Mỗi niềm vui Một nỗi lo
Con gái nhảy chân sáo vào nhà với nụ cười tươi như trẻ con đón Tết. Thấy bố đang cặm cụi sửa chữa chiếc đèn pin bên cửa, không dấu nổi niềm vui sướng, con gái liền sà xuống. – Bố ơi, bố xem này. – Con gái đẩy về phía bố giấy báo trúng tuyển Đại học, reo lớn. – Con đậu Đại học rồi, đậu công nghệ thông tin rồi.
Bố nhìn chăm chú tờ giấy báo, đầu ông cúi thấp, muốn nhìn cho rõ từng mặt chữ, đôi bàn tay dừng lại trên mớ dây xanh đỏ của chiếc đèn. Bố cười thật tươi, nụ cười rạng rỡ làm gương mặt nâu đen kia như sáng hơn lên, những nếp nhăn trên má, trên trán cùng dãn ra, xô cả lại bên khóe miệng. Bố muốn cầm lấy tờ giấy trắng mực đen trên tay con gái để đọc cho thật kĩ, nhưng sợ tay mình làm dơ nó nên vội vàng bảo:
- Con cất giấy đi, đừng để linh tinh kẻo vấy bẩn vào.
Con gái “Vâng” một tiếng lớn rồi chạy vào phòng. Bố vội gọi với khi chợt nhận ra mình chưa khen ngợi con lấy một câu.
- Con của bố giỏi lắm, giỏi lắm.
Vừa lúc đó, ngoài cổng vang lên tiếng “kít” của phanh xe đạp. Biết là mẹ về, con gái phóng ra thật nhanh, líu lô khoe mẹ. Còn một mình, bố xếp gọn chiếc đèn vào trong hộp đồ. Bố mường tượng ra gương mặt của lão hàng xóm, cái lão có hai thằng con trai đậu Đại học ấy, khi nghe tin con bố đậu Đại học chắc là sẽ méo xệch và cái miệng thì nín thít. Cái lão ấy lúc trước còn vênh váo mà nói với bố một câu đầy ẩn ý rằng “Thi Đại học khó lắm, phải người học giỏi cơ, học bình thường thì thử làm gì cho phí tiền, phí công”.Tức thật. Lúc ấy, bố không dám bạo miệng đáp trả, bởi nói trước thì bước không qua. Bây giờ thì…bố có thể chĩnh chện mà khoe với lão rằng con gái bố đậu Công nghệ thông tin cơ đấy.
Hơn hai tháng trước, bố đã trằn chọc không sao ngủ được khi thấy con gái miệt mài bên trang sách tới quá nửa đêm. Bố nhìn đồng hồ. Đã hơn một giờ. Vội mở cửa. Thấy con gái vẫn chăm chú, nét mặt con mỏi mệt. Bố xót lòng, giục con đi ngủ để ngày mai còn đến lớp. Bố biết mười hai năm trồng cây, giờ đã đến ngày hái quả, con đang kiên trì cho những ước mơ, hoài bão. Bố lo con học nhiều sinh ốm mà chẳng giúp được gì. Những đêm, con ôn bài tới giờ nào thì bố, mẹ thao thức tới giờ đó.
Ngày đưa con lên trường thi, ngày ngồi đợi con ngoài cổng trường oi bức và ngột ngạt, bố đứng ngồi không yên, chốc chốc lại ngó vào những giảng đường thấp thoáng đầu sĩ tử qua những khung cửa. Bố biết con gái đang ở trong đó. Không biết đề thi có khó lắm không? Con đã học qua chưa? Con có đủ bình tĩnh và tự tin để làm bài không? Mỗi lần tiếng kẻng vang lên, lòng bố lại nóng như không khí ngoài đường lớn. Thấy con ra ngoài với nụ cười trên môi, rồi ríu rít khoe làm bài tốt, lòng bố mới tạm dịu đi.
