Mối tình bằng mặt không bằng lòng giữa Nga và Trung Quốc
Kêu gọi lập một liên minh an ninh mới ngay tại vùng đệm của Nga, Bắc Kinh khiế n Moscow cảm thấy bất an dù quan hệ hai nước đang nồng ấm.
Từ trái qua phải: Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai, Tổng thống Nga Vladimir Putin, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters
Gần đây, truyền thông và các tổ chức chính trị phương Tây thường mô tả quan hệ Nga và Trung Quốc là một “mối tình” bất ngờ được hâm nóng trở lại, khi cả Moscow và Bắc Kinh đều sát cánh bên nhau trong những vấn đề quốc tế có xung đột lợi ích với châu Âu và Mỹ, theo Reuters.
Peter Marino, chuyên gia phân tích chính trị quốc tế, chuyên trách về khu vực Đông Bắc Á, cho rằng cách mô tả quan hệ Nga – Trung này mặc dù không hoàn toàn sai, nó lại che lấp đi những ganh đua, nghi kỵ lẫn nhau giữa Moscow và Bắc Kinh. Nói cách khác, quan hệ Nga – Trung hiện nay chỉ là một mối giao hảo “bằng mặt mà không bằng lòng”, Marino nhận định.
Trong chuyến thăm Afghanistan hồi tháng ba, tướng Phòng Phong Huy, tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đã đề xuất thành lập một liên minh khu vực chống khủng bố mới với ba quốc gia Trung Á là Pakistan, Afghanistan và Tajikistan. Liên minh an ninh quan trọng này lại hoàn toàn gạt Nga sang một bên, dù nước này cũng đang phải đối mặt với những mối đe dọa lớn không kém từ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, và hành động đó của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ khiến căng thẳng Nga – Trung gia tăng trong thời gian tới.
Suốt hàng trăm năm qua, Trung Á luôn là một khu vực bất ổn chiến lược đối với cả Nga và Trung Quốc, đặc biệt là Trung Quốc, nước từng bị các bộ tộc Trung Á tấn công quấy nhiễu trước đây. Đến giữa thế kỷ 18, Nga và Trung Quốc đã nỗ lực kiểm soát khu vực này nhằm đảm bảo an ninh cho mình, kết quả là Nga khống chế khu vực Siberia, còn nhà Thanh của Trung Quốc kiểm soát Tân Cương.
Sự hiện diện của Nga và Trung Quốc tại các khu vực này đã giảm thiểu mối đe dọa từ các bộ tộc bản địa, nhưng nó lại đặt hai cường quốc vào thế ganh đua lẫn nhau ở Trung Á, và sự cạnh tranh đó vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay, theo Marino.
Phần lớn thời gian từ đó đến nay, Nga luôn có sức mạnh vượt trội hơn Trung Quốc, và đã quen với vị thế “chiếu trên” trong khu vực, thậm chí còn mở rộng ảnh hưởng đến các nước cộng hòa ở Trung Á trong thời kỳ Liên Xô. Thế nhưng đến nay tình thế đã xoay chuyển, khi Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ và có vị thế ngày càng lớn hơn trong khu vực, khiến Nga không khỏi lo lắng.
Đề xuất thành lập liên minh chống khủng bố 4 nước của Trung Quốc là động thái mới nhất minh chứng cho “chính sách đối ngoại nước lớn” của Bắc Kinh. Nếu liên minh này được thành lập, nó sẽ tập trung vào chia sẻ thông tin tình báo, điều phối các hoạt động quân sự và giám sát giữa Trung Quốc với chính phủ các nước Trung Á.
Video đang HOT
Tướng Phòng Phong Huy trong chuyến thăm tới Afghanistan. Ảnh:Islamedianalysis
Pakistan, Afghanistan và Tajikistan đã bày tỏ sự quan tâm tới đề xuất này, đồng thời xúc tiến các cuộc thảo luận đầu tiên với nhau về khả năng hình thành liên minh. Tuy nhiên đến nay rất ít thông tin chi tiết được công bố, chứng tỏ nó vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố bất ngờ, nhất là khi chính sách đối ngoại Trung Quốc thường tỏ ra thiếu tinh tế khi hợp tác với những nước Bắc Kinh coi là nhỏ hơn trong một dự án nào đó, Marino dự đoán.
