“Mối quan hệ môi răng” của giới chính khách và truyền thông
Tính độc lập “tuyệt đối” của các phương tiện truyền thông, hay “đạo quân quyền lực thứ 4″ mà giới chính khách phương Tây thường rêu rao là đặc trưng của “ thế giới tự do”, thực ra không phải vậy! Nhất là ở CHLB Đức, quốc gia vốn được mệnh danh là “tấm gương” của nền dân chủ và “đầu tàu kinh tế” của Liên minh châu Âu (EU).
Ít có độc giả “trung thành” nào biết được, rằng trong cơ cấu điều hành của nhiều tờ báo và tạp chí phổ biến ở Đức luôn hiện diện các chính trị gia đương chức hay đã hồi hưu. Lẽ đương nhiên, họ thường sử dụng quyền lực “tối thượng” của mình để can thiệp vào nội dung các ấn bản.
Tiêu biểu cho hiện tượng này là trường hợp của cựu Tổng thống Đức Christian Wulff, vị chính khách cộm cán từng có chân trong Ban lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) đương quyền do Thủ tướng Angela Merkel làm Chủ tịch.
Khi còn đương chức, C. Wulff đã nhiều lần gọi điện thoại gây sức ép với Tổng biên tập Kai Diekmann của tờ nhật báo Bild bán chạy nhất nước Đức, đòi phải chấm dứt đăng thiên phóng sự điều tra nhiều kỳ về vụ bê bối tài chính khi C. Wulff còn là Thủ hiến bang Lower Saxony, trước khi trở thành Tổng thống CHLB Đức.
Rồi vụ scandal tai tiếng này dẫn tới kết cục “quá mù ra mưa”, khi C. Wulff bị cáo buộc lừa dối giới lập pháp bang Lower Saxony, khiến chính khách lão luyện C. Wulff phải từ chức vào giữa tháng 2/2012 khi chưa qua hết nửa nhiệm kỳ.
Kế đến là trường hợp của một nhân vật cũng nổi danh không kém. Đó là Hans Michael Strepp, người phát ngôn lâu năm của đảng Liên minh Xã hội Thiên Chúa giáo (CSU), chính đảng đồng minh chủ chốt luôn sát cánh với CDU trong các kỳ bầu cử giúp hình thành Chính phủ liên minh của Thủ tướng A. Merkel.
Video đang HOT
Trong vai trò thư ký báo chí cho Thủ hiến bang Bavaria kiêm Chủ tịch CSU Horst Seehofer, H. Strepp thường xuyên gọi điện thoại và nhắn tin tác động tới giới truyền thông, ngăn cản những tin bài không có lợi cho CSU nhất là trước các kỳ bầu cử.
Cụ thể nhân danh Thủ hiến H. Seehofer cũng là người có chân trong Hội đồng quản trị của Đài Truyền hình quốc gia ZDF, phát ngôn viên H. Strepp thường thay mặt “thân chủ” của mình yêu cầu Ban lãnh đạo ZDF gạt bỏ những tin tức “nói xấu”, hay “bôi đen” CSU.
Còn với tờ nhật báo Sueddeutsche Zeitung có lượng độc giả đăng ký đặt mua dài hạn lớn nhất ở Đức, H. Strepp lại thay mặt Tổng thư ký CSU Alexander Dobrindt cũng là thành viên Hội đồng quản trị của báo, luôn gọi điện thoại gây áp lực với Tổng biên tập Kurt Kister về mảng tin thời sự sắp đăng. Sự can thiệp có hệ thống vào tính “độc lập” của báo giới đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Đức phanh phui.
Sau hơn 6 năm làm phát ngôn viên của CSU, cuối cùng H. Strepp cũng phải đệ đơn từ chức vào cuối tháng 10/2012 để “giữ uy tín cho đảng”(!).
Quá bức xúc trước sự o bế từ giới chính khách thuộc các đảng phái, ký giả kỳ cựu Nikolaus Brender luôn theo đuổi tiêu chí làm báo tự do đã quyết định từ chức Tổng biên tập Đài Truyền hình ZDF, sau khi gửi một bức thư ngỏ tới Thủ tướng A. Merkel kêu gọi hạn chế ảnh hưởng của các chính trị gia lên các phương tiện truyền thông đại chúng mà không có kết quả. Trước lúc Tổng biên tập N. Brender từ chức, trong thành phần Hội đồng Quản trị ZDF giới chính khách thuộc CDU và CSU chiếm đa số nên luôn có… tiếng nói quyết định(?!).
Đề cập tới sự khách quan mà giới truyền thông Đức luôn khẳng định, khiến các chính trị gia nêu trên phải từ chức vì đã vi phạm tính độc lập của sự tự do thông tin, cây bút bình luận chính trị Michael Hanfeld của tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, nhật báo Đức có lượng phát hành lớn nhất tới 148 quốc gia, nhận định: “Trong thực tế báo giới nói chung hoàn toàn bất lực trước các sức ép tứ bề. Làm sao có thể độc lập thực sự được, trong khi các ban bệ do nhà nước lập ra chuyên giám sát truyền thông công cộng luôn có sự hiện diện của giới chính trị gia đầy thực quyền? Hiển nhiên nhiệm vụ đầu tiên là họ phải bảo vệ cho quyền lợi chính trị của đảng mình chứ!”
