở về số tiền tôi đưa. Tháng nào lương cao, tôi sẽ mua thêm sữa hoặc bỉm cho con.
Vợ tôi rất đảm đang, giỏi giang trong việc quán xuyến gia đình. Tôi chưa từng phải nấu ăn hay chăm con vì vợ đều giành làm hết. Chiều qua, tôi đi làm về và rất ngạc nhiên khi thấy cơm nước chưa có, quần áo chưa giặt. Tôi vào phòng định hỏi vợ thì thấy cô ấy đã nằm bẹp rồi. Vợ thều thào nhờ tôi nấu nồi cháo rồi đi đón con. Cô ấy đã gửi con cho ông bà nội chăm giúp lúc sáng rồi.
Khi nấu cháo, thấy quần áo bẩn, tôi thu dọn bỏ vào máy giặt. Cầm đến mấy bộ đồ của vợ, tôi chạnh lòng. Mấy bộ đồ đó đã cũ đến mức bạc màu, có áo còn bị rách ở ống tay. Ngay cả đồ lót của vợ cũng nhàu nhĩ, giãn hết rồi.
Tôi đem cháo vào cho vợ, hỏi tại sao cô ấy không chịu mua đồ mới. Vợ buồn rầu nói tiền tôi đưa hàng tháng chỉ đủ chi tiêu cơ bản thôi, tháng nào con bệnh là cô ấy phải vay thêm tiền từ nhà ngoại. Tiền đâu mà mua quần áo mới. Cô ấy không nói với tôi vì mặc cảm bản thân không kiếm ra tiền, cô ấy cũng không muốn mang tiếng ăn bám, xin tiền chồng.
Nghe vợ nói, tôi càng thương cô ấy hơn. Tôi lấy cuốn sổ tiết kiệm 500 triệu ra đưa vợ xem. Cô ấy ngạc nhiên tột độ. Tôi nói mấy năm nay, tôi đã dành dụm được 500 triệu rồi, tháng sau sẽ tới ngày đáo hạn ngân hàng. Vợ khen tôi tiết kiệm giỏi quá mà trong mắt lại ngân ngấn nước.
Tôi bảo cô ấy nhanh khỏe lại, tôi sẽ đưa vợ đi mua đồ mới. Và nếu cô ấy muốn đi làm thì cứ gửi con để tìm việc. Tôi cũng không muốn ép vợ ở nhà mãi thế này. Còn số tiền tiết kiệm, tôi sẽ kiếm mảnh đất nào đó ở quê để mua rồi đứng tên hai vợ chồng.
Vợ bật khóc, bảo muốn đi làm lâu lắm rồi nhưng thương con còn nhỏ nên mới gắng chịu đựng. Tôi đã nói thế thì cô ấy có động lực để đi làm lại rồi. Nhưng giờ chúng tôi lại gặp rắc rối khi không biết gửi con ở đâu. Gửi ở trường tư nhân thì không yên tâm. Gửi bố mẹ tôi thì ông bà cũng lớn tuổi, không thể chạy theo đứa cháu 2 tuổi nghịch ngợm được. Gửi cho bố mẹ vợ thì họ ở quê, xa quá nên khó đưa đón. Giờ tính toán thế nào cho hợp lý nhất đây?
Mất việc nghỉ ở nhà một tháng đã bị chồng coi là ăn bám, còn dọa đưa người khác về thay thế vợ Tôi không thể ngờ rằng, chồng tôi lại nỡ đối xử tệ bạc với tôi như thế. Tôi kết hôn được 8 năm, khoảng thời gian này với tôi tương đối ổn vì gia đình nhỏ của tôi luôn có sự bình yên. Hiện tại, hai con của tôi đứa lớn đang học lớp 2 còn đứa bé tròn 5 tuổi. Hai bé...