Mọi thứ bắt đầu từ duyên phận, kết thúc cũng lại do duyên phận
Mối lương duyên của người với người là từ kiếp trước vì thế trong cuộc đời này khi ta gặp và yêu thương một ai đó đều có lý do riêng cả.
Mối lương duyên của người với người là từ kiếp trước vì thế trong cuộc đời này khi ta gặp và yêu thương một ai đó đều có lý do riêng cả.
Người yêu quý bạn mang đến cho bạn sự ấm áp và lòng can đảm – dũng khí.
Người bạn yêu quý sẽ khiến bạn học được thế nào là yêu thương và nâng niu gìn giữ.
Người bạn không ưa lại dạy bạn có lòng khoan dung và biết cách tôn trọng.
Kẻ không ưa bạn sẽ giúp bạn trưởng thành, khiến bạn tự dè dặt, tự mình xem xét lại chính mình.
Không ai là vô duyên vô cớ xuất hiện trong cuộc đời của bạn cả, sự xuất hiện của mỗi người đều có nguyên do, đều đáng được cảm kí.
Mọi thứ bắt đầu từ duyên phận, kết thúc cũng lại do duyên phận. Khó có ai trong đời chưa một lần thốt lên cái câu quen thuộc: “Thôi thì cái duyên cái số”, hay “Duyên phận đã định rồi”.
Có phải thực sự duyên phận đã được trời định rồi hay không, hay tất cả là do con người tự tạo?
Khi đầy yêu thương, người ta thường nói “có duyên” để tìm cơ hội gần gũi. Lúc đã cạn tình cảm, người ta lại nói “ hết duyên” để lấy cớ dứt tình.
Thực ra gặp gỡ được nhau thì đúng là thiên duyên, còn vui hay buồn, hợp hay tan, gần hay xa, đi hay ở, nắm hay buông, nâng lên hay đặt xuống, đón nhận hay chối bỏ, phải chăng đều là do trần định, đều nằm trong chính nhân thế lòng người.
Bạn chỉ là người khách qua đường trong cuộc đời của người khác, chỉ có thể cùng người khác đi cũng chỉ một đoạn đường đời.
Video đang HOT
Điều đó chính là tính hữu hạn mà bạn cho được người khác, vậy thì làm sao có thể mong cầu người khác cho đi sự vô hạn được?
Mười năm, hai mươi năm hay một trăm năm của một đời người, cũng chỉ là một đoạn đường.
Chúng ta chỉ có thể có duyên cùng đi với nhau chỉ một đoạn nào đó thôi, đừng nhầm lẫn cố chấp, sở hữu.
Khoảnh khắc hiếm hoi nào còn duyên, có được, chúng ta nên quan tâm, cho ra hơn là nghĩ người khác phải tuân thủ theo kiểu của mình.
Như thế, sẽ không bị nhận hiểu sai lầm, biết tôn trọng và giúp đỡ người khác, đưa đến một cuộc sống tích cực, vui tươi, không làm khổ mình và người.
Người sống ở trên đời
Bởi vì xem nhẹ, cho nên vui vẻ.
Bởi vì xem nhạt, cho nên hạnh phúc.
Giữa đất trời, chúng ta đều chỉ là những hành khách qua đường, rất nhiều người đời và sự tình chúng ta không cách nào có thể làm chủ nổi cho được. Ví như thời gian đã trôi qua, ví như người đã rời xa!
Bạn càng muốn nắm giữ lấy nó, thói thường nó lại càng rời xa bạn nhanh nhất.
Tất cả tùy duyên, duyên sâu đậm thì quấn quýt đoàn tụ, duyên nhạt nhẽo thì tùy nó rời đi.
Đời người, có thể xem nhẹ, xem nhạt được bao nhiêu thì thống khổ sẽ càng rời cách xa bạn bấy nhiêu.
Người người đều lo sợ bản thân có lúc không minh mẫn thanh tỉnh, mong sao tự tâm mình được sáng như gương. Kỳ thực đời người sao lại cần phải quá tỉnh táo?
Cháo nấu cần phải 3 phần gạo, 7 phần nước.
Trong xử sự cần 3 phần vì mình, 7 phần vì người.
Đối với bạn bè cần 3 phần nhận biết chân tình, 7 phần khoan dung.
Đối với gia đình cần 3 phần yêu thương, 7 phần trách nhiệm.
Đọc văn chương cần đặt 3 phần là hình thức, 7 phần ở chất lượng nội dung.
Uống rượu thì cần 3 phần say, 7 phần tỉnh.
* 3 phần… 7 phần… đúng là phân lượng của cuộc sống.
Trong kinh, đức Phật đã nói bốn loại nhân duyên.
Tất cả chúng ta có mặt với nhau ở đây không phải tự nhiên mà do có nhân duyên với nhau nhiều đời nên nay mới gặp.
Có người mình chưa bao giờ biết, nhưng vừa gặp thì thấy thân thiện, quen quen, như đã gặp ở đâu rồi. Có người vừa mới gặp là đã thấy ghét.
