Mỗi tháng phát hiện mới 868 người nhiễm HIV
Bộ Y tế cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, số trường hợp mới xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV trên cả nước là 5.210 trường hợp, số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS 2.432 trường hợp và tử vong 856 trường hợp. Như vậy, vậy trung bình mỗi tháng phát hiện mới 868 người nhiễm HIV và hơn 140 người HIV tử vong.
So với cùng kỳ 2013, số người nhiễm HIV phát hiện mới giảm 23%, số bệnh nhân mới chuyển sang giai đoạn AIDS giảm 35%, tử vong giảm 42%. Tuy nhiên, vẫn có 16 tỉnh có số người nhiễm HIV mới được phát hiện tăng hơn so với cùng kỳ.
Tính hết tháng 6 năm 2014, số người nhiễm HIV ở nước ta hiện đang còn sống 220.846 trường hợp, trong đó số bệnh nhân AIDS là 68.943 trường hợp.
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng Bộ Y tế dự báo, năm 2014 sẽ là năm thứ 5 liên tiếp duy trì được mục tiêu 3 giảm: giảm số trường hợp nhiễm mới HIV, giảm số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS, giảm số ca tử vong do HIV/AIDS. Những chương trình và giải pháp của Việt Nam trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được các tổ chức quốc tế đánh giá cao tại Hội nghị quốc tế lần thứ 20 về AIDS 2014, Việt Nam được coi là điểm sáng trong phòng, chống HIV/AIDS.
Chương trình điều trị methadone (làm giảm bớt cơn thèm thuốc) được triển khai tại 32 tỉnh, thành phố, với 92 cơ sở điều trị và 17.907 bệnh nhân, so với cuối năm 2013 tăng thêm 2 tỉnh, 12 cơ sở điều trị và 2.355 bệnh nhân. Cả nước hiện đang điều trị bằng kháng thuốc HIV (ARV) cho 86.832 bệnh nhân, tăng 4.500 bệnh nhân so với cuối năm 2013, trung bình tăng gần 800 bệnh nhân điều trị ARV trong mỗi tháng, so với chỉ tiêu điều trị năm 2014 đạt 93,3%, tuy nhiên so với yêu cầu tốc độ tăng trưởng bệnh nhân điều trị ARV đạt 11.000 năm 2014, 6 tháng đầu năm chỉ đạt 41%. Lý do là kinh phí cắt giảm, hoạt động phân phát bơm kim tiêm và bao cao su giảm mạnh so với năm 2013, tỷ lệ giảm tương ứng là 38% và 31%, hoạt động thông tin giáo dục truyền thông triển khai gặp nhiều khó khăn.
Theo Vnmedia
Người nhiễm HIV làm sao tăng cân
Xin hỏi, người nhiễm HIV làm sao có thể tăng cân? Xin cảm ơn bác sĩ. (Bùi Thiện).
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Health.
Trả lời:
Chào anh,
Vấn đề tăng cân hay nói chính xác hơn là giữ chỉ số cân nặng cơ thể ở mức hợp lý là mối quan tâm chung của tất cả chúng ta. Một cơ thể quá gầy hay quá béo đều ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe chung. Do vậy, chỉ số cân nặng luôn được đề cập đến trong thăm khám tổng quát.
Trên nhóm người có HIV, cân nặng càng mang ý nghĩa quan trọng, được xem là một chỉ số có tính gợi ý đến tình trạng sức khỏe và sức khỏe miễn dịch. Mặc dù không đặc hiệu và là một chỉ số có biên độ dao động lớn, bệnh nhân nhiễm HIV khi đến khám luôn được đánh giá về căn nặng và đặc biệt quan tâm đến biểu hiện "sụt cân".
Sở dĩ như vậy là vì cân nặng sẽ thay đổi trước nhất và nhanh nhất trước những thay đổi của sức khỏe, có thể báo hiệu cho một đợt bệnh cấp tính mới khởi phát hoặc đợt bùng phát của một căn bệnh mạn tính. Trên bệnh nhân nhiễm HIV nó còn mang nhiều giá trị hơn, phản ánh: Sự tuân thủ điều trị, tái nghiện trên người tiêm chích ma túy, tâm lý không ổn định, dinh dưỡng kém, kháng thuốc...
Quay trở lại câu hỏi của anh về việc làm cách nào một người nhiễm HIV đảm bảo duy trì được cân nặng ở mức độ hợp lý, tôi xin chia sẻ một như sau:
1. Trước tiên, người bệnh cần tuân thủ điều trị thật tốt, tái khám đều đặn, và uống thuốc đúng giờ. Việc tuân thủ điều trị kháng virus bằng thuốc ARV sẽ kiềm hãm sự tăng sinh của virus HIV, theo đó tạo điều kiện cho hệ miễn dịch phục hồi. Đây là tiền đề cho sự phục hồi sức khỏe chung, trong đó có cân nặng. Đa số bệnh nhân khi đáp ứng tốt với điều trị ARV và thực hành tuân thủ tốt đều ghi nhận có biểu hiện tăng cân và duy trì ổn định cân nặng lý tưởng.
