Mối nguy tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc trên Biển Đông
Những ngày qua, liên tục có nhiều thông tin liên quan tàu ngầm Trung Quốc – vốn là lực lượng có nguy cơ gây bất ổn trên Biển Đông.
Tàu ngầm hạt nhân Type-094 (lớp Tấn) của Trung Quốc có thể mang 12 tên lửa JL-12 . Ảnh US NAVY
Số lượng tăng nhanh
Ngày 24.4, cơ quan khảo cứu quốc hội Mỹ tiếp tục cập nhật báo cáo mới về sự phát triển của hải quân Trung Quốc. Báo cáo chỉ ra Trung Quốc đang cấp tập tăng cường sức mạnh tàu ngầm. Cụ thể, theo báo cáo thì Bắc Kinh đang có khoảng 66 tàu ngầm các loại và sẽ tăng lên 76 chiếc vào năm 2030. Trong đó, số lượng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã có hơn 10 chiếc.
Chưa đầy 1 tuần sau khi báo cáo trên được công bố, ngày 29.4, truyền thông quốc tế đưa tin Trung Quốc vừa đưa vào hoạt động thêm 2 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và có thể mang theo tên lửa đạn đạo tích hợp đầu đạn hạt nhân. Hai tàu này được cho là bản nâng cấp mới của tàu ngầm Type-094 (lớp Tấn) có độ choán nước khoảng 11.000 tấn.
Nguy cơ đe dọa Biển Đông
Ngày 30.4, chuyên san The National Interest đăng tải bài phân tích cho rằng tàu ngầm hạt nhân Type-094 vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định, điển hình là quá “ồn ào”. Cụ thể, một báo cáo đã chỉ ra rằng tàu ngầm lớp Tấn có một lỗ hổng thiết kế ở phía sau thân tàu. Vị trí này gần các hầm tên lửa nên có thể tạo tín hiệu sóng âm khiến đối phương phát hiện ra. Vì thế, bài phân tích cho rằng tàu ngầm Type-094 chưa đủ sức trở thành phương tiện răn đe hạt nhân ở cấp độ toàn cầu, nhưng vẫn đủ sức để trở thành một sức mạnh đáng gờm ở cấp khu vực mà ví dụ là tại Biển Đông.
Thực tế, mối lo về tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc trên Biển Đông đã được đề cập gần đây. Cụ thể, Ấn Độ từng lên tiếng lo ngại việc tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hoạt động ở Ấn Độ Dương. Theo hải trình thì nhiều khả năng trước khi đến Ấn Độ Dương, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc đã hoạt động tại Biển Đông.
Video đang HOT
Hồi tháng 9.2019, Cục Nam Hải thuộc Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho biết đã triển khai mạng lưới thiết bị bay không người lái (UAV) ở Biển Đông để theo dõi, giám sát những thực thể và vùng biển xa bờ. Trả lời Thanh Niên xung quanh diễn biến này khi đó, PGS Stephen Robert Nagy (thuộc Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản; học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương ở Canada) lo ngại UAV có thể giúp Trung Quốc thu thập các thông tin về địa hình trong lòng biển, độ sâu, dòng chảy…
“Đó là những cơ sở quan trọng để Bắc Kinh triển khai các phương tiện, thiết bị dưới mặt nước để kiểm soát khu vực. Qua đó, Trung Quốc có thể triển khai và đẩy mạnh hoạt động tàu ngầm”, ông Nagy đặt vấn đề.
Liên quan nội dung này, trả lời Thanh Niên ngày 30.4, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận xét Trung Quốc có thể biến Biển Đông thành một vành đai phòng thủ được triển khai cùng với vũ khí hạt nhân dựa trên chiến lược phong tỏa chống tiếp cận nhằm vào Mỹ. Và để đạt mục tiêu như thế thì khả năng là Bắc Kinh tìm cách điều động tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân đến Biển Đông.
Và thực tế thì Bắc Kinh đang cố tìm cách kiểm soát Biển Đông, nhằm hạn chế sự hiện diện của tàu chiến, máy bay Mỹ để loại bỏ rủi ro tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bị phát hiện khi hoạt động tại vùng biển này. TS Nagao cho rằng để giải quyết mối nguy này thì Washington cũng nên điều động tàu ngầm đến Biển Đông. Tất nhiên là sự điều động đó phải trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Khi hiện diện tại Biển Đông, tàu ngầm Mỹ có thể kiềm chế các hoạt động đáng lo ngại của tàu ngầm Trung Quốc. Kèm theo đó, Washington có thể tăng cường điều động máy bay săn ngầm lẫn tàu chiến nổi.
