Mới sửa chữa, QL217 ở Thanh Hóa đã sụt lún nghiêm trọng
Đường QL217, đoạn Km37 thị trấn Quan Sơn ( Thanh Hóa) đang bị sụt, lún nghiêm trọng nhiều tháng qua nhưng chưa được cơ quan chức năng xử lý.
Theo phản ánh của người dân, đoạn QL217 qua thị trấn Quan Sơn bất ngờ bị lún sâu khoảng 20cm từ tháng 8/2020.
Trình trạng ngày có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông.
Đoạn đường đang bị sụt lún có chiều dài khoảng 100m. Trước đó, khoảng tháng 8/2019, đoạn đường này cũng đã bị hư hỏng, sụt lún. Sau đó, đã được các cơ quan chức năng khắc phục, sửa chữa. Tuy nhiên, đến tháng 8 năm nay lại tiếp tục hư hỏng.
Đoạn đường mới được sửa chữa đã xuống cấp nghiêm trọng
“Đoạn đường này mới được sửa chữa chưa được 1 năm thì lại xuất hiện vết nứt, gẫy và dần dần lún sâu. Trời tối nhiều ô tô, xe máy đi qua đoạn này bị hẫng, không làm chủ được tốc độ rất nguy hiểm. Nhiều người đi xe máy bị ngã ở chỗ này, nhưng không hiểu sao chưa thấy cơ quan chức năng xử lý, khắc phục”, ông Tuấn, người dân ở đây cho biết.
Ghi nhận của PV, đoạn đường khoảng 50m hiện đang sụt lún nghiêm trọng, nhiều chỗ nứt, gẫy lún sâu khoảng 20cm. Bề mặt đường nhựa bị bong tróc nham nhở, xuất hiện các vết nứt to kéo dài…
QL217 là tuyến huyết mạch qua cửa khẩu Quốc tế Na Mèo (huyện Quan Sơn)
Cả đoạn đường khoảng 50m bị sụt lún
Bề mặt đường nhựa bị bong tróc
Vị trí sụt lún sâu khoảng 20cm
Video đang HOT
Sự việc xảy ra gần 5 tháng qua nhưng chưa thấy cơ quan chức năng xử lý, khắc phục
Trên bề mặt xuất hiện nhiều vết nứt
Ông Trần Văn Bồi, Trưởng phòng Tài nguyên- Môi trường, huyện Quan Sơn cho biết, đường này do Ban quản lý dự án của Sở GTVT Thanh Hóa quản lý. Hiện đoạn km37 đang bị sụt, lún rất nghiêm trọng.
“Sau khi phát hiện đoạn đường hư hỏng chúng tôi đã trực tiếp ra kiểm tra, phía dưới nơi sụt lún không có cống rãnh thoát nước, cũng không có mạch nước ngầm nào. Vị trí này nếu không được khắc phục sớm rất nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông”, ông Bồi cho biết thêm.
Cận cảnh: Tuyến đê biển trăm tỷ Tây Cà Mau sai phạm nghiêm trọng, liên tục sụt lún, nứt toác nhiều điểm
Thời gian gần đây, tuyến đê biển Tây Cà Mau liên tục xảy ra sụt lún, sạt lở, khiến người dân thấp thỏm.
Cũng tại đây, Kiểm toán Nhà nước KV5 đã chỉ ra nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện dự án với số tiền sai phạm phải thu hồi nộp ngân sách, giảm thanh toán và giảm giá trị hợp đồng lên gần 96 tỷ đồng.
Liên tục xảy ra sụt lún, sạt lở
Đê biển Tây Cà Mau dài khoảng 108km nằm trên địa phận các huyện Trần Văn Thời, Phú Tân và U Minh. Ngoài vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh, tuyến đê này còn có nhiệm vụ ngăn mặn để bảo vệ hơn 26.000 hộ dân với gần 129.000ha đất sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt khu vực rừng tràm U Minh Hạ.
Tuy nhiên, những năm gần đây, tuyến đê này thường xuyên xảy ra tình trạng sạt lở, sụt lún nghiêm trọng, nhiều đoạn phải ban bố tình huống hộ đê khẩn cấp. Chỉ trong vài tháng mùa khô năm nay, hàng loạt vụ sụt lún, sạt lở đã xảy ra.
Tuyến đê biển Tây Cà Mau có nhiệm vụ ngăn mặn để bảo vệ hơn 26.000 hộ dân với gần 129.000ha đất sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Ảnh: Chúc Ly.
Cụ thể như hồi tháng 2/2020, tại khu vực ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau, tuyến đê biển Tây bị sụt lún 180m. Trong đó, đoạn sụt nghiêm trọng dài khoảng 100m, sụt sâu gần 2m so hiện trạng.
Ngày 19/3/2020, tuyến đê biển Tây đoạn đi qua Kênh Mới hướng về Đá Bạc (cách cống Kênh Mới khoảng 800m - PV) đi qua địa bàn xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời có hiện tượng sụt lún về phía biển với chiều dài khoảng 30m, chiều sâu 8-10cm.
Những năm gần đây, tuyến đê này thường xuyên xảy ra tình trạng sạt lở, sụt lún nghiêm trọng. Ảnh: Chúc Ly.
Tại vị trí cống Kênh Mới (thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời), dù có kè hộ đê phía ngoài, nhưng do không còn đai rừng phòng hộ nên thân đê chịu áp lực lớn. Ngay tại vị trí hướng về Đá Bạc, vào tháng 8/2019, do triều cường kết hợp sóng to, đã xảy ra sự cố tràn đê, phá hủy mái đê nghiêm trọng. Ảnh: TM.
Đầu tháng 5/2020, đê biển Tây đi qua địa bàn xã Khánh Tiến, huyện U Minh bị sụt lún mặt đê với chiều dài 1.670m. Trước đó, vào tháng 8/2017, tại xã Khánh Tiến, huyện U Minh, 130m đường trên đê mới làm xong đã sụt lún, nơi sâu nhất gần 2m.
Những kết luận ban đầu của cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau về nguyên nhân sụt lún đường trên đê biển Tây Cà Mau là do hạn hán, biến đổi khí hậu.
