Mối nguy từ bệnh nhân tâm thần sống chung cộng đồng
Chỉ có 20% người bệnh tâm thần được chăm sóc tại bệnh viện, còn phần lớn bệnh nhân sống tại nhà trong khi nguy cơ họ gây hại gấp 5 lần người bình thường.
Mới đây, chàng trai sinh năm 1993 Phạm Duy Quý ở thôn Ngoại Đàm, xã Phượng Hoàng (Thanh Hà, Hải Dương) đã cầm dao giết chết bố, mẹ, bà nội và chị họ rồi tự tử tại phòng tạm giữ. Quý được cho là mắc bệnh tâm thần phân liệt. Cậu ta nghĩ mẹ không thương mình nên thường la mắng. Năm 3-4 tuổi Quý từng bị bố mẹ đem bán cho người khác nên ủ mưu giết hại đấng sinh thành. Bà nội và người chị họ cũng bị anh ta hận vì thường về phe với bố mẹ để la mắng.
Sau thảm án, vấn đề được nhiều người đặt ra là có nên đưa người bệnh tâm thần vào viện hay điều trị trong cộng đồng. Theo thống kê, số người mắc bệnh tâm thần ở Việt Nam chiếm khoảng 15% dân số và hơn 300.000 người bị bệnh tâm thần nặng cần được điều trị. Chỉ khoảng 20% trong số này được quản lý, chăm sóc còn đa phần sống tại cộng đồng với nhiều nguy cơ, có thể gây hại cho bản thân và người khác.
Tốt nghiệp đại học loại giỏi, được nhận vào một công ty máy tính với mức lương cao, sau hơn nửa năm làm việc thì Thanh Tuấn (Nhà Bè, TP HCM) bắt đầu có biểu hiện bất thường như lầm lì, hay cáu gắt, sợ nước không chịu tắm rửa. Sau ba lần chuyển việc, biểu hiện của Tuấn càng ngày càng nặng. Chàng trai không còn để ý đến sinh hoạt cá nhân, thỉnh thoảng gào khóc, đập phá đồ đạc, rượt đánh mọi người và không chịu làm việc gì cả. Điều trị một thời gian, biểu hiện của Tuấn khá hơn nhưng thỉnh thoảng lên cơn phá phách. Thương con trai út nên người nhà không đưa vào viện, sợ con ở trong viện lại bệnh nặng hơn.
Một trường hợp khác, ông Hiền ở TP HCM, mắc bệnh tâm thần với những biểu hiện bất thường nhiều năm liền, nhưng kiên quyết không chịu đi khám bệnh. Người nhà của ông phải nhờ bác sĩ chuyên khoa tâm thần sắp xếp cuộc gặp tại nhà để nói chuyện, thăm khám. Sau một thời gian được “lừa” dùng thuốc bằng nhiều cách khác nhau, bệnh tình của ông thuyên giảm, có thể nhớ vanh vách mọi chuyện. Tuy nhiên, sau khi bố mẹ ông qua đời, anh chị em lo bận bịu làm ăn nên không ai chăm sóc, thuốc men, biểu hiện bệnh của người đàn ông độc thân trầm trọng trở lại. Ông thường xuyên gây gổ với hàng xóm.
Cách đây không lâu, người đàn ông 51 tuổi tại Triệu Sơn, Thanh Hóa, là nghi can thảm án chém vợ chết tại chỗ sau khi giết mẹ già giấu xác vào xó bếp. Vợ chồng người đàn ông này có 4 con, khi sự việc xảy ra không ai có nhà. Theo người dân địa phương, gần đây ông có biểu hiện tâm lý không bình thường, có lần cầm dao chém vợ nhưng được can ngăn kịp thời.
Video đang HOT
Bệnh nhân khám bệnh tại Bệnh viện Tâm thần TP HCM. Ảnh: Lê Phương.
Bác sĩ Phạm Văn Trụ, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM cho biết, ngươi bênh loan tâm thân nao cung co thê gây ra bao lưc gấp gần 5 lần so người bình thường, co khi tơi mưc chêt ngươi. Nguy cơ bao lưc chêt ngươi không liên quan tuôi, giơi tinh va cac đăc điêm dân sô xa hôi khac cua ngươi bênh.
Bạo lực xảy ra ở người bị rối loạn tâm thần thường nhiều hơn người khác, đôi khi để lại hậu quả thương tâm cho ngươi thân va cho ngay chinh ngươi bênh (vi du bi ngươi ngoai đanh hoăc tư gây hai ban thân). Do đó đặt ra mục đích điều trị hiệu quả là quản lý và tái thích ứng cuộc sống gia đình và xã hội cho bệnh nhân tâm thần. Đáng tiếc, người bệnh tâm thần vẫn còn chưa được quan tâm nhiều, con bị kỳ thị trong cộng đồng.
