Mỗi tháng cất 1 chỉ vàng, cô bán bún đủ tiền mua nhà cho con trai cưới vợ
Cuối ngày, tôi đếm lại số tiền bán bún được rồi cất một phần gốc để ngày hôm sau lấy hàng mới. Toàn bộ tiền lãi, tôi dùng để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, nếu thừa ra tôi mua vàng cất tủ…
Mấy hôm nay, nghe mọi người bàn chuyện mua vàng cất két hay gửi tiết kiệm để mua nhà, tôi cũng xin kể câu chuyện của mình – một gia đình nghèo khó đã từng rất đau đầu vì chuyện mua nhà.
Tôi và chồng là dân tỉnh lẻ, lên Hà Nội lập nghiệp rồi lấy nhau từ hai bàn tay trắng. Chồng tôi chỉ là người lái xe ôm, khi rảnh thì lo chuyện buôn bán cùng vợ, … thu nhập không được là bao. Riêng tôi thì thất nghiệp nên phải đi chợ bán bún kiếm sống qua ngày.
Cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ mới cưới khi đó rất khó khăn, bởi thế để tiện công việc bán buôn, tôi và chồng thuê một căn phòng trọ nhỏ, vỏn vẹn 18m2 ở mặt ngõ, vừa làm nơi kinh doanh, vừa là nơi ở của gia đình.
Cưới nhau được 2 năm thì tôi sinh được một cậu con trai rất kháu khỉnh. Từ khi sinh con, cuộc sống tuy nghèo khổ nhưng luôn tràn ngập tiếng cười. Nhưng niềm vui chưa được bao nhiêu thì gánh nặng cơm áo gạo tiền lại đè nặng lên vai cả hai vợ chồng. Khi con trai tôi tròn 5 tuổi cũng là lúc phát hiện con bị tật ở tai. Để chữa trị cho con, hai vợ chồng tôi lúc đó phải chạy vạy vay mượn khắp nơi. Đã có lúc, tôi tự trách bản thân mình kém cỏi, bất lực, nhưng rồi nghĩ đến con tất cả mọi khó khăn trong tôi như tan biến.
Video đang HOT
Vì thế, khi con khỏi bệnh, tôi bắt đầu tính toán, lên kế hoạch chi tiêu cụ thể cho gia đình. Theo đó, hàng tháng tiền kiếm được của chồng tôi sẽ dùng để trả tiền học cho con, tiền thuê nhà, tiền xăng xe và tiền tiêu vặt cho cả nhà. Còn tôi, ngoài công việc chính là bán bún, tôi ra các chợ đầu mối để nhập thêm rau, củ quả về bán cùng. Số tiền kiếm được từ việc buôn bán này, tôi dành để chi tiêu cho việc ăn uống tiết kiệm.
Mỗi ngày, tôi dậy từ 4 giờ sáng lấy khoảng 30- 40kg bún. Một nửa, tôi giao cho các hàng quán, nửa còn lại, tôi chở về nhà trọ ngồi bán. Cuối ngày, tôi đếm lại số tiền bán được rồi cất một phần gốc để ngày hôm sau lấy hàng mới. Toàn bộ tiền lãi, tôi dùng để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, nếu tiền thừa ra khoảng 100 nghìn đồng thì tôi bỏ vào một chiếc thùng nhỏ. Cứ tích đầy vào đó, đến cuối tháng tôi lôi chiếc thùng ra đếm xem được bao nhiêu rồi mua một chỉ vàng cất đi. Tôi quyết định, dù có việc gì cũng không dùng tới số vàng này.
Bốn năm trước, tức khi con trai tôi tròn 26 tuổi và có một công việc ổn định cũng là lúc cháu thông báo sẽ dẫn người yêu về ra mắt. Cô gái này ngoại hình không xinh xắn nhưng nhà cũng thuộc dạng khá giả. Vợ chồng tôi háo hức ngày con trai dẫn người thương về ra mắt lắm nhưng rồi bận việc, nên cô bạn gái này cứ khất lần khất lượt. Mãi đến Tết, cô gái mới chính thức tới thăm. Thế nhưng, mối tình đầu đẹp đẽ ấy của con tôi đã kết thúc trong buồn thương, bởi cô bé luôn quan niệm “sẽ chỉ kết hôn với người đã có nhà Hà Nội”. Trong khi, “giấc mơ nhà Hà Nội” với chúng tôi là điều quá xa vời.
Mãi hơn 1 năm sau, con trai tôi mới có bạn gái mới. Cô ấy cũng xinh xắn, hiền lành. Tuy nhiên, khi đến thăm gia đình tôi và nhìn thấy gia cảnh nghèo khó này, cô ấy cũng chủ động đòi chia tay.
