Mới: Sắp xuất khẩu chính ngạch 100 tấn yến sào sang Trung Quốc
Ông Lê Duy Minh – Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cho biết như vậy bên lề Diễn đàn nâng cao chất lượng yến sào Việt Nam tổ chức tại TP.HCM sáng nay (26/3).
Nghề nuôi chim yến thương mại đã xuất hiện từ năm 2004 ở một số tỉnh thành Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Khoảng 5 năm trở lại đây, nghề này đã phát triển khá mạnh với nhiều loại và quy mô khác nhau.
Gần đây, nghề nuôi chim yến đã phát triển khá mạnh với nhiều loại hình và quy mô khác nhau.
Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu của sản phẩm yến sào hiện vẫn còn manh mún, chưa đi theo con đường chính ngạch.
Tại Diễn đàn nâng cao chất lượng yến sào Việt Nam vừa tổ chức sáng ngày 26.3, Công ty CP Tập đoàn quảng bá và phát triển thị trường yến sào Việt Nam (gọi tắt Tập đoàn yến Việt) đã chính thức ra mắt để làm nhịp cầu kết nối các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi chế biến trong nước để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Theo đó, Tập đoàn yến Việt là thành viên thuộc Hiệp hội Trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam do ông Lê Duy Minh làm Chủ tịch hội đồng sáng lập.
Mặc dù có rất nhiều tiềm năng, song thị trường xuất khẩu của sản phẩm yến sào hiện vẫn còn manh mún, chưa đi theo con đường chính ngạch khiến giá trị sản phẩm còn hạn chế.
Trước sự chứng kiến của lãnh Bộ NNPTNT, Tập đoàn yến Việt đã ký kết hợp đồng xuất khẩu yến sào Việt Nam với Công ty Đông Nam Yến Đô Hạ Môn, Trung Quốc.
Video đang HOT
Ông Hưng cho biết, phía Việt Nam sẽ xuất khẩu 100 tấn yến sào (trị giá khoảng 150 triệu USD) sang đối tác. Tuy nhiên, 100 tấn là con số rất lớn. Trước mắt, Tập đoàn Yến Việt chỉ mới đáp ứng khoảng 1/5 lượng đơn hàng. Vì nhiều thủ tục xuất khẩu khác nhau nên dự kiến tiến độ thời hạn hợp đồng khoảng 2 năm.
“Đây được xem là hợp đồng chính ngạch đầu tiên đưa yến sào Việt Nam vào thị trường tiêu thụ rộng lớn này”, ông Minh nói.
Lễ ký kết hợp đồng xuất khẩu yến sào Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Theo ông Lạc Nghĩa Ninh – Phó Chủ tịch Hiệp hội y dược vật chất Trung Quốc, Công ty Đông Nam Yến Đô Hạ Môn là cơ sở nhập khẩu yến sào chưa sơ chế được chỉ định của Trung Quốc, là 1 trong những cơ sở mậu dịch tự do trọng điểm và chiến lược của nước này.
Việt Nam có nguồn yến sào được thiên nhiên ưu đãi trong khi Trung Quốc là nơi tập trung của thị trường, vốn và công nghệ. “Thông qua kênh thương mại chính thức, ngành yến sào Việt Nam sẽ được nâng cấp và đạt được các lợi ích mậu dịch thương mại chung”, ông Ninh cho biết.
Chia sẻ tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho rằng việc ký kết biên bản hợp tác này sẽ là tiền đề quan trọng để các sản phẩm yến Việt Nam xuất khẩu chính ngạch ra các thị trường khác trên thế giới.
Hợp đồng xuất khẩu chính ngạch đầu tiên sẽ là tiền đề để yến sào Việt Nam ra thị trường thế giới.
Kéo theo đó là hàng loạt vấn đề từ đầu ra, quy chuẩn kỹ thuật chăn nuôi, các văn bản pháp lý sẽ được kiện toàn để phát triển ngành yến sào trong nước.
Thứ trưởng đề nghị Tập đoàn yến Việt cũng cần tính đến lộ trình xây dựng thương hiệu yến quốc gia; cùng phối hợp tháo gỡ sớm thủ tục pháp lý để yến Việt Nam đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của thế giới.
“Các hiệp hội ngành nghề liên quan cũng có vai trò rất lớn trong việc tập hợp các doanh nghiệp, cơ sở, nông hộ chăn nuôi và chế biến thành khối đoàn kết, tạo sức mạnh tập trung cho ngành thay vì phát triển rời rạc như hiện nay”, Thứ trưởng chia sẻ.
Theo Danviet
Chống "già hoá" nhân lực ngành nông nghiệp: Sang Nhật học làm nông?
Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành nông nghiệp Việt Nam đang "già" hóa, không chỉ về tuổi tác mà còn về kiến thức và chất lượng lao động.
"Lỗ hổng" chất lượng
Thế giới đang hướng tới nền thực phẩm và nông sản an toàn, nhưng Việt Nam vẫn chưa làm được điều này mà còn đang loay hoay ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, nông sản Việt chưa được người tiêu dùng trên thế giới tín nhiệm.Sản lượng xuất khẩu ra các nước nói chung và Nhật Bản nói riêng còn hạn chế.
Đó là những nhận định của các chuyên gia tại hội thảo "Hướng tới phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững" do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ NNPTNT phối hợp tổ chức mới đây tại TP.HCM.
