Mới ở cữ 20 ngày mà em đã bắt đầu chán ghét chồng tới cùng cực
Nếu cứ tiếp tục thế này, sợ rằng một ngày nào đó sẽ sẽ làm ra những điều không nên.
Em chào chị Hướng Dương
Em năm nay 25 tuổi, mới có 1 bé trai được 5 tháng. Chồng em hơn em 2 tuổi. Vì là con 1 nên anh rất được bố mẹ bao bọc. Trong suốt thời gian em mang thai em khá yếu. Những tháng đầu còn có dấu hiệu dọa sảy liên tục. Rồi em bị ho, khó thở suốt thai kỳ.
Dù đã cố giữ nhưng em vẫn sinh con sớm một tháng. Từ khi sinh xong, em có những dấu hiệu như sợ con, thậm chí cả ghét con. Tâm trạng em không ổn định, chuyện gì em cũng có thể khóc được.
Nhưng về ngoại 1 thời gian, em đã dần dần vượt qua được cảm giác này. Đối với em, bây giờ con em là tất cả. Nhưng em không cảm nhận được sự đồng cảm, sẻ chia từ chính chồng mình.
Ảnh minh họa.
Anh từng bảo em rằng: “Cô đã giặt được cái tã nào cho con cô chưa, nấu được bữa cơm nào chưa hay mẹ phải làm?”. Trong khi em mới sinh được 20 ngày. Đêm, em nhờ anh hâm sữa cho con hay dậy lấy giúp thứ gì thì anh luôn cau có.
Ngoài ra, giữa em và chồng còn có nhiều sự bất đồng khác trong suốt thời gian em ở cữ. Dần dần em không còn muốn nói chuyện hay nhờ chồng giúp đỡ nữa. Hơn nữa em bắt đầu hình thành thái độ không ưa và bất cần cùng những cảm xúc hỗn loạn khác như hối hận, tiếc nuối ….
Video đang HOT
Thậm chí có lúc em nghĩ tới ngoại tình hay muốn kết thúc cuộc hôn nhân này. Em gần như bế tắc với những suy nghĩ miên man này. Chị cho em xin lời khuyên phải làm sao để tiếp tục hay dừng lại bây giờ ạ? (Giấu tên)
Hướng Dương tư vấn
Thân gửi em gái,
Hướng Dương xin chia sẻ sự đồng cảm cùng em. Phụ nữ mới sinh thường trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Một phần vì sự thay đổi nội tiết tố, một phần vì sự xuất hiện, làm xáo trộn cuộc sống thường ngày của đứa bé. Người mẹ suốt ngày phải xoay cuồng với tã, bỉm, con khóc, con ị, tè…Cảm giác ghét con của em, có lẽ bất cứ người phụ nữ nào mới sinh cũng đều trải qua. Nhưng em đã tự vượt qua được, đó là một điều rất may mắn và đáng mừng.
Điều bây giờ em nghĩ đến là ngoại tình hay ly hôn. Hướng Dương khuyên em nên gạt bỏ những thứ đó ra khỏi đầu. Như em đã nói, chồng em là con một nên được cưng chiều, bao bọc từ nhỏ. Hơn nữa, những người đàn ông như thế thường có tâm lý ỷ lại, thích sung sướng. Khi em chấp nhận làm vợ anh, chắc em cũng đã lường trước làm vợ một người đàn ông như thế sẽ khổ.
Thực tế đã chứng minh điều đó rồi. Bây giờ, em hãy sống bình thường, đừng quá quan tâm đến chồng nữa. Hãy dành hết tình yêu thương cho con. Đợi khi đứa bé lớn lên, biết đi, biết gọi ba, Hướng Dương tin rằng chồng em sẽ thay đổi.
Tình thương con sẽ khiến anh ấy thay đổi. Chuyện ly hôn chỉ nên nghĩ đến khi mà chồng em quá nhiều tật xấu, quá tệ bạc, quá vô tâm đến không chấp nhận được. Còn bây giờ con em còn nhỏ, em chưa cần phải nghĩ đến. Khi nào con lớn hơn, em cân bằng được tâm lý, em hãy nhìn nhận mọi việc thấu đáo và đưa ra quyết định.
Còn ngoại tình, Hướng Dương tin rằng em hiểu vì sao Hướng Dương không khuyến khích em điều đó. Đừng dại dột vì những phút yếu lòng mà đánh mất tất cả em nhé.
Thân gửi.
Theo afamily.vn
Mỗi chúng ta đều rất cần những chiếc ăng-ten chia sẻ
Muốn giữ gìn những mối quan hệ, điều chúng ta cần làm là lắng nghe và chia sẻ, chứ không phải luôn hung hăng đối đầu.