Vấn đề được đặt ra hiện nay là nên đưa người bệnh tâm thần vào viện hay điều trị trong cộng đồng. Thực tế nếu điều trị nội trú quá lâu, không ít bệnh nhân chỉ thực sự tốt khi sinh hoạt trong bệnh viện, nhưng gặp khó khăn không thể hòa nhập cộng đồng và do đo dễ tái phát bệnh khi trở về. Hiện nay nhiều gia đình sống chung với người bệnh tâm thần để giảm mối lo về kinh tế, có điều kiện chăm sóc và giúp người bệnh không bị mặc cảm xa lánh. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức về chăm sóc, tuân thu điều trị có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm, người bệnh dễ bị kích động, có thể mất kiểm soát dẫn đến hành vi nguy hiểm.
Theo bác sĩ Trụ, có thể chữa trị và phòng ngừa phát hiện sớm nguy cơ gây bạo lực chết người. Điều trị bệnh nhân rối loạn tâm thần theo quan điểm “mở”, người bệnh khám bệnh định kỳ nửa tháng, hoặc một tháng một lần cùng với các sinh hoạt tư vấn cần thiết, đồng thời dùng thuốc tại gia đình có lẽ là hợp lý nhất vì người bệnh còn khả năng hòa nhập cộng đồng và sẽ hòa nhập tốt hơn với gia đình. Khi trong gia đình có người bị mắc bệnh tâm thần, người thân nên đưa bệnh nhân đi thăm khám đều đặn sẽ mất ít chi phí, tiết kiệm hơn và ít xảy ra bạo lực hơn.
Các rối loạn tâm thần thường xảy ra, hoặc tái diễn sau một thời gian điều trị là do hoàn cảnh gia đình, xã hội va do đap ưng thuôc điêu tri ơ môi ngươi bênh khac nhau, ít nhất là trong ý nghĩ, suy nghĩ hay tư duy của người bệnh. Mức độ tái phát các triệu chứng bệnh rất khác nhau nhưng vẫn có thể phát hiện, nhận định nguy cơ cần nhập viện điều trị nội trú vì tình trạng mất kiểm soát hành vi gây bạo lực do tư duy bât thương chi phối. Qua trinh rôi loan tư duy co yêu tô “đinh kiên”. Nêu “đinh kiên” xay ra nhiêu lân se dân đên y tương liên hê tiêu cưc, va y tương tiêu cưc nay lam nên tang cho hanh vi bao lưc.
Bác sĩ Trụ khuyến cáo, tâm thần không phải bệnh nan y, khi có dấu hiệu bất thường, cần đi khám và điều trị sớm vì các loại thuốc điều trị hiện nay khá tốt, ít tác dụng phụ, có nhiều bệnh nhân hồi phục gần như bình thường.
Việc uống thuốc hàng ngày là cần thiết để ổn định bệnh và đặc biệt cần chăm sóc về tâm lý để phục hồi chức năng tâm lý xã hội. Cần có thái độ yêu thương, động viên chia sẻ, không bỏ mặc, hắt hủi, bạo hành người tâm thần. Sự kỳ thị của người khác cũng chính là nguyên nhân khiến người bệnh tâm thần gây bạo lực. Nhiều gia đình đã nhốt riêng hoặc xích bệnh nhân vào một góc, khiến họ càng căng thẳng, dễ dẫn đến hành vi phản kháng hung bạo hơn. Trong trường hợp này, cần đưa bệnh nhân vào điều trị cấp cứu nội trú nhưng vẫn quan tâm chăm sóc để người bệnh tránh cảm giác bị cô lập, dễ dẫn đến những diễn biến khó lường.
Sau thời gian điều trị nội trú, người thân nên tôn trọng, quan tâm, tạo điều kiện cho bệnh nhân tái hòa nhập, tái thích ứng với đời sống, tạo điều kiện để người bệnh tham gia lao động tập thể, học nhưng nghề co thao tac đơn gian, sinh hoạt giải trí thích hợp hoặc tối thiểu là lao động phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Ngươi bênh lam tôt nên co thương như nhưng thanh viên khac trong gia đinh. Gia đình cần tạo cho bệnh nhân một không gian riêng tư, an toàn về tâm lý, không nên tiếp cận bệnh nhân quá gần về mặt cơ thể, giúp bệnh nhân hiêu tình trạng bệnh hiện tại với thời điểm trước đó, cho bệnh nhân tiếp xúc với những người họ cảm mến, nhất là khi phát hiện bệnh nhân sắp có hành vi bạo lực…
Lê Phương
Theo VNE
Vì sao nam giới sợ 'yêu'?