Đai rừng phòng hộ tại tuyến đê biển Tây Cà Mau đang bị thu hẹp rất nhanh. Ảnh: TM.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có quyết định ban bô tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây trên địa bàn huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời.
Qua khảo sát của ngành chức năng trên tuyến đê biển Tây ghi nhận, có 6 đoạn sạt lở rất nghiêm trọng với tổng chiều dài gần 5.000m. Tại các vị trí bị sạt lở, có nơi không còn đai rừng phòng hộ, có nơi đai rừng còn rất mỏng và dù phía ngoài có hệ thống kè hộ đê nhưng sóng biển vẫn gây tác động rất lớn lên mái đê, nguy cơ vỡ đê rất cao, nhất là khi thời tiết xấu, cực đoan xảy ra kết hợp với triều cường dâng cao.
Đoạn đê biển Tây đi qua xã Khánh Tiến, huyện U Minh, đai rừng bị mất rất nhiều. Ảnh: Chúc Ly.
Đặc biệt, nếu xảy ra vỡ đê trong mùa mưa bão sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân phía trong đê, đặc biệt là hệ sinh thái vùng ngọt; ảnh hưởng trực tiếp đến các khu dân cư sinh sống tập trung, trụ sở các cơ quan nhà nước, hệ thống lưới điện, trường học, trạm y tế... thuộc địa bàn các xã ven biển mà đê biển đi qua.
Đê biển Tây Cà Mau có an toàn?
Ghi nhận của phóng viên vào ngày 14/9, tại tuyến đê biển Tây đoạn đi qua xã Khánh Tiến, huyện U Minh, ở các điểm xảy ra sụt lún, sạt lở, nhiều nhân công vẫn đang thực hiện việc gia cố tuyến đê.
Tuyến đê biển Tây đoạn Hương Mai - Tiểu Dừa có nhiều điểm mặt đường bị rạn nứt, nếu không được xử lý kịp thời, khả năng "nong nước" khi mưa, sẽ có nguy cơ xảy ra sự cố. Ảnh: Chúc Ly.
Ông Lý Văn Chiên (57 tuổi, ngụ ấp 9, xã Khánh Tiến, huyện U Minh), cho hay: "Tuyến đê biển Tây này có vị trí quan trọng, bảo vệ cho hoạt động sản xuất bên trong của người dân, đa số là nuôi tôm. Khoảng mười mấy năm trước, đai rừng phòng hộ trước tuyến đê còn rất nhiều, nay thì rừng bị mất gần hết. Những năm gần đây, thấy đê biển bị sạt lở, chúng tôi rất lo sợ, vì mình như chơi vơi trước biển".
Trong khi đó, ông Đặng Văn Thọ (ngụ ấp 10, xã Khánh Tiến), có nhà nằm cặp chân đê biển Tây, cho biết: "Gia đình tôi ở đây đã hơn 20 năm. Ngày trước ở khu vực phía trong này nhìn ra phía biển thì không thấy biển, chỉ thấy cây rừng, sau một thời gian thì đất lở từ từ dần mất hết cây. Khoảng 3 năm trước thôi thì đai rừng còn khoảng 70m. Tuyến đê này mà lở thì xem như ở đây không còn sự sống".
Nhiều điểm sạt lở tại đoạn Hương Mai - Tiểu Dừa đang được gia cố. Ảnh: Chúc Ly.
"Từ khi đai rừng không còn thì nhà tôi phải sửa lại mấy lần vì gió lùa. Gia đình cũng khó khăn nên mới cố gắng bám trụ lại đây, nếu có điều kiện thì tôi cũng đi, vì ở đây thấy nguy hiểm quá", ông Thọ chia sẻ.
Trong khi đó, Kiểm toán Nhà nước KV5 vừa có kết luận kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý sử dụng vốn đầu tư dự án đầu xây dựng nâng cấp đê biển Tây tại Sở NNPTNT Cà Mau, phát hiện nhiều sai sót nghiêm trọng.
Ông Đặng Văn Thọ (ngụ ấp 10, xã Khánh Tiến) lo lắng cho căn nhà xiêu vẹo nằm cặp đê biển Tây bị "uy hiếp" khi đai rừng phòng hộ trước đê không còn. Ảnh: Chúc Ly.
Kiểm toán Nhà nước KV5 đã chỉ ra nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện dự án với số tiền sai phạm phải thu hồi nộp ngân sách, giảm thanh toán và giảm giá trị hợp đồng lên gần 96 tỷ đồng. Trong đó, hơn 90 tỷ đồng sai do dự toán được duyệt sai dẫn đến thanh toán sai, thanh toán sai so với khối lượng thi công thực tế khoảng 5,4 tỷ đồng.
Nhiều người dân trồng rau màu trên thân đê biển Tây để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Chúc Ly.
Tuyến đê biển Tây Cà Mau đang xảy ra sai phạm tiền tỷ liên tục sạt lở, dân thấp thỏm, lo âu. Ảnh: Chúc Ly.
Đặc biệt, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra, việc phê duyệt thiết kế cơ sở vi phạm hành vi bị nghiêm cấm của Luật Đê điều 2006 là cho phép khai thác đất trong hành lang bảo vệ đê. Quy định hành lang bảo vệ đê là 25m nhưng tỉnh phê duyệt cho đào đất ở khu vực cách đê 10m; duyệt thiết kế cơ sở hệ số đầm chặt K = 0,85, trong khi quy định K = 0,92.
Kiểm toán kiến nghị tỉnh Cà Mau phải báo cáo Bộ NNPTNT có ý kiến xử lý đối với độ an toàn của tuyến đê do các thiết kế cơ sở đã vi phạm điều cấm Luật Đê điều và sai hệ số đầm chặt.
Cậu bé nghèo mồ côi làm con nuôi đồn biên phòng Mẹ bỏ đi khi em còn rất nhỏ, cha qua đời vì bạo bệnh, ông bà lại già yếu, hoàn cảnh khó khăn nên em Vi Việt Khang (Quan Sơn, Thanh Hóa) được các chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo nhận làm con nuôi. Vi Việt Khang sinh năm 2007 tại bản Na Mèo, xã Na Mèo, huyện...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng về diễn biến giá vàng trong nước

