Mối quan hệ Trung Ấn đang “kịch tính” ra sao?
Hôm 19/7, Defense News dẫn lời ông McDaniel Wicker, chuyên gia về an ninh châu Á, cho rằng, Trung Quốc-Ấn Độ dù luôn nỗ lực duy trì một mối quan hệ tích cực, nhưng với tình hình hiện tại, hai nước này không thể tránh nổi cạnh tranh, thậm chí đối đầu.
Hôm 20/7, New Delhi đã triển khai gần 100 xe tăng đến khu vực biên giới Ladakh, sát với Trung Quốc. Theo trang tin NDTV của Ấn Độ, lý do New Dehli làm vậy bởi thời gian gần đây, Bắc Kinh thường xuyên đột nhập vào các khu vực biên giới của nước này. Điều đó cho thấy Trung Quốc đang muốn khiêu khích Ấn Độ, làm căng thẳng thêm những tranh chấp biên giới giữa hai nước.
Đây là một trong nhiều động thái mới nhất cho thấy sự căng thẳng đang gia tăng giữa hai “gã khổng lồ” ở châu Á. Theo ông Wicker, Trung – Ấn sẽ còn tiếp tục căng thẳng, thậm chí còn có khả năng xảy ra đối đầu.
Sự cạnh tranh giữa các cường quốc đang nổi không có gì mới và cũng không đáng ngạc nhiên, đặc biệt là giữa hai quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc. Một Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ và hung hăng và một Ấn Độ ngày càng có ảnh hưởng chắc chắn sẽ mâu thuẫn trên nhiều mặt trận. Bắc Kinh muốn tiếp tục duy trì là cường quốc duy nhất ở châu Á, kéo dài từ Siberia đến Biển Ả Rập, trong khi Ấn Độ cũng muốn tăng cường ảnh hưởng trong khu vực, cũng như trên thế giới.
Ấn Độ điều xe tăng tới giáp biên giới Trung Quốc hôm 20/7.
Điều này được chứng minh khi cuối tuần trước, Trung Quốc đã ngăn Ấn Độ trở thành thành viên của Nhóm các nước cung ứng hạt nhân (NSG). NSG là một tổ chức kiểm soát hoạt động mua bán các vật liệu hạt nhân và các công nghệ có liên quan, sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất điện hạt nhân của Ấn Độ.
Dù đã nhận được sự ủng hộ của cả Mỹ, Anh, Pháp và nhiều quốc gia khác, nhưng Ấn Độ vẫn không vượt qua được sự cản trở của phái đoàn Trung Quốc để gia nhập NSG. Nhiều quan chức Ấn Độ cho rằng, hành động của Bắc Kinh thuần túy là vì lý do chính trị. Ngoài ra, Bắc Kinh còn ngăn New Dehli có được một ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Những hành động đó đã chứng tỏ được rằng Trung Quốc không muốn Ấn Độ có vai trò lớn hơn trên thế giới.
Bắc Kinh cũng đã theo dõi rất sát những động thái của Thủ tướng Narendra Modi nhằm tạo ra một Ấn Độ cởi mở và tích cực hơn trên thế giới.
Về phần mình, do có mối lo ngại lớn về Bắc Kinh, New Dehli đã tăng cường hợp tác với các cường quốc phương tây và các nước láng giềng châu Á. Cuộc tập trận hải quân gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ là một trong những động thái mới nhất cho thấy điều đó.
Video đang HOT
Khu vực Ladakh, sát biên giới Trung Quốc.
Ngoài ra, tháng 4/2016, Bộ Quốc phòng Mỹ và người đồng cấp Ấn Độ tuyên bố đã ký kết Biên bản Thỏa thuận Trao đổi Hậu cần (LEMOA). LEMOA cho phép New Dehli và Washington hỗ trợ hậu cần lẫn nhau. Quân đội Mỹ và Ấn Độ sẽ cùng chia sẻ các cơ sở tiếp nhiên liệu,phụ tùng, vật tư.
Những nỗ lực trên, kết hợp với thỏa thuận của Ấn Độ với các quốc gia ASEAN và Australia, khiến Bắc Kinh cảm thấy đang bị “bao vây” ngày càng chặt chẽ và và làm mối quan hệ Trung – Ấn căng thẳng hơn.
