Mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ phát triển mạnh mẽ
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, chuyến thăm của Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj tới Việt Nam từ ngày 25-26/8 sẽ truyền thêm động lực mới cho mối quan hệ đối tác chiến lược đang không ngừng phát triển mạnh mẽ.
Quang cảnh một cuộc hội thảo thương mại, đầu tư Việt Nam-Ấn Độ. (Nguồn: TTXVN)
Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Tân đã trả lời phỏng vấn Tổng Biên tập báo điện tử India Writes Network Manish Chan về quan hệ Ấn-Việt, cũng như vai trò của Ấn Độ trong khu vực.
Đại sứ Nguyễn Thanh Tân cho biết chuyến thăm của Ngoại trưởng Swaraj rất quan trọng vì đây là lần đầu tiên bà tới Việt Nam sau khi Chính phủ mới được thành lập tại Ấn Độ.
Đây là sự khẳng định chính sách của Ấn Độ đối với Việt Nam – một người bạn tốt và có sự gắn kết bền vững kể từ khi hai nước giành được độc lập.
Theo Đại sứ Nguyễn Thanh Tân, cả Ấn Độ và Việt Nam đều đang duy trì mối quan hệ đối tác chiến lược tốt đẹp.
Tổng thống Pranab Mukherjee sẽ sớm thăm Việt Nam, một sự khẳng định về chính sách với Việt Nam của Chính phủ Ấn Độ.
Video đang HOT
Các nhà lãnh đạo Việt Nam hy vọng trong chuyến thăm của Tổng thống Mukherjee, hai nước sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến quan hệ song phương; trao đổi quan điểm về tình hình khu vực, cũng như các vấn đề quốc tế.
Về quan hệ kinh tế Việt Nam-Ấn Độ, Đại sứ Nguyễn Thanh Tân cho biết kim ngạch thương mại song phương năm ngoái đã lên tới 6,2 tỷ USD so với mức 3,4 tỷ USD của năm 2010 và dự kiến hai nước sẽ đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 7 tỷ USD vào cuối năm 2015 và 15 tỷ USD vào cuối năm 2020.
Trong lĩnh vực hợp tác phát triển và xây dựng năng lực, Đại sứ Nguyễn Thanh Tân cho biết mỗi năm Ấn Độ dành cho Việt Nam 150 suất học bổng.
Ấn Độ là nơi môi trường rất tốt đối với các cán bộ Việt Nam tới học tập, nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản lý.
Trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, Đại sứ Nguyễn Thanh Tân nhấn mạnh, đầu tiên hai nước đã cử Tùy viên quốc phòng tại mỗi nước và sau đó đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương.
Hai nước đã thiết lập cơ chế Đối thoại Chiến lược cấp Thứ trưởng Quốc phòng.
Trong những năm qua, quan hệ hợp tác quốc phòng song phương đã được tăng cường và phát triển. Ấn Độ rất sẵn lòng giúp Việt Nam đào tạo các sỹ quan hải quân, không quân và lục quân.
Trả lời câu hỏi về vai trò của Ấn Độ trong khu vực, Đại sứ Nguyễn Thanh Tân khẳng định Việt Nam là một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ASEAN đã ký Hiệp định Tự do thương mại (FTA) về trao đổi hàng hóa với Ấn Độ và hiện hai bên đang hướng tới ký một FTA về dịch vụ và đầu tư.
Việt Nam hoan nghênh các hàng hóa Ấn Độ. Trong khi đó, Ấn Độ cũng là một thị trường tốt cho hàng hóa từ Việt Nam, đặc biệt là hàng điện tử.
Về sự phối hợp trong các vấn đề khu vực, Việt Nam và Ấn Độ có lập trường giống nhau về các vấn đề trong khu vực.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) hồi tuần trước ở Myanmar, Ngoại trưởng Ấn Độ đã tái khẳng định lập trường đối với khu vực, ủng hộ giải pháp hòa bình đối với tất cả các tranh chấp trong khu vực; ủng hộ tự do hàng hải và tìm giải pháp cho các vấn đề cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển; phản đối việc sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề khu vực.