Điều tra vụ người đàn ông chết cháy trên võng ở đường Hồng Bàng

Cháy tòa nhà Viet Tower 18 tầng ở Hà Nội

Bắt tạm giam Tuấn 'ngáo' tội giết người

Nữ Chi cục trưởng Thi hành án bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng

Quảng Nam: Xót xa 2 mẹ con tử vong dưới kênh chính Phú Ninh

Sập nhà xưởng ở Bình Dương, 3 người tử vong

Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng

Kiểm tra xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3, 'lộ' tài xế dùng ma túy

Hải "lé" điều hành đường dây cho vay lãi nặng như thế nào?

Quy định về nhiệm vụ của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát

Giá vàng lên sát 116 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay
Có thể bạn quan tâm

Vụ bắt ma túy ở Quảng Ninh: 'Vỏ bọc' của Bùi Đình Khánh qua lời kể hàng xóm
Pháp luật
19:14:46 18/04/2025
Hàng loạt máy tính Windows 11 bị 'màn hình xanh' sau khi cập nhật
Thế giới số
19:10:21 18/04/2025
Garnacho bị Amad mắng vì bỏ lỡ không tưởng
Sao thể thao
19:04:14 18/04/2025
Tuyết rơi dày bất thường tại dãy Alps
Thế giới
18:43:29 18/04/2025
Cái nhìn mới mang tin vui cho thiết kế iPhone 17 Pro
Đồ 2-tek
18:41:20 18/04/2025
Rầm rộ tin mỹ nhân "ngàn năm có một" chia tay tài tử Vườn Sao Băng
Sao châu á
17:43:01 18/04/2025
Mẹ biển - Tập 25: Hai Thơ sững sờ khi biết tin Đại còn sống
Phim việt
15:23:47 18/04/2025