Trong khi đó, quân đội Trung Quốc đang tăng cường hiện đại hóa quân sự và thể hiện nhiều mục tiêu tham vọng. Các quan chức Ấn Độ cho biết đã phát hiện thấy nhiều tàu ngầm của Trung Quốc ở gần quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, cũng như ở Ấn Độ Dương, gần 4 lần mỗi quý. Hoạt động trên cùng với hoạt động tuần tra trên biển sẽ còn tiếp tục tăng khi Trung Quốc xây dựng “con đường tơ lụa hàng hải”, cho phép Bắc Kinh gây ảnh hưởng và bảo vệ chuỗi cung ứng từ châu Phi và Trung Đông thông qua Ấn Độ Dương, vào Biển Đông và tiến tới các cảng phía đông của Trung Quốc.
Đáp lại, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng tăng cường đầu tư nâng cao nhận thức hàng hải và khả năng chống tàu ngầm, dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ.
Ông Wicker nhấn mạnh, Ấn Độ – Trung Quốc là hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Họ cũng nằm trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên toàn cầu và đều có mong muốn đạt được vị thế chủ chốt ở châu Á. Do vậy, nếu xảy ra đối đầu thì nó sẽ là cuộc đối đầu nguy hiểm nhất trong khu vực.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng rất lo ngại và lên tiếng phản đối trước thông tin Trung Quốc sẽ sớm triển khai binh sĩ ở Pakistan để tăng cường an ninh cho Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) dài hơn 3.000 km bởi CPEC có đi qua khu vực Gilgit-Baltistan, thuộc sự kiểm soát của Pakistan tại vùng Kashmir đang có tranh chấp với Ấn Độ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Defense News, một tạp chí ra đời vào năm 1986, chuyên cung cấp những tin mới nhất cũng như các bài phân tích về các chương trình, chính sách, hoạt động và công nghệ quốc phòng.
Theo Infonet
Phán quyết 'đường lưỡi bò' phủ bóng hội nghị ASEAN tại Lào
Các chuyên gia cho rằng ASEAN khó lòng ra được tuyên bố chung về phán quyết &'đường lưỡi bò' của Tòa Trọng tài, nhưng ít nhất sẽ đề cập đến vấn đề Biển Đông.
Hội nghị đặc biệt ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc được tổ chức ngày 14/6 tại Côn Minh, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 49 (AMM-49) và các cuộc họp liên quan sẽ diễn ra ngày 23-26/7 tại Vientiane, Lào.
Đây sẽ là hội nghị khu vực đầu tiên kể từ khi Tòa Trọng tài ngày 12/7 ra phán quyết, tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà Bắc Kinh đơn phương vạch ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông.
Cây bút Ben Otto của WSJ nhận xét rằng các nước thành viên ASEAN và Mỹ đã phản ứng khá thận trọng với phán quyết của tòa. Họ ra những tuyên bố kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng chưa thúc ép Trung Quốc rút lại yêu sách chủ quyền phi lý của mình trên Biển Đông.
Điều này có nghĩa là chương trình nghị sự tại Lào - nước chủ nhà của một loạt cuộc họp ASEAN năm nay, sẽ bấp bênh hơn so với bình thường. ASEAN từ lâu đã chia rẽ về tình hình Biển Đông, khi các quốc gia nhỏ như Campuchia bị cáo buộc ngăn không cho khối đưa ra lập trường thống nhất về vấn đề này, và các nước khác cũng sợ làm mất lòng một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của họ.
Khi Campuchia chủ trì Hội nghị ASEAN năm 2012, Trung Quốc đã vận động nước này để tránh đề cập đến vấn đề Biển Đông, khiến ASEAN lần đầu tiên trong 40 năm không ra được tuyên bố chung sau cuộc họp chính của các ngoại trưởng. Hồi tháng 6, Campuchia ra tuyên bố, nói rằng họ không ủng hộ việc Tòa Trọng tài ra phán quyết về Biển Đông và sẽ phản đối bất cứ tuyên bố nào của ASEAN ủng hộ phán quyết.
Hiện chưa rõ Lào, quốc gia giáp với Trung Quốc và nhận được lượng lớn đầu tư lớn từ Bắc Kinh trong những năm gần đây, có lái chương trình nghị sự ASEAN chệch ra khỏi vấn đề hóc búa đối với Trung Quốc hay không.
Các nhà ngoại giao khu vực cho biết Trung Quốc đã vận động nhiều nước để tránh ra tuyên bố chính thức đề cập đến phán quyết của tòa trọng tài hoặc luật pháp quốc tế về vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, họ cũng cho biết một số nước ASEAN đang thúc đẩy để vấn đề này giành được nhiều sự chú ý hơn. I. Derry Aman, giám đốc đối tác đối thoại và hợp tác liên khu vực của Bộ Ngoại giao Indonesia, cho biết Jakarta sẽ thúc đẩy các cuộc thảo luận về Biển Đông tại cuộc họp, bao gồm cả việc đề cập đến vấn đề này trong tuyên bố bế mạc.
