Mối “oan nghiệt” giữa công ty Phương Trang và Hứa Thị Phấn
Trên giấy tờ, Hứa Thị Phấn giải ngân cho công ty Phương Trang lên tới 9.437 tỉ đồng. Nhưng công ty Phương Trang cho là chỉ nhận hơn 3.936 tỉ đồng.
Đẩy dư nợ cho Phương Trang
Ngày 14/5, TAND TPHCM tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án Hứa Thị Phấn (nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín – viết tắt TrustBank, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần đầu tư phát triển Phú Mỹ) cùng 27 đồng phạm. Các bị cáo bị truy tố ở 2 tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo tại tòa.
Theo số liệu của CB (VNCB cũ, tiền thân là Trustank), từ năm 2010 – 2012, Trustbank chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang đã giải ngân cho công ty CP Đầu tư Phương Trang cùng 18 công ty, 22 cá nhân có quan hệ hợp tác (gọi tắt là nhóm Phương Trang) tổng cộng 83 khoản vay, một khoản phát hành trái phiếu, tổng số tiền TrustBank giải ngân trên sổ sách gần 16.468 tỉ đồng.
Sau khi Phương Trang đã tất toán một số khoản vay, đến nay còn dư nợ hơn 25.941 tỉ đồng, trong đó dư nợ gốc là 9.437 tỉ đồng. Tuy nhiên, Phương Trang xác định, trong tổng số dư nợ gốc theo sổ sách mà Trustbank giải ngân thì công ty chỉ nhận được hơn 3.936 tỉ đồng.
Theo đó, công ty tố cáo bà Hứa Thị Phấn và Trustbank, lợi dụng công ty cần tiền để đầu tư kinh doanh nên buộc ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ nhận tiền mặt; phê duyệt hồ sơ vay và tiến hành giải ngân khoản vay mà không thông báo cho công ty để chiếm giữ và sử dụng trái pháp luật tiền của Trustbank, rồi lợi dụng các hồ sơ vay của công ty đã ký trước để đẩy dư nợ cho Phương Trang.
Video đang HOT
Truy ngược dòng tiền, cơ quan điều tra xác định khi tiền quỹ Trustbank chỉ còn tồn 20 tỉ đồng, Hứa Thị Phấn lợi dụng ảnh hưởng của mình chỉ đạo lập chứng từ thu khống cho nhóm Phú Mỹ của bị cáo hơn 5.256 tỉ đồng, rồi hạch toán khống trên hệ thống.
Sau đó, lợi dụng việc Phương Trang ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ rút tiền mặt, Hứa Thị Phấn chi khống tiền giải ngân cho các khoản vay của Phương Trang (không chuyển tiền hoặc chuyển tiền không đủ cho Phương Trang), cấn trừ với các chứng từ thu khống 5.256 tỉ đồng, để không làm chênh lệch tồn quỹ tiền mặt thực tế so với số liệu tiền mặt trên sổ sách, đẩy dư nợ khống cho công ty này.
Đòi lại tài sản khủng
Trong quá trình điều tra, Hứa Thị Phấn tố cáo Phương Trang lừa đảo mình. Trong đơn tố cáo bà Phấn trình bày, vào năm 2009, thông qua sự giới thiệu bà Phấn biết ông Nguyễn Hữu Luận – Chủ tịch HĐQT, và ông Phạm Đăng Quan – Tổng giám đốc Phương Trang.
Khi bà Phấn phải đi lại bằng xe lăn, ông Luận có đưa chiếc xe ô tô Maybach BKS 51A – 048.99 cho bà Phấn sử dụng để di chuyển cho dễ dàng. Đáp lại tình cảm của ông Luận, bà Phấn đã giao căn hộ Penthouse tại tòa Topaz 1 khu SG Pearl số 92 Nguyễn Hữa Cảnh (phường 22, quận Bình Thạnh) và làm thủ tục sang tên cho ông Luận.
Tại phiên tòa hôm nay, ông Phan Trung Hiếu người đại diện cho nhóm Phương Trang cho rằng Phương Trang chỉ có quan hệ vay mượn với Trustbank, không có vay mượn với cá nhân bà Hứa Thị Phấn. Mỗi lần Phương Trang nhận tiền vay thì tại lầu 6, phòng làm việc của bà Phấn ở chi nhánh Lam Giang.
Liên quan chiếc xe ô tô Maybach thì ông Hiếu cho rằng đây là tài sản của Phương Trang, khi bà Phấn đi xe lăn thì có cho bà Phấn mượn chứ không cho bà Phấn nên đề nghị giải tỏa kê biên giao lại cho Phương Trang.
Căn hộ Penthouse tại tòa Topaz 1 khu SG Pearl số 92 Nguyễn Hữa Cảnh thì ông Hiếu cho rằng quá trình điều tra bà Phấn không chứng minh được tài sản của mình. Từ đó, ông Hiếu đề nghị xác định đây là tải sản riêng của ông Luận và đề nghị giải tỏa kê biên.