Ngậm bồ hòn làm ngọt
Đề xuất thành lập liên minh được Trung Quốc đưa ra sau khoản tài trợ hào phóng 70 triệu USD cho Afghanistan để chống khủng bố, cũng như những nỗ lực thương mại của Bắc Kinh trong khu vực để phục vụ sáng kiến “Một vành đai, một con đường” do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xướng.
Tất cả những đề xuất, sáng kiến này đều không có bóng dáng của Moscow, dù Nga là một thành viên quan trọng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải trong suốt 15 năm qua. Trên danh nghĩa, tổ chức này được lập ra để thực hiện chính xác những gì mà Bắc Kinh đang làm ở vùng Trung Á, biến nó thành một thực thể hoàn toàn mới mà không hề có vai trò gì của Nga.
Marino dự đoán rằng Nga nhiều khả năng sẽ phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”, không thể tuyên bố rằng liên minh 4 nước trên chỉ là một chiêu trò của Trung Quốc để mở rộng ảnh hưởng ở Trung Á. Bởi trên thực tế, cả Trung Quốc và các nước Trung Á đều đang phải đối mặt với mối đe dọa lớn từ khủng bố, đặc biệt là nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Điều khiến Nga lo lắng hơn là nỗ lực xây dựng liên minh mới của Trung Quốc ở châu Á diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm cách nâng cao vị thế của mình trong các vấn đề toàn cầu. Hồi đầu năm, Trung Quốc đã hoàn tất thỏa thuận với Djibouti để thành lập căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài của mình, tại nơi mà lực lượng quân sự của cả Mỹ và Nhật Bản đang hiện diện.
Trong nước, quân đội Trung Quốc đang chứng kiến cuộc cải tổ lớn nhất từ trước tới nay, nhằm đề cao vai trò của các lực lượng vũ trang trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc trên toàn thế giới chứ không còn đơn thuần tập trung vào nhiệm vụ quốc phòng nữa.
Những động thái đó của Trung Quốc rất có thể sẽ khiến Nga cảm thấy bất an, bởi từ trước tới nay, Moscow luôn không thoải mái với bất cứ sự can thiệp nào của nước ngoài vào khu vực mà Putin thường gọi là “vùng đệm” của Nga, gồm Ukraine, vùng Caucasus và Trung Á.
Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters
Trong khi Nga và Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng với nhau ở Trung Á, họ không thể phớt lờ một “nhân tố bí ẩn” khác có vị thế không kém trong khu vực, đó là Mỹ. Sau gần 15 năm can thiệp quân sự vào Afghanistan, Mỹ đã tích lũy đầy đủ kinh nghiệm cũng như lợi ích đối với an ninh khu vực, và chắc chắn sẽ có những phản ứng nhất định trước động thái mới của Trung Quốc.
Theo Marino, đề xuất thành lập liên minh chống khủng bố mới ở Trung Á của Trung Quốc có thể đẩy khu vực này vào một trong ba kịch bản. Trong trường hợp cảm thấy Trung Quốc đang “mưu mô” gì đó ở Trung Á, Mỹ có thể quay sang hợp tác với Nga để cùng nhau chống lại. Nhưng cũng rất có thể Mỹ sẽ bắt tay với Trung Quốc để loại bỏ ảnh hưởng của Nga trong khu vực, và kịch bản thứ ba là ba nước hình thành thế “chân vạc” ganh đua lẫn nhau.
Dù sao, liên minh an ninh trên của Trung Quốc mới chỉ đang dừng lại ở mức đề xuất. Tuy không mấy tin tưởng lẫn nhau trong chính sách đối ngoại, Nga và Trung Quốc đều hiểu rằng họ vẫn cần đến nhau để đảm bảo an ninh khu vực. Bởi vậy, ít nhất là trong thời điểm hiện nay, hai nước sẽ tiếp tục lựa chọn việc “bằng mặt” với nhau, dù không hề “bằng lòng”, Marino nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Trung Quốc chọc ngoáy Nga ở "sân sau" Trung Á
Việc Trung Quốc đề xuất một liên minh chống khủng bố ở Trung Á (không bao gồm Nga) có thể làm gia tăng căng thẳng song phương trong những thập kỷ tới.
từng là khu vực "bất an chiến lược" đối với cả Trung Quốc và Nga. Vào giữa thế kỷ 18, đế quốc Nga và nhà nước phong kiến Trung Quốc đều mưu toan kiểm soát khu vực Trung Á, với kết quả Nga thâu tóm được Siberia, còn nhà Thanh kiểm soát được khu vực Tân Cương. Trong khi sự hiện diện thường trực nói trên nhằm giảm thiểu các mối đe dọa từ phía các bộ lạc địa phương, nó cũng khiến cho hai gã khổng lồ Âu-Á này cạnh tranh với nhau ở Trung Á cho đến tận ngày nay.