Một câu chuyện cười kể về một công ty luật ở Philadelphia đã gửi hoa tới cho một đối tác ở Baltimore nhân dịp đối tác này mở văn phòng mới. Chẳng may, tiệm hoa có chút nhầm lẫn, nên dải ruy-băng trang trí lẵng hoa này lại in dòng chữ: "Xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất".
Khi công ty luật và bên đối tác đều nhận ra vấn đề này, người của công ty luật rất bực mình, gọi điện cho chủ tiệm hoa để nói về sơ suất của tiệm. Chủ tiệm lặng đi một chút, rồi mới kêu lên hoảng hốt: "Thôi rồi! Vậy là lẵng hoa tôi gửi tới lễ tang lại có dải ruy-băng ghi là "Chúc mừng bạn đã tới địa điểm mới".
À, tất nhiên đó chỉ là một câu chuyện đùa thôi, không có thật.
Thế nhưng...
Việc bày tỏ sự đồng cảm hoặc an ủi mà không khiến cho người nhận hiểu sai, hoặc không làm cho chính những cảm xúc của mình bị thể hiện không đúng mực, lại không phải là dễ dàng. Thực tế, đây là việc khá khó khăn, đến mức nhiều người đơn giản là không biết phải nói gì với một người đang chịu một nỗi đau cảm xúc, tinh thần, hoặc đang rất buồn mà không giải tỏa được.
Để tránh việc mình nói không hợp lý trong khi người khác đang cần an ủi, thì một số người lựa chọn cách... không nói gì cả; và họ dễ bị hiểu nhầm là thờ ơ, không biết quan tâm. Bởi vì nhiều khi nói gì đó lại thành... dở tệ, như chuyện về một người làm ở văn phòng lưu giữ và trả lại hành lý thất lạc của hành khách đi tàu và máy bay, thường xuyên phải hỏi những người đến nhận đồ xem có chắc chắn là đồ của mình không. Người này khi nghe một người bạn tâm sự rằng mình rất lo lắng vì mẹ sắp phải trải qua một ca phẫu thuật, thì đã quen miệng hỏi: "Cậu có chắc đó là mẹ cậu không?".
Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta thường muốn giúp đỡ, nhưng lại thấy sự cố gắng an ủi của mình là không phù hợp, hoặc không đủ. Nhưng có một vài điều chúng ta CÓ THỂ nói với những người đang bị tổn thương...
Một người đàn ông vừa có chuyện buồn trong gia đình, đã cảm thấy thực sự nhẹ lòng khi chia sẻ nỗi đau với vài người bạn. Trong số những lời an ủi, động viên, thì có hai câu khiến ông cảm thấy ấm áp nhất, và khiến ông nhớ đến mỗi khi gánh nặng cảm xúc trở nên khó chịu đựng. Đó là: "Cảm ơn bạn đã chia sẻ nỗi đau của bạn với tôi", và "Khi bạn đau buồn, tôi buồn cùng với bạn". Nghe những lời này, ông cảm thấy mình không đơn độc trong khoảng thời gian khó khăn, và thấy bạn bè hiểu được nỗi đau của mình.
"Cảm ơn bạn đã chia sẻ nỗi đau của bạn với tôi" là sự nhận thức trung thực về nỗi đau của người khác. Nó cũng thể hiện rằng người nói đánh giá cao nỗ lực của một tâm hồn đang tổn thương mà chịu nói về vết thương của mình với người khác.
"Tôi cũng buồn cùng với bạn" thể hiện sự đồng cảm. Đó là một cách nói tôi sẵn sàng chia sẻ một phần nỗi đau của bạn, dù chỉ trong một khoảng thời gian nhất định.
Chúng ta không sửa chữa hay xóa được những nỗi đau của người khác. Chúng ta cũng không nên cố đưa ra lời khuyên nếu không được hỏi. Và chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết ai đó cảm thấy thế nào khi họ bị tổn thương theo cách mà chúng ta chưa từng trải qua. Nhưng chúng ta vẫn có thể ở bên họ để an ủi và xoa dịu.
Tôi nghĩ James Angell, cựu hiệu trưởng của Đại học Michigan, đã nói rất đúng khi ông được hỏi về bí mật của thành công: "Bí mật của thành công ư?" - Ông đáp - "Hãy giữ những chiếc ăng-ten, chứ không phải những cái sừng".
Bạn có những chiếc ăng-ten để "bắt sóng" được những cảm xúc của người khác, thay vì "những cái sừng" để lúc nào cũng đối đầu với họ không?
Theo guu.vn
Tranh thắng thua với mẹ chồng, ai là kẻ thiệt? Tình cảm mẹ con hàng chục năm, con trai lấy vợ tự nhiên xuất hiện người thứ ba, nhiều mẹ chồng không thích nghi được. Cố tranh đoạt tình cảm của chồng và chứng tỏ mình cao giá hơn, người vợ đang tự làm sứt mẻ tình cảm của chồng dành cho mình. Mẹ chồng cũng từng là nàng dâu, con dâu khéo...