Theo CAND
Trung Quốc không muốn nâng cấp Kilo, lại phàn nàn Nga thiên vị Việt Nam
Nguyệt san tháng 11 của Tạp chí quốc phòng Canada Kanwa Defence Review cho biết, trước đây Moscow đã từng mời Bắc Kinh cải tiến các tàu ngầm Kilo, lắp đặt thêm các hệ thống tên lửa Club-S, nhưng họ đã không mặn mà với đề nghị này
Cục phó Cục thiết kế Rubin của Nga, ông Andrey Baranov tiết lộ, Nga đã kiến nghị với Hải quân Trung Quốc về việc nâng cấp tàu ngầm lớp Kilo Project 877EKM, trang bị thêm tên lửa hành trình ngầm đối hạm siêu âm Klub-S, nhưng Hải quân Trung Quốc không đưa ra phản hồi tích cực.
Hiện nay, Nhà máy đóng tàu Admiralty của Nga đang đóng 6 tàu ngầm Kilo 636 chạy bằng diesel điện cho hải quân Việt Nam. Kế hoạch này hiện đang tiến triển rất thuận lợi, chiếc đầu tiên đã lên đường về Việt Nam, dự kiến tháng 1-2014 sẽ chính thức kéo quốc kỳ Việt Nam, chiếc thứ 2 có thể được bàn giao vào tháng 1-2014, chiếc thứ 3 có thể cuối năm 2014 và cả 6 tàu sẽ được bàn giao trước năm 2016.
Ông Andrey Baranov còn nhấn mạnh, hiện Nga đang phát triển tàu ngầm lớp Lada được thiết kế hệ thống động lực không cần không khí (AIP), chiếc tàu ngầm thứ ba lớp Lada của hải quân Nga đã được tích hợp hệ thống AIP. Điều này có nghĩa là hải quân Nga đã quyết định, chiếc thứ 4, 5, 6 cũng sẽ được lắp đặt hệ thống AIP.
Tàu ngầm Kilo 636MV HQ-182 Hà Nội của Việt Nam
Từ lâu, kế hoạch nâng cấp tàu ngầm lớp Kilo Project 636, Kilo Project 877EKM đã được đưa vào chương trình nghị sự, đặc biệt là với hải quân các nước đã sử dụng số lượng lớn các tàu ngầm Kilo 877 và 636 như Ấn Độ, Trung Quốc và Algieria.
Hải quân Ấn Độ đã tuyên bố sẽ từng bước nâng cấp toàn bộ 10 tàu ngầm Kilo Project 877EKM, tích hợp hệ thống tên lửa Club-S. Hiện nay, công việc cải tiến đã và sẽ được được triển khai tại Nga. Từ năm 1997 trở lại đây, nhà máy này đã lần lượt cải tạo, nâng cấp hiện đại 5 tàu ngầm Kilo 877EKM của hải quân Ấn Độ.
Các tàu ngầm Kilo Ấn Độ đã được nâng cấp lớn bao gồm: Tàu S-58 Sindhuvir hoàn tất năm 1999, S-57 Sindhuraj hoàn thành năm 2001, S-55 Sindhughosh hoàn thiện năm 2005, còn S-62 Sindhuvijay được bàn giao vào năm 2007 và chiếc thứ 5 là S-63 Sindhurakshak vừa trở về Ấn Độ đầu năm nay thì bị cháy do ngư lôi phát nổ vào ngày 14-08 vừa qua.
Tàu ngầm Kilo 636MK (877EKM) của Trung Quốc
Ông Andrey Baranov khẳng định: "Chúng tôi đã sớm đề nghị hải quân Trung Quốc cải tiến loại tàu ngầm Kilo 877, tích hợp hệ thống tên lửa ngầm đối hạm Club-S mới, nhưng họ không đưa ra các phản hồi tích cực". Như vậy là Trung Quốc không muốn nâng cấp tàu ngầm chứ không phải là Nga "không cung cấp cho Trung Quốc các hệ thống tên lửa Club-S tối tân" như các phương tiện truyền thông của họ tuyên bố.
Trước đây, khi Moscow giúp New Dehli cải tiến các tàu ngầm này thì Bắc Kinh cũng lời ra tiếng vào cho là Nga thiên vị. Còn khi Việt Nam mua 6 tàu ngầm Kilo 636MV có trang bị các loại tên lửa hành trình chống hạm và đối đất tiên tiến thế hệ Club-S, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng rầm rộ lên tiếng cho là Nga thiên vị, trang bị cho Kilo Việt Nam những vũ khí mạnh hơn của Trung Quốc, rõ ràng là có ý bênh vực Việt Nam trong vấn đề tranh chấp biển Đông với Trung Quốc.
Theo ANTD
Một chính khách Nhật bị bắt tại Trung Quốc vì 'mang ma túy' Một chính trị gia Nhật Bản đã bị bắt giữ tại Trung Quốc vi 'mang theo ma túy', AFP dân lơi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi thông báo ngay 15.11. Sân bay quốc tế Bạch Vân tại thành phố Quảng Châu, nơi chính khách Nhật bị bắt giữ - Ảnh: AFP Đo la ông Takuma Sakuragi, bị bắt...