Lao động ngành nông nghiệp Việt Nam đang "già" hóa không chỉ về tuổi tác mà còn về chất lượng lao động.ảnh internet
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT) đánh giá, ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức lớn là tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Việt Nam có khoảng 9 triệu hộ nông dân, nhưng mỗi hộ chỉ canh tác, sản xuất khoảng 0,5ha đất và năng suất sản xuất còn thấp. Điều này rất khó để tạo thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu dùng đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
"Thế giới đang rất coi trọng vấn đề an toàn thực phẩm nhưng hiện nay chúng ta chưa làm được đồng bộ vấn đề này. Nếu chỉ vài hộ sản xuất an toàn mà cả vùng không quan tâm cũng sẽ bị ảnh hưởng do thuốc bảo vệ thực vật bị gió lan tỏa ra xung quanh và lây nhiễm. Chính vì thế, vấn đề đào tạo trước tiên phải là nâng cao ý thức đầy đủ và đồng bộ cho người sản xuất, không chỉ cho vài cá nhân đơn lẻ mà cho cả vùng" - ông Tuấn nói.
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, không chỉ có kiến thức và kỹ năng sản xuất nông sản an toàn, chất lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu mà còn phải thân thiện với môi trường đang là yêu cầu bức thiết với ngành nông nghiệp Việt Nam.
Nông nghiệp Việt Nam cũng chịu nhiều tác động từ biến đổi khí hậu khiến nguồn tài nguyên ngày càng suy giảm, diện tích đất sản xuất ít đi, nguồn nước khan hiếm hơn, xâm nhập mặn, hạn hán...
Theo ông Tuấn, để xử lý được một loạt vấn đề đó, đưa nông nghiệp thành động lực cho tăng trưởng kinh tế cần có những giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững theo phương châm "tạo ra nhiều hơn từ ít hơn". Nghĩa là cần ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng giống mới, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, sử dụng ít tài nguyên hơn mà vẫn tạo ra được sản phẩm có giá trị mới cao hơn. Tất cả những điều này đòi hỏi Việt Nam có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp bài bản hơn.
Tăng cường thực tập sinh qua Nhật
Ông Takebe Tsutomu - cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt đề nghị, một trong những giải pháp
Ngoài xây dựng nguồn nhân lực, để phát triển bền vững, ngành nông nghiệp Việt Nam cần hình thành chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến thương mại nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp. Việt Nam cũng cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp để nông dân, doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối vận chuyển từ cánh đồng ra đường giao thông ".
Ông Tanaka Yasushi - Phó Chủ tịch JICA
cho bài toán nguồn nhân lực của Việt Nam, cần tăng cường gửi du học sinh - thực tập sinh qua Nhật Bản để học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.
"Một quả táo nông dân Nhật Bản đang bán với giá hơn 200.000 đồng, đối với các bạn là khá đắt nhưng chúng tôi bán rất chạy vì người tiêu dùng thế giới tin tưởng nông sản chúng tôi an toàn và chất lượng. Nhưng ở Việt Nam để sản xuất ra được sản phẩm tương tự giá thành lớn hơn nhiều, Việt Nam phải làm sao hạ được giá thành để bán được đại chúng hơn. Và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác cùng Việt Nam trong vấn đề này" - ông Takebe nói.
"10 năm qua, số du học sinh - thực tập sinh Việt Nam qua Nhật Bản thực tập tăng gấp 20 lần nhưng ở ngành nông nghiệp còn rất ít, các bạn nên tăng cường ở lĩnh vực này. Học xong nếu các bạn thiếu vốn sản xuất, tôi chỉ cho các bạn một nguồn đầu tư rất hấp dẫn, chính là các nông hộ nơi các bạn đang thực tập. Đừng coi thường, các chủ nông hộ Nhật Bản tích lũy khá nhiều. Nếu các bạn kêu gọi được họ đầu tư cho các bạn trở về Việt Nam mở các công ty liên doanh, liên kết, nhiều nông hộ thành lập hợp tác xã sản xuất nông sản an toàn rồi xuất lại sang Nhật thì đây sẽ là sự hợp tác win - win, hai bên cùng có lợi. Các bạn chỉ cần chú ý đến vấn đề uy tín, làm đúng theo hợp đồng đã ký kết là sẽ hợp tác lâu dài" - ông Takebe nói.
Ông Takebe cho biết, dù phải nhập khẩu đến 60% sản phẩm nông nghiệp nhưng Nhật Bản rất e ngại sản phẩm còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và sản phẩm biến đổi gen. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp, nông hộ Nhật Bản hợp tác với thực tập sinh Việt Nam sản xuất các sản phẩm mà Nhật Bản chưa có để cung ứng. Việt Nam có thể xuất khẩu vải, chuối sang Nhật và sắp tới là gia cầm, những sản phẩm đang rất được người tiêu dùng Nhật đón nhận.
Theo Danviet
25 suất học bổng VINASEED đến với trẻ em vượt khó tại Vĩnh Phúc Ngày 28/8, tại Nha văn hoa thiêu nhi huyên Vinh Tương, Công ty CP Giống cây trồng Trung ương (VINASEED) phối hợp với Huyên đoàn Vinh Tương tổ chức trao học bổng cho các em thiếu nhi vượt khó học tốt năm học 2017 - 2018. Tại buổi lễ, lãnh đạo Công ty Vinaseed đã trao tặng 25 suất học bổng cho 25...