"Đây là một cuộc đàm phán, vì vậy điều quan trọng là chúng ta đưa vấn đề Biển Đông vào thông cáo chung", ông Aman nói. Ông nhắc đến hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Campuchia vào năm 2012 và nói: "Chúng tôi phải tránh tình huống như thế xảy ra một lần nữa".
Khó đề cập đến phán quyết
Trung Quốc không có vai trò chính thức trong giai đoạn đầu của hội nghị cuối tuần này, nhưng vào sáng 24/7, họ sẽ sẽ hội đàm với khối ASEAN. Ngày 25/7, Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia khác dự kiến cùng ASEAN tham gia hội nghị ngoại trưởng Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN 27 thành viên - một hội nghị về an ninh.
Một người am hiểu về kế hoạch của các nước thành viên ASEAN cho biết một số nhà ngoại giao đặt hy vọng cao vào hội nghị, hy vọng rằng nó sẽ đưa ra tuyên bố "chưa có tiền lệ" về địa chính trị sau phán quyết của Tòa Trọng tài.
Tuy nhiên, các chuyên gia trong khu vực hoài nghi về khả năng này. "Tôi nghĩ rằng may ra thì ASEAN sẽ đề cập gián tiếp đến phán quyết trong tuyên bố cuối cùng của họ, chứ chưa nói đến là có cách tiếp cận mới", Ian Storey, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện Ishak Yusof tại Singapore, nhận xét.
Theo Diplomat, Termsak Chalermpalanupap, nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu ASEAN tại Viện Ishak Yusof ở Singapore nhận xét rằng các ngoại trưởng tham dự AMM lần thứ 49 là một nhóm tương đối thiếu kinh nghiệm. Chỉ ba người trong số họ (ông Retno Marsudi của Indonesia, ông Anifah Aman của Malaysia, và ông Phạm Bình Minh của Việt Nam) đã tham dự Hội nghị AMM lần thứ 48 tại Kuala Lumpur tháng 8 năm ngoái. Mối quan hệ của họ vẫn chưa phát triển. Người chủ trì, Ngoại trưởng Lào Saleumxay Kommasith, chỉ vừa nhậm chức được 4 tháng.
Trong bối cảnh đó, ASEAN dễ bị can thiệp và thao túng bởi bên ngoài. Ngoại trưởng Lào sẽ phải đối mặt với áp lực rất lớn từ tất cả các bên, đặc biệt là về việc nói gì và tránh đề cập gì về vấn đề Biển Đông trong thông cáo chung của AMM, và tuyên bố của Chủ tịch Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF).
Ông cho rằng ASEAN sẽ khó lòng đưa ra được tuyên bố chung về phán quyết của Tòa Trọng tài, vì có bất đồng ý kiến trong nội bộ, nhưng ông nhấn mạnh thực tế rằng phán quyết vốn đã ràng buộc pháp lý với tất cả các bên tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), bao gồm cả Trung Quốc.
Chalermpalanupap cho rằng ít nhất, ASEAN có thể nhắc lại những nguyên tắc ủng hộ hòa bình về vấn đề Biển Đông, lên tiếng ủng hộ cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa Philippines và Trung Quốc. Họ cũng có thể yêu cầu sự hỗ trợ của các nước bên ngoài, nhất là những đối tác đối thoại của ASEAN như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ và EU, để khuyến khích giải quyết hòa bình các tranh chấp và đề cao tính thượng tôn pháp luật trong vấn đề Biển Đông.
Ông Storey thì cho rằng hội nghị những ngày sắp tới sẽ không phải là dịp để thúc đẩy các cuộc đàm phán với Trung Quốc. "Trung Quốc chưa sẵn sàng thoả hiệp trước khi tòa ra phán quyết và chắc chắn bây giờ cũng không", ông nói thêm.
Theo Vnexpress
Graham Cluley: Bộ công cụ Neutrino bổ sung khai thác lỗ hổng trong IE Theo phát hiện của hãng bảo mật FireEye (Mỹ), những kẻ đứng sau bộ công cụ khai thác Neutrino đã nắm bắt thêm một lỗ hổng tấn công trình duyệt Internet Explorer để bổ sung vào khả năng khai thác của nó. Vào ngày 10/05/2016, Microsoft đã phát hành một loạt các bản cập nhật bảo mật, trong đó có bản vá cho...