Mời tàu Trung Quốc vào Cam Ranh
Trả lời báo chí quốc tế ngày 4/6 bên lề Đối thoại SangriLa, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh có nhắc đến việc mời tàu Trung Quốc vào Cam Ranh.
Một phóng viên Hong Kong (Trung Quốc) hỏi về thông tin Việt Nam mời tàu Trung Quốc vào cảng Cam Ranh.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nêu rõ rằng Việt Nam không chỉ mời Trung Quốc, mà còn mời tàu của những nước khác đến các cảng kinh tế của Việt Nam, bao gồm cảng Cam Ranh.
Đến nay, tướng Vịnh cho biết đã mời tàu nhiều nước đến cảng Cam Ranh gồm Singapore, Pháp, Nga, Ấn Độ, Australia…
Tàu ngầm Kilo tại căn cứ Cam Ranh
“Về lâu dài, cảng Cam Ranh sẽ được sử dụng trong mục đích kinh tế, vừa để phục vụ mục tiêu đối ngoại nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước”, tướng Vịnh cho biết.
Một phóng viên Singapore đã hỏi tướng Vịnh rằng Việt Nam có kế hoạch mở cửa các căn cứ quân sự cho nước ngoài sử dụng hay không.
Trong câu trả lời, ông nêu rõ Việt Nam không có các căn cứ quân sự để nước khác sử dụng. Tất cả các căn cứ quân sự đều do Việt Nam quản lý và sử dụng.
Khi những tàu các nước đến thăm đều là các chuyến thăm hữu nghị trong khuôn khổ những chương trình hợp tác.
“Chúng tôi đã đón tiếp các tàu nước ngoài đến các cảng ở TP HCM, Vũng Tàu, Hải Phòng, Cam Ranh…”.
Việc mời tàu Trung Quốc vào Cam Ranh cũng từng được Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhắc tới bên lề giao lưu hữu nghị quốc phòng Việt-Trung diễn ra tại Lạng Sơn và Quảng Tây hồi tháng 3/2016.
Khi đó, dẫn ví dụ về những kế hoạch cụ thể của Việt Nam và Trung Quốc nhằm thúc đẩy việc hợp tác hiệu quả hơn, tướng Vịnh cho biết: “Chúng ta chủ động mời tàu hải quân Trung Quốc thăm các cảng Việt Nam, trong đó có cảng Cam Ranh, hưởng các dịch vụ ở đó giống như các nước khác”.
Video đang HOT
Việc Việt Nam mời Trung Quốc thăm cảng Cam Ranh nằm trong chủ trương chung của Việt Nam.
Theo đó, từ năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã khẳng định, cảng Cam Ranh là cơ sở làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tất cả các nước trên thế giới trên tinh thần bình đẳng, chủ quyền là của Việt Nam và Việt Nam có khả năng kiểm soát tình hình. Hoàn toàn không có chuyện cho nước ngoài thuê làm căn cứ quân sự hay căn cứ hậu cần kỹ thuật ở cảng Cam Ranh.
Chi tỷ đô la xây dựng căn cứ Cam Ranh
Theo báo cáo tổng kết tại Hội nghị tổng kết 5 năm công tác đầu tư xây dựng Căn cứ quân sự Cam Ranh (2011-2015) được tổ chức tại Lữ đoàn tàu ngầm 189 Quân chủng Hải quân hồi đầu tháng 5/2016, 5 năm qua, Bộ Quốc phòng đã phê duyệt đầu tư, xây dựng 19 dự án tại căn cứ Cam Ranh, với tổng mức đầu tư là 24.629 tỷ đồng.
Trong đó, 13 dự án đã hoàn thành, sáu dự án đang triển khai.
Trong quá trình thực hiện các dự án tại căn cứ Cam Ranh, trên cơ sở quy mô, yêu cầu của các dự án, Bộ Tư lệnh Hải Quân đã lựa chọn phương án tổ chức, quản lý dự án phù hợp, hiệu quả, phát huy cao độ vai trò tham mưu của các cơ quan chuyên môn. Chấp hành nghiêm trình tự thủ tục đầu tư, quản lý chặt chẽ về tiến độ, chất lượng, khối lượng, không để xảy ra thất thoát lãng phí và bảo đảm an toàn tuyệt đối trong thi công.
Các công việc và công trình hoàn thành và bàn giao đều có chất lượng tốt, mỹ quan đẹp, phát huy tốt hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống, sinh hoạt của bộ đội, khả năng sẵn sàng chiến đấu, góp phần xây dựng Hải quân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Chuẩn Đô đốc Nguyễn Viết Nhiên, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân, nhấn mạnh trong thời gian tới, đối với các dự án đang được triển khai, nhà thầu thi công cần nêu cao ý thức, trách nhiệm, thấy rõ vinh dự được tham gia các dự án xây dựng căn cứ Cam Ranh.
Tuyển chọn cán bộ, nhân viên thực hiện dự án có đủ năng lực. Các vật tư có chất liệu không đáp ứng được yêu cầu chất lượng phải kiên quyết loại khỏi công trường. Duy trì đăng ký ghi chép hiện trường đúng quy định. Làm tốt công tác nghiệm thu nội bộ, tránh nghiệm thu hình thức.
Minh Thái(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tướng Vịnh sẽ nói về Biển Đông ở diễn đàn an ninh châu Á
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trưởng đoàn Việt Nam dự diễn đàn an ninh châu Á sẽ có bài phát biểu nêu rõ quan điểm của Việt Nam về Biển Đông
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, trưởng đoàn Việt Nam dự diễn đàn an ninh châu Á sẽ có bài phát biểu nêu rõ quan điểm của Việt Nam về Biển Đông.