Tôi không nghĩ những cô gái đó lại xem trọng vật chất đến như vậy. Sau những lần đó, con trai tôi gần như bị khủng hoảng tâm lý và tự ti vì không có nhà Hà Nội. Con cũng không tự tin yêu bất cứ một ai nữa. Nhìn con đau khổ, tôi bắt đầu suy nghĩ về việc bán số vàng đã tích góp được trong 20 năm qua để mua nhà. Tuy nhiên, đợt đó, thấy giá vàng bất ngờ xuống 33 triệu đồng/lượng, tôi chưa bán vội mà chờ giá lên rồi mới bán kiếm lời. Cuối năm, vừa hay tin vàng bất ngờ tăng vọt lên 35 triệu đồng/lượng, tôi vội vàng bảo với chồng đóng cửa hàng rồi ôm hết số vàng mình có đi bán.
Tổng cộng, với 24 lượng, vợ chồng tôi có trong tay hơn 800 triệu đồng. Sau đó, chúng tôi đã vay mượn thêm của bố mẹ ở quê để mua một căn chung cư nho nhỏ ở khu vực Từ Liêm, Hà Nội .
Từ khi có nhà mới, tôi vẫn thuê căn nhà trọ cũ kia để tiếp tục với việc bán bún, còn chồng tôi thì không chạy xe ôm nữa mà xin làm bảo vệ cho một cửa hàng đện máy. Riêng con trai tôi thì khỏi phải nói, từ khi có nhà mới, cháu đã bớt tự ti hơn trong chuyện tình cảm. Bây giờ, khi bắt đầu bước vào một mối quan hệ mới, cháu biết tìm hiểu và lựa chọn kỹ càng hơn.
Các cụ có câu “năng nhặt chặt bị” đúng là không sai chút nào với gia đình tôi. Chúng tôi cố gắng buôn bán từ bún – thứ mà hằng ngày vẫn bốc mùi chua chua ấy…và tích góp từng đồng bạc nhỏ, lâu dần từ những đồng bạc ấy giúp chúng tôi có nhà.
Trong hành trình tích góp tiền mua nhà ấy, tất nhiên đã có rất nhiều sóng gió và biến cố xảy đến, nhưng với lòng quyết tâm và sự chịu khó, chúng tôi đã cố gắng vượt qua tất cả.
Nguyễn Lan (Hà Nội)
Theo vietnamnet.vn
Tìm người đàn ông tử tế, ưa nhìn
Em, cô gái 30 tuổi, hiền lành, sống thiên về tình cảm, là con người của gia đình. Công việc và ngoại hình sẽ không khiến anh quá lo lắng đâu.
Nhưng nếu anh hy vọng cô gái của anh có dáng người cao ráo, xinh đẹp thì em không đủ tiêu chuẩn rồi. Em thường hay đọc thấy các bình luận của các độc giả bảo những cô gái tự nhận có công việc, ngoại hình, tích cách đều ổn nhưng tại sao vẫn gửi bài lên đây? Em cũng thấy trên chuyên mục này có nhiều anh chàng tốt tính, hào sảng, nhưng vì tập trung cho công việc hay bởi lận đận chữ duyên nên vẫn còn đơn bóng (đã có nhiều cặp thành đôi nhờ chuyên mục). Em hy vọng sẽ tìm được anh trong số đó. Vì em đã bỏ lỡ cơ hội, khi còn trẻ chưa hiểu được mình muốn gì, cần gì nên đã đặt tình cảm không đúng chỗ. Mọi thứ đều là trải nghiệm đáng trân trọng giúp em sống tốt hơn chặng đường phía trước. Điều cuối cùng cũng là đều quan trọng nhất vì anh chưa xuất hiện.
Em viết bài mong tìm được anh, người bạn đồng hành, người sẽ cùng mình xây dựng một gia đình hạnh phúc. Tình yêu là nền tảng của gia đình, mà tình yêu là chuyện của cảm xúc nên đôi khi mọi yêu cầu trở nên vô nghĩa. Em vẫn mong anh là người đàn ông tử tế, có đạo đức, công việc ổn định để có thể trang trải cho cuộc sống sau này, ngoại hình ưa nhìn (mà gu của em cũng lạ lắm) nên anh đừng ngại. Đôi dòng gửi đến anh, chờ thư của anh.
Theo vnexpress.net
Dấu hiệu vợ chồng đã dứt tình cạn nghĩa, càng sống chung càng nhạt Đây là dấu hiệu của vợ chồng hết duyên, càng sống chung càng gây ra nhiều xích mích, vợ chết tâm, chồng ngoại tình, con cái phải chịu nhiều nỗi đau tinh thần lẫn thể xác. Vợ chồng đến với nhau là duyên là nợ, hết duyên hết nợ rồi tự động sẽ rời đi. Đây là dấu hiệu của vợ chồng đã...