Mời Nhật Bản kiểm chứng kết quả thử nghiệm “đường bay vàng”
Thử nghiệm đường bay thẳng Hà Nội – TPHCM qua không phận Lào và Campuchia đã rút ngắn 85km, tiết kiệm 5 phút bay và 190kg nhiên nhiệu. Cục Hàng không Việt Nam sẽ mời chuyên gia Nhật Bản kiểm tra lại kết quả này để đảm bảo sự khách quan và chính xác.
Ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam – cho PV Dân trí biết thông tin trên sau 1 ngày có kết quả bay thử nghiệm “đường bay vàng” của Vietnam Airlines và VietJet Air.
“Cục Hàng không đã đặt vấn đề với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và họ đồng ý. Chúng tôi sẽ cung cấp các hồ sơ và thông số kỹ thuật liên quan để chuyên gia Nhật Bản kiểm chứng kết quả bay thử nghiệm xem đã thực sự tối ưu chưa. Với chuyên môn cao và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, các chuyên gia Nhật Bản có cơ sở để tính toán, kiểm tra lại quy trình bay thử nghiệm, các số liệu về quãng đường, giờ bay, nhiên liệu tiêu hao, phương thức bay… Từ đó so sánh với đường bay thực tế để có những đánh giá chuẩn xác nhất” – Cục trưởng Lại Xuân Thanh cho hay.
Theo Cục trưởng Cục Hàng không, cả thế giới đang chuyển sang sử dụng hệ thống nâng cao năng lực thông tin dẫn đường giám sát và quản lý không lưu (CNS/ATM). Tại Việt Nam, hiện Nhật Bản cũng đang hỗ trợ ODA cho Dự án CNS/ATM, vì thế Cục Hàng không nhờ Nhật Bản trực tiếp kiểm chứng kết quả bay thử nghiệm đường bay thẳng Hà Nội – TPHCM qua lãnh thể Lào và Campuchia bằng hệ thống máy móc thiết bị của họ, để đảm bảo tính khách quan, chính xác nhất.
Kết quả thử nghiệm “đường bay vàng” sẽ được Nhật Bản kiểm chứng
Trong một diễn biến có liên quan, sau khi có kết quả chính thức về bay thử nghiệm, Cục Hàng không Việt Nam đã tổng hợp, phân tích và báo cáo Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vào tối qua (4/9).
Video đang HOT
Để có thể tiếp tục hiện thực hóa đường hàng không thẳng, Cục Hàng không Việt Nam đã kiến nghị và đề xuất với Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo và cho phép giải quyết các vấn đề lớn với Bộ Quốc phòng về việc tổ chức lại vùng trời, tiếp tục đàm phán với Lào và Campuchia để cụ thể hóa việc giảm giá điều hành bay cho các chuyến bay lộ trình Nội Bài – Tân Sơn Nhất và ngược lại qua không phận của 2 nước này.
Cục Hàng không Việt Nam cũng kiến nghị với Bộ trưởng Đinh La Thăng cho phép Tổ công tác tiếp tục xây dựng, cụ thể hóa phương án đường hàng không và phương thức bay, lấy ý kiến của các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng. Đàm phán, thỏa thuận với Lào và Campuchia về thông số kỹ thuật cụ thể của đường hàng không, phương thức điều hành bay, phối hợp điều hành bay, các điểm giao cắt, các điểm chuyển giao biên giới của đường hàng không.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Máy bay phải ngóc đầu, bay vòng vì mất liên lạc với sân bay
Do không xử lý đúng quy trình điều hành bay nên đài chỉ huy không lưu tại Vinh đã để mất liên lạc với chuyến bay PIC522 của Jetstar Pacific khoảng 3 phút, tổ lái PIC522 đã phải thực hiện bay vòng để xin huấn lệnh hạ cánh lần 2.
Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã xác nhận thông tin trên với PV Dân trí và cho biết sự việc xảy ra đêm 23/7 vừa qua.
Tổ lái PI522 của Jetstar Pacific được xác định đã thực hiện đúng quy trình và cho máy bay hạ cánh an toàn tại Vinh đêm 23/7.
Theo đó, lúc 22h30, chuyến bay PIC522 từ TPHCM đi Vinh đi vào vùng tiếp cận hạ cánh xuống sân bay Vinh, đài chỉ huy không lưu đã cấp huấn lệnh cho máy bay tiếp cận sân bay, lúc này cơ trưởng xác nhận huấn lệnh và thực hiện giảm độ cao để chuẩn bị đáp xuống đường băng.