Bên cạnh đó, việc tuân thủ điều trị giúp bệnh nhân có được những chăm sóc theo dõi thích hợp nhằm điều trị và dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Đây là những nguyên nhân chính gây suy yếu trên bệnh nhân HIV, trong đó rõ ràng nhất là làm cho họ sụt cân.
2. Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo duy trì cân nặng lý tưởng trên tất cả mọi người. Về cơ bản chế độ ăn của người có HIV cũng không quá khác biệt so với người bình thường, bao gồm:
- Để bữa ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn cần phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính (chất bột, đường; chất đạm; chất béo; nhiều vitamin, muối khoáng và chất xơ). Thay đổi món thường xuyên sẽ bảo đảm khẩu phần ăn cân đối và đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Bữa ăn hợp lý là khẩu phần có đủ năng lượng, dinh dưỡng protid, lipid, glucid, vitamin và các chất dinh dưỡng phải ở một tỷ lệ cân đối, thích hợp với từng đối tượng. Người bệnh cũng cần lưu ý đến các khuyến cáo là giảm mặn, giảm ngọt, giảm béo, nhiều chất xơ, tăng cường ăn trái cây, rau củ...
3. Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới về nhu cầu dinh dưỡng trên người có HIV, có những khuyến cáo sau:
- Năng lượng nạp vào cơ thể cần tăng khoảng 10% trên nhóm người nhiễm HIV không biểu hiện triệu chứng (giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng, đang điều trị ARV ổn định) và tăng 20-30% trong những đợt bệnh nhân có biểu hiện bệnh (bệnh cơ hội, hội chứng suy mòn trong giai đoạn AIDS).
- Không có bằng chứng cho thấy có sự khác biệt về nhu cầu chất đạm hay chất béo trên nhóm người có HIV. Do vậy, càng nhấn mạnh vai trò của việc cân đối các nhóm chất trong khẩu phần ăn.
- Cần lưu ý đến vitamin và các nguyên tố vi lượng vì vai trò quan trọng của nó trong hệ miễn dịch. Các vitamin A, C, E, nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt giúp tăng cường miễn dịch. Do vậy, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đa dạng nhằm đảm bảo được nạp đầy đủ các nhóm chất này thông qua khẩu phần ăn mỗi ngày.
4. Chế độ sinh hoạt và tập luyện hợp lý
- Tránh xa các chất gây nghiện, hạn chế bia rượu và thuốc lá, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tăng cường luyện tập các môn thể dục... là những khuyến cáo chung nhằm đảm bảo duy trì cân nặng hợp lý.
- Trên nhóm người có HIV, một số có định kiến cho rằng cơ thể mình vốn không khỏe nên họ không tham gia luyện tập thể dục hay chỉ tập luyện các môn nhẹ nhàng (không được tập tạ chẳng hạn) là những nhận định không chính xác.
Trong những giai đoạn nhất định, sức khỏe của người nhiễm HIV rất yếu (như đang bị nhiễm trùng cơ hội, đang ở giai đoạn AIDS). Lúc này, việc tập luyện các môn nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh là hợp lý. Nhưng khi đáp ứng với điều trị ARV, sức khỏe của người bệnh sẽ dần hồi phục và không có khác biệt với người bình thường. Khi đó, việc lựa chọn môn thể thao nào tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện cụ thể và không bị ảnh hưởng bởi HIV.
5. Cân nặng hợp lý: Có khá nhiều thông số liên quan đến cân nặng trung bình. Tuy nhiên ở đây tôi chỉ xin nêu lên chỉ số thông dụng và dễ tính nhất là BMI (Body Mass Index): Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét).
Theo WHO, một cách đơn giản, người lớn có BMI trong phạm vi từ 18,5 đến 24,99 là người bình thường. Dưới 18,5 là gầy, trên 25 là người thừa cân và trên 30 là béo phì. Người châu Á có thể áp dụng tiêu chuẩn riêng. Theo đó, mức thừa cân là 23 (thay vì 25), và mức béo phì là 25 (do tầm vóc của người châu Á nhỏ hơn châu Âu).
Như vậy, tăng cân không phải là mục tiêu chính trong việc duy trì sức khỏe. Mỗi chúng ta cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không quá thấp và không quá cao, tức là duy trì BMI ở mức bình thường.
Với người có HIV, việc duy trì cân nặng trong mức bình thường càng trở nên quan trọng và nên là tiêu chí phấn đấu của mỗi người bệnh.
Thân ái.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
Theo VNE
Tỷ lệ nhiễm HIV tăng do quan hệ tình dục đồng giới Tại TP HCM, nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới nhiễm HIV đang có chiều hướng gia tăng nhanh so với năm 2012, từ 7,33% lên 14,75%. Thông tin được đưa ra tại buổi ra mắt Dự án kết nối cộng đồng phòng chống HIV AIDS phía Nam vào ngày 5/8. Bác sĩ Tiêu Thị Thu Vân, Chánh văn phòng thường...