Trung Quốc và Nga đang lao vào "cuộc chơi lớn" tranh giành ảnh hưởng ở Trung Á. Ảnh nationalinterest.org
Liên minh chống khủng bố do Trung Quốc đề xuất chính là phiên bản mới nhất của "chính sách ngoại giao cường quốc". Nếu được thành lập, liên minh chống khủng bố không bao gồm Nga này sẽ tập trung vào việc chia sẻ thông tin tình báo, phối hợp hoạt động quân sự giữa Trung Quốc và các nước Trung Á.
Pakistan, Afghanistan và Tajikistan đã tỏ ý quan tâm đến liên minh này và cuộc đàm phán cũng đã được đề xuất với các nước cộng hòa Trung Á khác. Sự thiếu vắng chi tiết cụ thể cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng, đặc biệt kể từ khi Trung Quốc áp dụng chính sách ngoại giao nước lớn khi giao dịch với các đối tác mà Bắc Kinh coi là "nhược tiểu".
Đề xuất tài trợ cho Afghanistan 70 triệu USD gần đây của Bắc Kinh nhằm hỗ trợ nỗ lực chống khủng bố cũng như việc mở rộng ngoại thương của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là liên quan đến sáng kiến "Một vành đai, một đường" của Chủ tịch Tập Cận Bình (sáng kiến kết nối cơ sở hạ tầng giữa Châu Âu và Trung Quốc bằng đường bộ qua Trung Á)... đều đã qua mặt Nga. Việc gạt bỏ Moscow khỏi các đề xuất nói trên là đặc biệt đáng chú ý, khi cả Trung Quốc và Nga đều là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) suốt 15 năm qua.
Đáng chú ý là việc Trung Quốc đề xuất thành lập liên minh chống khủng bố ở Trung Á không có sự tham dự của Nga diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh bắt đầu sử dụng "cơ bắp" trong lĩnh vực ngoại giao toàn cầu.
Đầu năm nay, Trung Quốc hoàn tất các thỏa thuận thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti - nơi mà Mỹ, Nhật Bản và một số nước khác cũng đã hiện diện. Những diễn biến trên diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh ráo riết tiến hành công cuộc cải tổ lớn trong quân đội, trong đó giảm lực lượng lục quân nhưng lại giao cho quân đội vai trò bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc trên toàn thế giới.
Những hành vi nói trên của Trung Quốc khiến cho Nga cảm thấy khó chịu, vì Moscow vốn phản đối sự can thiệp của nước ngoài vào "các nước láng giềng gần" như Ukraine, khu vực Caucasus và Trung Á.
Một "nhân tố X" trong mọi cuộc đối Trung-Nga có thể ở Trung Á là Mỹ. Sau gần 15 năm can thiệp quân sự tại Afghanistan, Mỹ có rất nhiều lợi ích trực tiếp trong an ninh của khu vực. Mỹ có thể tham gia vào các nỗ lực mới của Trung Quốc. Thế nhưng, liên minh này cũng có thể khiến Mỹ hợp tác với Nga, nếu thấy những nỗ lực của Trung Quốc là đáng nghi ngờ trong khu vực.
Mặc dù, liên minh chống khủng bố ở Trung Á của Trung Quốc vẫn còn ở giai đoạn đề xuất, các cường quốc Nga, Trung Quốc và Mỹ cần hợp tác với nhau, trong khi vẫn nghi ngờ ý đồ thực sự của nhau trong chính sách đối ngoại. Vì lý do đó, các cường quốc này có thể chọn phương án không khuấy động tình hình Trung Á, ít nhất vào thời điểm hiện tại.
Minh Châu (Theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
Kinh tế Nga 'hắt hơi', láng giềng cũng 'sổ mũi' "Làm việc ở Nga giờ không còn như trước nữa", một lao động người Tajikistan nói về khó khăn khi kinh tế Moscow giảm sút. Bảng hiển thị tỷ giá đổi đồng rúp lấy USD và EUR ngày 21/1. Ảnh: AP Trước khi rời Nga vào cuối năm 2014, Sindhuja Rizayev kiếm được 40 USD mỗi ngày khi làm công nhân xây dựng....