Không phải chỉ có phụ nữ phải đối mặt với nỗi sợ hãi khi "yêu" mà cả đàn ông cũng vậy. Những nỗi sợ hãi đó chính là tác nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục của vợ chồng..
Ảnh minh họa.
Đối với đàn ông, điều quan trọng nhất trong "chuyện ấy" là sự bất lực. Sự bất lực thể hiện ở chỗ người đàn ông không thể đạt được sự cương cứng cần thiết. Điều này có thể do yếu tố thể chất hoặc tâm lý gây ra, nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến liệt dương hoàn toàn. Liệt dương hoàn toàn là tình trạng nghiêm trọng nhất mà người đàn ông phải chịu đựng. Liệt dương hay bất lực có thể do những nguyên nhân dưới đây gây nên.
- Thiếu hụt hoóc môn testosterone: Thường thấy ở những người bị thiến, người bị teo tinh hoàn (thường do quai bị), suy tuyến yên, u tuyến yên hoặc có bệnh làm tăng oestrogen (hoóc môn nữ).
- Tổn thương: Các dây thần kinh chi phối khả năng tình dục bị tổn thương, xảy ra ở người nghiện (rượu, thuốc lá, ma tuý) hoặc người bị bệnh tiểu đường; Tổn thương ở thương tuỷ sống, phải trải qua các phẫu thuật vùng bẹn và tiểu khung; hoặc mắc các bệnh như tai biến mạch máu não, động kinh, giang mai, tụ máu dưới màng cứng.
- Bệnh tật: Có bệnh hoặc dị tật ở cơ quan sinh dục, bị tâm thần phân liệt, hysterie, stress. Yếu tố tâm lý là nguyên nhân chính gây bất lực ở những người đàn ông này.
- Dùng thuốc: Đôi khi việc sử dụng các loại thuốc cũng gây ra hiệu ứng bất lực. Do đó, trước khi sử dụng những loại thuốc như an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, huyết áp cao, và các thuốc ức chế sự thèm ăn... tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước tiên.
- Béo phì: Đối với nam giới, thừa cân cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Béo phì có thể làm tăng nguy cơ bất lực, đặc biệt là trong khi mắc thêm các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ, và trầm cảm. Các nghiên cứu còn nói rằng những người đàn ông béo phì có nhiều khả năng bị rối loạn chức năng cương dương hơn so với những người đàn ông cân nặng bình thường.
Ngoài ra, khi "yêu" đàn ông luôn lo sợ đối tác không thỏa mãn. Họ không muốn làm người đàn ông vụng về hoặc bị bạn đánh giá là người "thiếu lửa". Nếu chồng bạn thường xuyên thay đổi cách thể hiện cũng chỉ vì muốn bạn được thỏa mãn. Nếu đạt cực khoái sớm, đàn ông biết đối tác chưa được thỏa mãn. Chồng bạn luôn hy vọng chuyện này không xảy ra thường xuyên vì anh ấy không muốn bị gọi là ích kỷ.
"Lên đỉnh" là những điều bất kỳ đôi nào khi ân ái cũng đều mong muốn. Trong khi đàn ông cố gắng để làm đối tác hài lòng thì họ vẫn có nỗi lo sợ xuất tinh sớm. Đây là nỗi lo phổ biến của đàn ông và cũng từ nỗi lo này khiến họ đôi khi không phát huy hết khả năng lúc "lâm trận". Sên cạnh đó, điều mà đàn ông lo lắng nữa là không thể làm vợ có bầu. Điều này kéo dài khiến đàn ông dễ sinh bệnh tật và đặc biệt có ảnh hưởng xấu đến quan hệ vợ chồng.
Theo Vnmedia
Tại sao có chứng bệnh sợ hãi? Sợ hãi là cảm giác sợ đến khiếp xảy ra một cách đột ngột, không báo trước, mạnh mẽ, có giới hạn về thời gian, đi kèm với những triệu chứng toàn thân khác. Những triệu chứng này gồm: - Nhịp tim nhanh hoặc các cơn đánh trống ngực (dễ lầm tưởng là bệnh tim mạch). - Đau ngực hoặc khó chịu ở...