Sự việc bắt đầu có vấn đề khi khoảng 10 phút sau khi hạ độ cao, tổ lái PIC522 gọi cho đài chỉ huy không lưu nhiều lần trên tần số điều hành và tần số khẩn nguy để thông báo về việc sắp hạ cánh, nhưng không nhận được thông tin phản hồi từ kiểm soát viên không lưu.
Để xử lý tình huốn khẩn nguy này, tổ lái PIC522 đã phải cho máy bay ngóc đầu bay ngược lên trời và thực hiện lại quy trình hạ cánh để đảm bảo an ninh an toàn bay, 10 giây sau thì tổ lái kết nối được liên lạc với đài chỉ huy.
"Kiểm soát viên không lưu từ đài chỉ huy nhận được thông tin từ tổ lái Jetstar Pacific và phát đi huấn lệnh hạ cánh, nhưng lạ lùng là sau khi đã cấp huấn lệnh kiểm soát viên không lưu vẫn tiếp tục nhận được thông tin xin huấn lệnh hạ cánh của phi công khoảng hơn 10 lần. Việc mất liên lạc kéo dài trong khoảng 3 phút đồng hồ" - Cục trưởng Lại Xuân Thanh cho biết.
22h44', khi đài chỉ huy không lưu liên lạc được với tổ lái PIC522 của Jetstar Pacific trên tần số điều hành, lúc này thì tổ lái thông báo họ đang thực hiện lại quy trình hạ cánh. Chuyến bay PIC522 hạ cánh an toàn xuống sân bay Vinh lúc 22h58 phút, chậm 13 phút so với lịch trình dự kiến do phải tiếp cận hạ cánh lại.
Theo Cục trưởng Lại Xuân Thanh, Tổ điều tra đã xác minh sự việc, sau khi đọc ghi âm buồng lái và ghi âm tại đài chỉ huy không lưu cho thấy đây là tình huống mất thông tin liên lạc một chiều, lỗi là do kiểm soát viên không lưu bấm nhầm nút điện đàm nên gây ra sự gián đoạn trong điều hành bay, vì thế đài chỉ huy phát đi huấn lệnh nhưng máy bay không thu được sóng để xác nhận lệnh hạ cánh.
"Sự việc gây uy hiếp an toàn bay nhưng không phải ở mức độ nghiêm trọng. Tổ lái PIC522 của Jetstar Pacific đã xử lý rất tốt trong tình huống này khi cho máy bay ngóc đầu lên và thực hiện lại quy trình hạ cánh nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách và quy định khai thác bay" - Cục trưởng Lại Xuân Thanh khẳng định.
Được biết, kiểm soát viên không lưu trực tiếp điều hành chuyến bay PIC522 là người có 5 năm kinh nghiệm, có đầy đủ năng định và giấy phép. Kiểm soát viên này được điều từ Nội Bài vào Vinh để tăng cường. Cục trưởng Lại Xuân Thanh cho rằng, vấn đề ở đây là do quy trình xử lý tình huống của kiểm soát viên không lưu chưa tốt dẫn đã đến mất liên lạc với tổ lái.
Ngay khi sự việc xảy ra, các kiểm soát viên không lưu trực tiếp điều hành chuyến bay PIC522 đã bị đình chỉ công tác không thời hạn để làm kiểm điểm. Trưởng và phó đài chỉ huy không lưu tại sân bay Vinh bị đình chỉ nhiệm vụ 15 ngày để kiểm điểm trách nhiệm.
Trước đó, đài chỉ huy không lưu cũng cấp huấn lệnh bay sai tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng ngày 27/6 khiến máy bay của Vietnam Airlines suýt va chạm với máy baycủa Jetstar Pacific. Điều đáng nói là người trực tiếp điều hành 2 chuyến bay này chỉ là một thực tập viên và chưa có giấy phép kiểm soát theo quy định. Cục Hàng không Việt Nam cho biết, sự cố đã uy hiếp an toàn hoạt động bay nghiêm trọng, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến tai nạn máy bay gây hậu quả thảm kh ốc.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bộ trưởng Đinh La Thăng: 'Phải biết xấu hổ khi chậm, hủy chuyến bay' Tại buổi làm việc với Cục Hàng không Việt Nam ngày 11.7, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chỉ rõ, nếu không biết tự xấu hổ khi chậm chuyến, hủy chuyến thì các hãng hàng không của Việt Nam không thể khắc phục được những yếu kém đang tồn tại. Cố tình chậm chuyến, hủy chuyến Theo Cục Hàng không Việt Nam,...