Mối quan hệ của Apple và Trung Quốc đang xuống dốc
iBooks và iTunes bị đóng cửa cùng với đó Apple không cung cấp mã nguồn cho chính phủ. Đó là những điều báo hiệu mối quan hệ của Táo khuyết và Trung Quốc đang xuống dốc.
Tuần trước, iBooks và iTunes của Apple đã bị đóng cửa ở Trung Quốc, sau sáu tháng phát hành tại quốc gia này. Theo The New York Times, chính phủ Trung Quốc đã buộc Táo khuyết phải làm điều này, điều đó cho thấy mối quan hệ đi xuống giữa 2 bên.
Theo thông tin từ The Times, ban đầu, Apple cố gắng chấp nhận những đòi hỏi gắt gao của chính phủ để được phát hành dịch vụ tại đây. Nhưng sau đó, Cục quản lý nhà nước về báo chí và điện ảnh vẫn bắt Táo khuyết đóng cửa.
Giám đốc điều hành, Tim Cook xuất hiện trong lễ ra mắt iPhone tại Trung Quốc. Ảnh: Chinafotopress.
“Chúng tôi hy vọng những quyển sách và bộ phim sẽ sớm xuất hiện trở lại với các khách hàng tại Trung Quốc càng sớm càng tốt”, phát ngôn viên của Apple cho biết.
Mối quan hệ của Apple và Trung Quốc đi xuống là tín hiệu xấu cho công ty. Trong vài năm trở lại đây, quốc gia đông dân nhất thể giới, thị trường chính và đầy tiềm năng đã phát triển và đạt lợi nhuận kỷ lục. Hơn 50% tăng trưởng doanh thu của Apple là nhờ Trung Quốc.
Video đang HOT
Rõ ràng, nếu tăng trưởng tại thị trường Trung Quốc chậm lại sẽ tác động không nhỏ đến giá cổ phiếu của Apple trong tương lai.
Không phải tất cả mọi thứ đều thuận buồm xuôi giá với Apple tại đất nước hơn tỷ dân. Năm 2014, khi Apple ra mắt iPhone 6, Bộ Công nghệ Thông tin Trung Quốc từ chối cấp chứng nhận cho sản phẩm này. Cũng trong thời gian đó, Apple đã phải chuyển các dữ liệu khách hàng tại Trung Quốc vào các máy chủ được đặt tại quốc gia này theo yêu cầu của chính phủ.
Rất nhiều điều mà chính phủ Trung Quốc đặt ra gây khó khăn cho Apple. Đầu tuần này, Bruce Sewell, luật sự của Apple đã chính thức từ chối việc cung cấp mã nguồn của Apple cho chính phủ Trung Quốc. Điều này làm các nhà quản lý của quốc gia đông dân nhấ thế giới cảm thấy không vui.
Tuy nhiên, phải nói rằng, Apple đã có mối quan hệ khá tốt với các quan chức chính phủ của Trung Quốc so với những tập người khổng lồ đến từ Mỹ như Goolge hay Facebook.
Công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới rời khỏi Trung Quốc năm 2010 khi bị bó buộc về chính sách thông tin. Trong khi, Facebook bị cấm 1 năm trước đó. Ngoài ra, Cisco, IBM và Microsoft cũng có doanh số không khả quan tại thị trường lớn nhất thế giới trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, Apple là trường hợp đặc biệt so với các hãng công nghệ khác. Giám đốc điều hành Tim Cook đã có cuộc gặp chính thức với chủ tịch China Mobile Guohuaxi vào năm 2014 khi ông có chuyến thăm Bắc Kinh (China Mobile là doanh nghiệp nhà nước).
Tại đất nước tỷ dân, Táo khuyết được xem như một thương hiệu thời trang. Không giống với Microsoft bị buộc phải sản xuất phiên bản tùy chỉnh phần mềm, Apple không phải làm điều này.
Việc đóng cửa iTunes và iBook báo hiệu những bất lợi trong thời gian tới với Apple tại thị trường Trung Quốc.
Vũ Hoàng Phong
Theo Zing
Apple bị buộc đóng cửa một số dịch vụ tại Trung Quốc
Sau khi ban hành quy định mới trong lĩnh vực xuất bản nội dung trực tuyến, Trung Quốc bắt đầu có những bước đi cứng rắn khi yêu cầu Apple đóng cửa dịch vụ phim và sách.
Dịch vụ sách và phim của Apple đã phải đóng cửa tại Trung Quốc sau khi chính quyền nước này ban hành quy định mới về xuất bản, phát thanh, truyền hình và điện ảnh. Khi người dùng truy cập vào cửa hàng sách trực tuyến iBooks và dịch vụ phim trên iTunes tại Trung Quốc sẽ nhận được thông báo với nội dung "Dịch vụ không có sẵn tại khu vực".
Theo tờ The New York Times, Cục Quản lý Nhà nước về Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc đã yêu cầu Apple đóng cửa các dịch vụ này.
Nhân viên Apple đang hỗ trợ khách hàng tại một cửa hàng ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.
Phát ngôn viên của Apple tại Trung Quốc cho biết: "Công ty hy vọng các dịch vụ này sẽ xuất hiện trong thời gian ngắn nhất để phục vụ nhu cầu của người dùng". Đây không phải lần đầu các dịch vụ của Apple bị đóng cửa tại Trung Quốc. Ứng dụng Tin tức của hãng xuất hiện cùng iOS 9 cũng không thể truy cập tại đây.
Trung Quốc là thị trường iPhone lớn nhất của Apple, và đứng thứ hai về tổng doanh thu. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc luôn coi hãng công nghệ đến từ Mỹ là mối nguy hại cho an ninh quốc gia. Khác với Google, Apple có những bước đi khá mềm mỏng khi tuân thủ mọi yêu cầu của chính phủ.
Tháng ba vừa qua, chính quyền Trung Quốc đã ban hành quy định mới, nghiêm cấm bất cứ cơ quan truyền thông nước ngoài nào tham gia xuất bản tin tức trực tuyến, đồng thời khuyến khích các cơ quan báo chí trong nước xuất bản các nội dung trực tuyến. Đây là nỗ lực của chính quyền Trung Quốc trong việc kiểm soát không gian mạng.
Mới đây, chính phủ Mỹ bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc kiểm duyệt Internet. Họ nhận định vấn đề này sẽ trở thành rào cản cho việc giao dịch thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia khác. Còn chính phủ Trung Quốc cho rằng, việc kiểm soát Internet là cần thiết để chống lại làn sóng khủng bố, tư tưởng nước ngoài gây bất ổn quốc gia.
Trần Tiến
Theo Zing
Apple bắt đầu gặp khó tại Trung Quốc Trung Quốc không còn là miếng bánh ngon của Táo khuyết khi hàng loạt các thiết bị di động nội địa có cấu hình cao cấp nhưng giá thành rẻ. Sau Bắc Mỹ, Trung Quốc trở thành thị trường trọng điểm của Apple. Trong năm tài chính 2015, Trung Quốc đem lại cho Apple 58,72 tỷ USD doanh thu, với tốc độ tăng...