Những ngày con hồi hộp, nóng lòng nhận điểm thi cũng là những ngày bố lo âu không kém. Nếu con gái không đậu Đại học, bố cũng lo, không biết để con thi lại năm sau hay tìm việc cho con làm. Liệu rằng cuộc đời con có vất vả như bố, mẹ không? Nếu con đậu, bố vừa mừng vừa lo. Lo kiếm sao đủ tiền để chuẩn bị cho con nhập học. Lo con sống không quen giữa thành phố phồn hoa mà lắm cạm bẫy hại người.
Như lúc này đây, bố vừa mừng, vừa lo. Mừng thì ít mà tới bảy, tám phần lo nghĩ.
Tối đó, đợi con gái và hai con trai đi ngủ, bố, mẹ mới ngồi lại bàn chuyện. Mẹ mở khóa cái hòm tôn dưới gầm giường, nhẩm tính một lát, mẹ lấy ra ngoài cuốn sổ ghi chép nhỏ. Bố ngồi trên chiếc ghế đẩu ở nhà ngoài, nhấp một ngụm nước chè khô rồi khẽ hỏi:
- Mẹ nó đã họp phụ huynh cho thằng lớn và thằng út chưa?
Video đang HOT
Mẹ bước ra, ánh đèn dây tóc đỏ cam hắt lại làm gương mặt mẹ trở nên khắc khổ hơn bao giờ hết.
- Tôi đi họp cho cả hai đứa rồi – mẹ ngồi xuống cạnh bố rồi tiếp – mới nộp tạm cho mỗi đứa một nửa học phí. Còn sách vở, quần áo đã sắm đâu.
- Ấy, mẹ nó nói khẽ chứ. Mai gọi hàng sáo vào đong thóc đi, bán hết, chỉ để lại vừa ăn từ giờ đến mùa thôi.
Mẹ nhăn mặt, lắc đầu.
- Thóc rẻ lắm, từ từ hãy bán.
Bố thở dài khe khẽ, nói:
- Còn phải mua máy tính cho con gái., tiền thuê nhà, tiền nộp học đầu khóa và bao nhiêu thứ khác nữa. Phải bán thôi.
Mẹ ngồi lặng một chốc rồi cầm bút dự tính tiền bán thóc. Những con số nghệch ngoạc theo đường di chuyển của bàn tay nứt nẻ, chai sần in lên trang giấy nghe sột xoạt.
Trong phòng, con gái khẽ trở mình, hít những hơi thật sâu rồi thở những tiếng thật dài. Nó vừa cán đích một cuộc đua và đang chuẩn bị bước vào một vòng đua mới.
Theo Guu
Bức thư nghiệt ngã người mẹ đơn thân đêm đêm gửi bố của con gái
Thu Nguyệt, người phụ nữ đơn thân đêm đêm đã trải lòng mình theo những bức thư gửi người chồng quá cố: "Em không biết mình sẽ phải làm gì để có thể quên anh. Quên anh vì em còn phải sống để nuôi con...
Dựa vào con để sống
Vòng quay nghiệt ngã của số phận luôn cướp đi những người đàn ông lớn của cuộc đời tôi: mồ côi bố lúc mới 10 tuổi, mất chồng khi vừa thành thân chưa đầy 3 năm.
Một mình lặn lộn giữa nơi đô hội chống chèo nuôi con, đau đớn, cô độc, mới hơn 20 tuổi, tôi phải bấu víu lấy cô con gái bé nhỏ làm điểm tựa để gượng dậy.
Hơn ai hết, tôi rất hiểu nỗi đau khi trong nhà thiếu vắng hơi ấm của người đàn ông trụ cột.
Suốt từ khi mới 10 tuổi, tôi đã luôn phải chứng kiến cảnh mẹ một mình chống chọi với cuộc sống đầy thử thách từ việc kiếm tiền, dựng nhà, đối nội đối ngoại đến việc chăm sóc và nuôi chị em tôi.