Diễn đàn an ninh châu Á hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La từ khi tổ chức vào năm 2002 đến nay đã trở thành diễn đàn về an ninh, quốc phòng lớn nhất châu Á, quy tụ sự tham gia của các phái đoàn quân sự cấp cao và Bộ trưởng Quốc phòng từ nhiều nước.
Năm nay, Đối thoại Shangri-La diễn ra từ ngày 3 đến 5/6 tại Singapore. 21 bộ trưởng và thứ trưởng Quốc phòng các nước cùng hàng trăm học giả thế giới tới tham dự sự kiện. Trưởng đoàn Việt Nam là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại Đối thoại Shangri-La hồi năm 2013. Ảnh: IISS
Thông tin từ Ban tổ chức cho biết, tướng Vịnh sẽ có bài phát biểu quan trọng theo chủ đề những thách thức để đạt được giải pháp cho xung đột vào sáng ngày 5/6. Trong cuộc họp báo ngày 2/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói "quan điểm rõ ràng và nhất quán của Việt Nam về Biển Đông sẽ được nêu ra" trong bài phát biểu này.
Phó tổng tham mưu trưởng quân đội, Trưởng đoàn Trung Quốc dự Đối thoại Shangri-La, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, sẽ phát biểu ngay sau Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Trước đó, vào chiều 4/6, Trung tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an, cũng tham gia phát biểu trong phiên thảo luận bàn về những giải pháp quản lý tình hình căng thẳng trên Biển Đông.
Mỹ sẽ gây sức ép với Trung Quốc về Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cùng phái đoàn đã đến Singapore vào ngày 2/6 để dự Đối thoại Shangri-La. Theo thông tin từ ban tổ chức, ông Carter là bộ trưởng đầu tiên phát biểu vào ngày 4/6 với trọng tâm là những thách thức phức tạp về tình hình an ninh châu Á.
Bài phát biểu của Bộ trưởng Carter tiếp tục là một trong những nội dung tâm điểm của hội nghị năm nay. Hồi tuần trước, ông vẫn cứng rắn chỉ trích Trung Quốc là "những hành động của Trung Quốc có thể tự tạo nên một Vạn lý Trường thành cô lập chính mình".
Canh gác an ninh bên ngoài khách sạn Shangri-La ở Singapore. Ảnh: Reuters
Trong bài phát biểu, Bộ trưởng Carter dự kiến bàn về tầm quan trọng của việc Mỹ tăng cường hợp tác quân sự trong khu vực, nhấn mạnh các hoạt động quốc phòng của Mỹ thông qua những cuộc tuần tra chung...
Theo kế hoạch, Bộ trưởng Carter sẽ gặp những người đồng cấp từ Nhật Bản và Hàn Quốc bên lề sự kiện, không có cuộc họp với phía Trung Quốc.
Tiếp nối phát biểu của ông Carter là phát biểu Bộ trưởng Quốc phòng các nước đồng minh và đối tác của Mỹ, gồm Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Dato Seri Hishammuddin Tun Hussein. 3 vị bộ trưởng sẽ đưa ra những quan điểm khác nhau trong chủ đề về cạnh tranh quân sự ở châu Á.
Đối thoại Shangri-La năm nay diễn ra trong bối cảnh Toà án Trọng tại Thường trực (PCA) sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines. Do vậy, các nhà quan sát cho rằng, sự kiện là cơ hội cuối cùng để Mỹ và Trung Quốc tìm kiếm sự ủng hộ về phán quyết.
Theo đó, Mỹ sẽ nỗ lực thuyết phục các nước Đông Nam Á và những quốc gia khác như Ấn Độ, Nhật Bản, công khai ủng hộ một phán quyết có lợi cho Philippines. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ tìm cách vận động các nước không nên đưa ra quan điểm công khai.
Trung Quốc chịu nhiều sức ép tại Đối thoại Shangri-La
Trong bài phát biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La, ông Tôn Kiến Quốc dự kiến sẽ nêu lên quan điểm của Chủ tịch Tập Cận Bình là Trung Quốc "không gây rắc rối, nhưng cũng không ngại đối mặt với rắc rối".
Ngoài vấn đề vụ kiện Philippines, ngay trước thềm Đối thoại Shangri-La, nguồn tin thân cận quân đội Trung Quốc ngày 1/6 nói nước này đã sẵn sàng công bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông và sự hiện diện của Mỹ là cơ hội tốt để Bắc Kinh hiện thực hóa ADIZ. Do vậy, đây có thể là một trong những nội dung sẽ được đề cập trong phát biểu của các quan chức tại SLD, hoặc trong trao đổi với đại biểu tham dự.
Năm 2016 là lần thứ 2 ông Carter tham dự Đối thoại Shangri-La từ khi trở thành người đứng đầu Lầu Năm Góc vào đầu năm 2015. Ảnh: IISS
Ông Thời Ân Hoằng, chuyên gia về quan hệ Trung - Mỹ tại Đaị học Nhân dân ở Bắc Kinh, nói Trung Quốc dự kiến đối mặt với "sự bao vây" của Mỹ và các nước châu Á dự hội nghị.
"Sự phản đối có thể sẽ căng thẳng hơn năm ngoái, khi đó Trung Quốc tạm dừng các hoạt động bồi lấp và cải tạo ở những bãi đá, rạn san hô, cũng như chưa xây dựng nhiều cơ sở quân sự. Tuy nhiên, năm nay, Trung Quốc đã có hàng loạt động thái triển khai quân sự ở Biển Đông", ông Thẩm nói trên tờ South China Morning Post.
Theo Zing
Theo_Kiến Thức
Việt Nam-Mỹ đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 5 Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sẽ tham dự Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam Mỹ lần thứ 5. Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sẽ tham dự Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Mỹ lần thứ 5. Nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Hoa...