Đó là dấu hiệu cho thấy mình đã có duyên với nhau từ nhiều kiếp trước, bây giờ mới gặp lại đây. Người mình từng mang ơn thì vừa trông thấy liền cảm mến.
Người đã tạo oán thì trông thấy liền bực mình. Con người chúng ta do tạo các nhân duyên thiện ác lẫn lộn nên sanh ra ở cõi ta bà phải kham nhẫn này.
Từ duyên mà lại, cũng từ duyên mà tan. Đủ duyên thì còn, hết duyên thì hết. Khi nhân duyên còn thì có phá phách cỡ nào cũng không hỏng được, khi duyên hết rồi thì có níu kéo kiểu nào cũng bị rã tan.
Không thù hận không thành cha con
Dân gian có câu 'Vô cừu bất phụ tử' nghĩa là không thù không thành cha con. Vì kiếp trước là kẻ thù của nhau nên kiếp này mới trở thành cha con. Đây là sự luân hồi của nhân quả trong Phật giáo.
Nhiều người không hiểu câu này có nghĩa là gì, chúng ta hãy suy nghĩ nó ở một góc độ khác để thấy rằng nó thực sự rất đơn giản và dễ hiểu. Ngụ ý của câu nói này chính là: Giữa những người cha và con trai sẽ có một số hận thù. Nói cách khác, sống chung một mái nhà không thể tránh khỏi những mâu thuẫn.
Không thù hận không thành cha con
Câu nói này xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm "Phong Thần Bảng", nói về ân oán giữa Na Tra và phụ thân Lý Tịnh.
Na Tra được sinh ra sau 3 năm mẹ mang thai. Với bản tính cứng đầu, lớn lên hay gây chuyện rắc rối, phụ thân Lý Tịnh luôn coi con trai mình là điểm gở, không có chút thiện cảm.
Sau này Na Tra được Thái Ất Chân Nhân dạy dỗ, nhận ra sai lầm của mình, ăn năn hối hận, đem thân thể tóc da trả lại cha mẹ. Thái Ất Chân Nhân cũng dặn dò Lý Tịnh rằng, hãy xây cho Na Tra một ngôi miếu, hương khói ba năm, thời hạn kết thúc Na Tra có thể có được chân thân để trở về nhân gian. Tiếc là Lý Tịnh không muốn phải nhìn thấy đứa con trai này nữa, nên đã sai người đập bỏ miếu Na Tra.
Thái Ất Chân Nhân thấy vậy đành phải dùng củ và lá sen để tạo thân xác thịt cho Na Tra để cậu được hồi sinh. Sau khi sống lại, Na Tra chân đạp phong hỏa luân, thân mang pháp lực vô biên, không ngừng truy sát người cha đã phá hủy chân thân của mình.
Có người nói vì kiếp trước là kẻ thù của nhau nên kiếp này mới trở thành cha con. Đây là sự luân hồi của nhân quả trong Phật giáo, nhân quả kiếp trước của bạn trở thành nhân quả của kiếp sống hiện tại.
Ảnh minh họa.
Theo giáo lý nhà Phật, đứa con trai ở kiếp này là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, đến để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp. Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao có gặp gỡ.
Ngay từ khi đứa trẻ được sinh ra, người cha sẽ bắt đầu lo lắng về sự trưởng thành, học hành và hôn nhân của đứa trẻ sau này.
Mặt khác, đó là do bản thân nhiều ông bố đóng vai ngọn núi im lặng, nghiêm khắc, không khéo ăn nói, ít giao tiếp với con cái. Vì vậy, sẽ không thể tránh khỏi những hiểu lầm, cãi vã giữa cha con, nhất là con cái trong thời kỳ nổi loạn càng dễ xung đột với cha, thậm chí có khi coi cha như kẻ thù của chính mình.
Câu nói này cũng nói với chúng ta rằng: Tình cha con phải bao dung, thấu hiểu, khiêm tốn thì dù có chuyện gì xảy ra cũng không trở thành mối hận thù sâu đậm.
Trong cuộc sống, một gia đình sẽ không tránh khỏi những va chạm, ồn ào, tất cả đều là vì sự quan tâm chăm sóc. Không có kẻ thù tự nhiên và không có sự oán trách tự nhiên.
Người cha thường hay nghiêm khắc đối với con cái của mình, tuy nhiên họ luôn lặng lẽ dành tình yêu thương cho các con. Phận làm con nên thấu hiểu nỗi khổ tâm của người làm cha.
Hạnh phúc không ở đâu xa, chỉ cần bạn biết yêu chính bản thân mình Nhiều người có được cuộc sống hạnh phúc, thảnh thơi. Trong khi những người khác lại không thể. Vì sao vậy? Nhiều người có được cuộc sống hạnh phúc, thảnh thơi, ngập tràn niềm vui nhưng một số người khác là không thể sống một cuộc đời như vậy. Muốn sống hạnh phúc, bạn cần biết yêu chính mình. Yêu chính mình không...