Chị Nguyệt dựa vào con để vượt qua nỗi cực khổ làm mẹ đơn thân
Nhìn mẹ vất vả một mình cô độc nuôi con, tôi luôn tâm niệm khao khát lớn lên sẽ bù đắp cho mẹ và xây dựng một cuộc sống hạnh phúc để mẹ có chỗ nhờ cậy khi tuổi già.
Năm 23 tuổi, tôi lên xe hoa về nhà chồng ở miền quê Phú Thọ. Những tưởng tình yêu, hạnh phúc gia đình sẽ lấp đầy cuộc sống vốn nhiều mất mát, đau buồn của tôi.
Nhưng ai ngờ, chỉ sau 3 năm chung sống, chồng tôi đã vĩnh viễn ra đi vì một tai nạn giao thông. Đó là cú sốc lớn không dễ gì vượt qua cho cả hai mẹ con tôi.
Cả một tuổi thơ của tôi đã thiếu vắng bàn tay người cha, giờ lại đến lượt con gái mất cha, mà thậm chí tệ hơn, bé mới có 3 tuổi, cái tuổi mà thậm chí chưa hiểu được nỗi mất mát thiệt thòi mà bé đang gánh.
Tôi chới với vì mất phương hướng đi và rất nhiều ngày đã tưởng mình gục ngã. Ấy thế nhưng khi những giọt nước mắt đã cạn rồi, nhiều đêm trắng lặng lẽ nhìn con gái ngủ mơ màng tìm cánh tay bố vỗ về, tôi chợt thức dậy khao khát mãnh liệt: phải sống vững vàng vì con, sống cả cuộc sống đang còn dang dở của chồng.
Mỗi khi đêm về, khi con gai đa chim vao giâc ngu êm đêm la luc tôi băt đâu phai đôi diên vơi sư cô đơn, trông văng. Va nhưng khi như vây, tôi lai trai long minh theo nhưng la thư gưi cho ngươi chông qua cô. Đối với tôi, sự ra đi của người chồng dường như không phải để đến với thế giới bên kia.
Trong một lá thư viết gửi cho chồng đề ngày 29/7, tôi đã viết: "Em không biết có tồn tại thế giới thứ 3 như người ta vẫn nói hay không, nhưng em luôn cầu mong và có cảm nhận anh đang ở rất gần em.
Em không biết mình sẽ phải làm gì để có thể quên anh. Quên không phải vì em không còn yêu, mà quên vì em còn phải sống để nuôi con của chúng ta. Anh có còn nhớ không? Con gái của chúng ta đã tròn 6 tuổi hôm 12/7 vừa rồi, sinh nhật con - em mừng vì con đã lớn, nhưng em lại buồn vì vắng anh...".
Trong tu nha cô đa co không biêt bao nhiêu la thư như vậy và tôi tin no se con day hơn vi vơi tôi đo la cach đê thêm nghi lưc sông, đê nuôi con thanh ngươi.
Khi bươc vao cuôc sông lam me đơn thân, điêu đâu tiên tôi e sơ la kha năng tai chinh. Ông ba nôi ngoai đêu co tuôi, điêu kiên kinh tê lai cung không thê giup đơ gi đươc nhiêu.
Con gai chi co thê trông chơ vao môt minh tôi trong khi đo ơ quê tim đươc viêc co thu nhâp tôt chăng hê đơn gian. Va thê la cô quyết định rời xa quê, một mình đưa con về Hà Nội làm việc cho môt công ty sưa.
Vơi thu nhâp cua môt nhân viên phai tăn tiêm lăm tôi mơi đu cho tiên thuê nha, tiên hoc phi cua con, tiên sinh hoat cua hai me con. Đâu chi co vây, cuôc sống nơi đô thị thật không hê đơn giản với người mẹ đơn thân.
Suốt trong 4 năm trơi sông tro ơ Ha Nôi, tôi đa không biêt bao lân phai chuyên nha. Lân chuyên vi nha tăng gia, lân vi xom tro co nhưng thanh phân bât hao, thâm chi co lân chuyên nha đơn gian vi bi chu nha không thich cho thuê nưa.