Đại sứ Nguyễn Thanh Tân nhấn mạnh Việt Nam tiếp tục ủng hộ chính sách hướng Đông của Ấn Độ và là người bạn thủy chung của New Delhi.
http://www.vietnamplus.vn/moi-quan-he-giua-viet-nam-va-an-do-phat-trien-manh-me/277188.vnp
Theo VietnamPlus/TTXVN
Ấn Độ hướng đến chính sách đối ngoại mạnh mẽ
Chính phủ mới của Ấn Độ khẳng định nước này theo đuổi chính sách hòa bình nhưng sẵn sàng đối đầu khi cần thiết.
Thủ tướng Narendra Modi (giữa) muốn xây dựng một đất nước Ấn Độ "không ngại đối đầu" - Ảnh: Reuters
Ngày 9.6, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee và Thủ tướng Narendra Modi đã tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến chào xã giao trong khuôn khổ chuyến thăm kéo dài 2 ngày đến quốc gia Nam Á, theo AFP. Chuyến thăm của ông Vương với tư cách là đặc phái viên của Chủ tịch Tập Cận Bình được xem là động thái của Trung Quốc nhằm "kết thân" với chính phủ mới tại New Delhi và chuẩn bị cho chuyến thăm Ấn của ông Tập trong năm nay.
Tuy nhiên, ngay trước buổi tiếp ông Vương, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra cam kết theo đuổi một chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn và "can dự năng động hơn" với Trung Quốc. Trong bài phát biểu quan trọng trước quốc hội do Thủ tướng Modi chấp bút, Tổng thống Mukherjee tuyên bố Ấn Độ muốn có quan hệ hòa bình và hữu nghị với tất cả các nước nhưng sẽ không tránh né sự đối đầu khi cần thiết. Ông nói chính phủ do Thủ tướng Modi lãnh đạo "cam kết xây dựng một nước Ấn Độ hùng mạnh, độc lập và tự tin" và muốn có một "vị trí phù hợp trong sự công nhận của các nước".
Trong diễn văn được dư luận trong và ngoài nước chú ý, Tổng thống Mukherjee đã đề cập riêng Trung Quốc và khẳng định: "Chính phủ của chúng tôi sẽ can dự năng động hơn với các nước láng giềng trong khu vực, bao gồm Trung Quốc. Với những nước này, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển đối sách quan hệ đối tác và chiến lược của mình".
AFP dẫn lời giới quan sát nhận định, Thủ tướng Modi, được cho là có quan điểm cứng rắn về ngoại giao và chủ quyền, đang đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn là vừa phải đối phó một Trung Quốc ngày càng cứng rắn và đang nỗ lực mở rộng ảnh hưởng sang Nam Á, vừa phải cố gắng tăng cường quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Quan hệ song phương vẫn còn ẩn chứa nhiều trắc trở do tranh chấp chủ quyền và việc Trung Quốc đang có những hành vi gây căng thẳng trên biển Đông, vốn là tuyến hàng hải đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với lợi ích chiến lược của Ấn Độ. Trong chiến dịch vận động tranh cử hồi tháng 2, ông Modi đã từng cảnh báo Trung Quốc không được có "tư tưởng bành trướng". Theo trang tin Ấn Độ Saharasamay, tại cuộc gặp ngày 8.6, Ngoại trưởng Sushma Swaraj cũng đã nói thẳng với người đồng cấp Vương Nghị rằng nếu muốn có quan hệ tốt với Ấn Độ, Trung Quốc phải không để tái diễn tình trạng binh lính nước này xâm phạm lãnh thổ Ấn Độ.
Với những tuyên bố trên, chính phủ mới ở Ấn Độ rõ ràng muốn cho Trung Quốc thấy những động thái gây hấn của nước này gần đây và trong thời gian tới sẽ không dễ dàng được bỏ qua, dù Bắc Kinh "ve vãn" tài tình đến mức nào.
Theo TNO
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh từ chức Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã đệ đơn từ chức vào chiều qua sau khi chính phủ Liên minh tiến bộ thống nhất (UPA) do ông lãnh đạo nhận thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử Hạ viện kết thúc cách đây 6 ngày. Ông Manmohan Singh rời khỏi chức vụ sau khi đảng Quốc đại cầm quyền thất cử trong...