Ngoài ra, ông Hiếu đề nghị giải tỏa kê biên 69 ha đất tại Nhà Bè liên quan tới khoản 2.000 tỉ đồng phát hành trái phiếu của công ty Thiên Tân (công ty con của Phương Trang) cùng 49 bất động sản tại Bình Điền và 200 chiếc ô tô.
Xuân Duy
Theo Dantri
Nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín khai làm theo chỉ đạo của bà Hứa Thị Phấn
Tại cơ quan điều tra, nguyên Chủ tịch HĐQT TrustBank Hoàng Văn Toàn khai nhận hành vi sai phạm khi bỏ qua các quy định, tiếp tay Hứa Thị Phấn gây thiệt hại cho ngân hàng. Tuy nhiên, theo Toàn thì bị can làm mọi việc theo sự chỉ đạo của Phấn.
Trong vụ án cố ý làm trái xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank, tiền thân của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam), Viện KSND Tối cao truy tố bị can Hoàng Văn Toàn (sinh năm 1953, Nguyên chủ tịch HĐQT ngân hàng Đại Tín) về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Hoàng Văn Toàn khai nhận làm theo chỉ đạo của Hứa Thị Phấn.
Theo cáo trạng, tháng 6/2010, ngân hàng Đại Tín có vốn điều lệ là 3.000 tỉ đồng người đại diện trước pháp luật là ông Hoàng Văn Toàn. Tuy nhiên, bà Hứa Thị Phấn mới là người nắm quyền kiểm soát ngân hàng dù bà chỉ giữ chức cố vấn cao cấp HĐQT và cố vấn hội đồng tín dụng. Bởi bà Phấn nắm giữ 84,92% cổ phần, thao túng lũng đoạn mọi hoạt động của ngân hàng.
Thông qua các công ty của mình cũng như mối quan hệ họ hàng hoặc nhân viên cấp dưới đứng tên mua 26 bất động sản, Hứa Thị Phấn dùng thủ đoạn mua đi bán lại các bất động sản trong nhóm để nâng khống giá trị. Sau đó, Phấn dùng ảnh hưởng của mình chỉ đạo ngân hàng Đại Tín mua lại các bất động sản trên với giá cao gấp 2 đến 8 lần so với giá trị trường.
Trong hàng loạt bất động sản trên, "kỷ lục" nâng khống giá thuộc về căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TPHCM. Căn nhà này có diện tích đất là 622m2, diện tích xây dựng là 270m2, diện tích sử dụng là 309m2.
Ban đầu bà Phấn mua căn nhà trên với giá 21.762,3 lượng vàng SJC. 9 tháng sau, bà Phấn bán lại căn nhà này cho công ty Cổ phần Địa ốc Lam Giang (Công ty con do bà Phấn lập ra) với giá 25.000 lượng vàng SJC (tương đương khoảng 425 tỉ đồng). Sau đó, bà Phấn mua lại căn nhà này của với giá 450 tỉ đồng. Rồi chỉ 1 tuần sau, bà Phấn bán lại cho ngân hàng Đại Tín với giá... 1.260 tỉ đồng.
Theo kết quả giám định giá trị thì căn nhà này chỉ có giá 155 tỉ đồng, hành vi nâng khống giá trên đã gây thiệt hại cho ngân hàng Đại Tín là 1.105 tỉ đồng.
Tại cơ quan điều tra, Hoàng Văn Toàn khai nhận vào năm 2008 qua sự giới thiệu của bạn bè và Hứa Thị Phấn tiếp nhận ông được bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT ngân hàng Đại Tín. Liên quan tới việc mua bán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, bị can Toàn khai nhận có ký vào biên bản mua căn nhà này với nhà 1.260 tỉ đồng từ bà Hứa Thị Phấn.
Bị can Toàn khai nhận sai phạm trong việc nâng khống giá trị căn nhà này mà không xin ý kiến của đại hội cổ đông, không họp HĐQT để quyết định đầu tư khi số tiền vượt quá tỉ lệ mua sắm tài sản cố định, không kiểm tra việc thẩm định giá theo quy định của pháp luật dẫn đến hậu quả.
Tuy nhiên, bị can Toàn khai hành vi trên là làm theo chỉ đạo của Hứa Thị Phấn. Theo bị can, lúc đó bị can Phấn nắm giữ 84,92% cổ phần, quyết định mọi hoạt động của ngân hàng. Bị can chỉ đạo mua căn nhà trên vì tin tưởng căn nhà là của bị can Phấn, đồng thời là chủ ngân hàng. Ngoài ra, việc mua bán có định giá của công ty TrustAsset và bị can Phấn là người giúp đỡ Toàn nên Toàn bỏ qua mọi quy định của pháp luật mà chấp thuận việc mua bán như trên.
Xuân Duy
Theo Dantri
Vụ Hứa Thị Phấn : Tách thành hàng loạt án con Liên quan tới hành vi của bị can Hứa Thị Phấn, do có nhiều hành vi sai phạm phức tạp nên không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm. Do đó, cơ quan điều tra đã quyết địch tách ra thành nhiều vụ án, sự việc và đối tượng để điều tra tiếp trong thời gian...