Ơ nơi đât chât ngươi đông ây, tim đươc nhưng phong tro co tâm tiên it không dê, nhât la ơ trung tâm nơi trương con hoc hay nơi tôi lam.
Vi thê nên me con tôi luôn phai săn lung nhưng phong tro xa trung tâm thanh phô.
Môi lân chuyên phong tro la môi lân đi tư đâu thanh phô đên cuôi thanh phô. Ngươi ta chuyên phong thi thuê xe lơn, xe nho, vơ chông anh em xum vao con tôi chi co hai me con vơi chiêc xe may cu, chay đi chay lai chuyên đô như con kiên tha môi, lâu thanh đây tô. Me tay xach đô, tay dăt diu con đi khăp ngang cung ngo hem.
Nhưng đang sơ nhât la môi lân con ôm phai nhâp viên. Tiên không co nhiêu, ngươi thân bên canh lai không co ai. Nưa đêm con sôt cao môt minh tôi đưa con vao viên.
Rôi co nhưng khi con năm viên đên ca tuân ma me lai không thê nghi đươc dai, đanh liêu sang tôi gưi con cho nhưng ngươi cung phong, u te đên công ty rôi trưa, chiêu lai như con thoi đi lai viên chăm con.
Nhiêu khi đêm thưc trăng chăm con ơ viên, ngay lai quân quât nơi công sơ, tôi cam thây kiêt quê sưc lưc, muôn buông xuôi, bo măc tât ca... Nhưng rôi, cư vao mỗi lúc đau khổ nhất ây, để thoát ra, tôi lại ôm con vào lòng, ngắm nhìn sự lớn khôn từng ngày của con, nụ cười trong sáng của bé . Và tôi lại thấy mình mạnh mẽ.
Hai mẹ con cùng đi công tác
Nha chi co hai me con, me lai tan sơ muôn nên hôm nao be Quynh Trang cung la ngươi vê sau cung ơ lơp mâu giao. Con nhưng khi me đi công tac, không co cach nao khac la phai mang ca con theo cung.
Viêc thương xuyên dich chuyên trong nhưng chuyên công tac xa ơ nhưng vung quê heo lanh, xa xôi đa thanh môt phân tuôi thơ cua be. Những chăng đương miên nui, vung sâu, xa co thê khiên bât ky ngươi phu nư nao tưng phai đi công tac nhiêu sơ nhưng vơi tôi thi dương như không con cam giac say xe, mêt moi nưa vi dương như khi đo nôi lo cho con lân lươt hêt.
Cư thê, chuyên công tac nao cung ghi dâu chân hai me con. Lúc tôi cùng mọi người vào giờ làm việc, con gái ở ngoài xe ô tô, chơi cùng với bác lái xe. Luc ca đoan say sưa thương ngoan canh vung quê hay chơi đua, tôi lăng le chăm lo cho con gai, thâm chi nhiêu khi la chăm soc con ôm. Con gái của tôi giơ đa trở thành con chung của mọi người trong cơ quan.
Cô găng ngay đêm đê kiêm tiên, bu đăp nhưng thiêu hut cho con. Nhưng co môt điêu cho đên giơ va co le ca sau nay tôi nghi minh vân không thê thưc hiên đươc cho con gai đo la mong muôn "nhà mình có thêm người" cua con. Nghe con nói một cách ngây ngô: "Con chán cuộc sống mà chỉ có hai mẹ con lắm rồi", tôi cảm thấy nhói đau. Nhưng vơi tôi, cuôc đơi nay chăng ai co thê thay thê bô cua con gai.
Theo Thu Nguyệt/Nguoiduatin
Lo lắng khi con ăn cắp tiền của bạn Tôi gặng hỏi con (mềm có, rắn có), cháu bảo bạn trong lớp cho, dụ dỗ mãi sau cháu lại bảo con lấy tiền của bạn. Tôi 32 tuổi, vợ chồng đều có công việc ổn định, nói chung về kinh tế không có gì đáng phải lo. Nỗi lo lớn nhất của vợ chồng là con trai tôi. Năm nay cháu được...