Không chỉ Mỹ mà các nước ngoài khu vực như Anh, Pháp, Canada… hay các thành viên trong tứ giác an ninh (Mỹ – Nhật Bản – Úc và Ấn Độ) ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng cần đưa tàu chiến, máy bay đến Biển Đông để phòng ngừa tàu ngầm Trung Quốc. Thực tế, theo TS Nagao, cuộc tập trận của hải quân Mỹ – Úc gần đây trên Biển Đông có lẽ cũng bao hàm cả mục đích vừa nêu ra. Nếu cộng đồng quốc tế không cùng phối hợp, thì khi tàu ngầm Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông còn có thể đe dọa an ninh thế giới.
Tên lửa đạn đạo JL-12 đã được trang bị trên tàu ngầm lớp Tấn. Loại tên lửa này có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, với tầm bắn lên đến 7.200 km nên từ vùng duyên hải của Trung Quốc có thể đe dọa nhiều quyền lợi của Mỹ. Mỗi tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn có thể mang theo 12 tên lửa JL-12.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã trang bị tên lửa đạn đạo JL-1, có thể mang đầu đạn hạt nhân và tầm bắn khoảng 1.700 km, trên tàu ngầm hạt nhân.
Báo chí thế giới: ATM gạo Việt Nam quá khó tin, nhưng là sự thật
Sáng kiến máy ATM phát gạo hỗ trợ những người khó khăn trong đại dịch Covid-19 ở Việt Nam được báo chí thế giới đánh giá hết sức tích cực.
Quá khó tin, nhưng là sự thật
Đó là dòng nhận định được hãng tin CNN đưa ra liên quan đến chiếc máy ATM phát gạo tại Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của báo chí quốc tế trên toàn cầu trong những ngày qua.
Bài viết về ATM gạo Việt Nam trên CNN.
Theo CNN: "Một chiếc máy có thể phát gạo miễn phí - điều này quá khó tin nhưng lại là sự thật. Chiếc máy ATM gạo này đã được lắp đặt tại nhiều địa điểm trên khắp Việt Nam để giúp những người đang cần được hỗ trợ nhất trong đại dịch Covid-19".
Cũng theo CNN, để phòng ngừa dịch bệnh, những người đến nhận gạo được yêu cầu đứng cách nhau 2m và phải sử dụng nước sát khuẩn rửa tay sạch sẽ trước khi nhận gạo. Tại Hà Nội, thời gian phát gạo là từ 5h sáng tới 17h chiều hàng ngày, trong khi tại TP. HCM, người dân có để đến nhận gạo bất kỳ lúc nào. Những cây ATM gạo như thế này còn xuất hiện ở Huế và Đà Nẵng.
Trong khi đó, hãng tin Reuters đã dẫn lại cảm nhận của những người nghèo khi nhận được sự hỗ trợ rất kịp thời của các doanh nghiệp vốn cũng đang rất khó khăn trong đại dịch Covid-19 này.
Cụ thể, chị Nguyen Thi Ly, một phụ nữ 34 tuổi có chồng thất nghiệp và 3 đứa con nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ: "Chiếc máy ATM gạo này rất hữu ích. Túi gạo này đủ cho chúng tôi ăn trong một ngày. Giờ chúng tôi chỉ cần thêm thức ăn nữa. Những người hàng xóm thỉnh thoảng cũng san sẻ thức ăn cho chúng tôi, nếu không, chúng tôi sẽ phải ăn mỳ ăn liền.
Tôi đọc được thông tin về chiếc ATM gạo này trên internet, tôi đến để xem có thực vậy không và không thể tin được điều này là sự thật. Tôi thực sự mong các nhà tài trợ có thể duy trì nó cho đến hết đại dịch".
Reuters cũng dẫn lời từ anh Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc công ty khóa điện tử PHG Lock, chủ nhân sáng kiến ATM gạo, bày tỏ, anh muốn mọi người vẫn có thể nhận được thực phẩm cùng nhiều loại hàng hóa khác bất chấp khó khăn của dịch bệnh: "Tôi gọi chiếc máy này là cây ATM gạo vì mọi người có thể lấy gạo từ đó và mong họ hiểu rằng, ngoài kia vẫn có những người tốt muốn trao cho họ cơ hội thứ hai".
Thông tin trên của Reuters cũng đã được một loạt các báo trên thế giới như USNews, New York Post của Mỹ, Bristish Herald của Anh, Bangkok Post của Thái Lan, Gulf News của UAE, Taipei Times của Đài Loan (Trung Quốc), ABC News của Australia... đăng tải lại.
Tờ Bristish Herald của Anh đăng tải lại nội dung bài viết của Reuters về ATM gạo Việt Nam.
Sáng kiến độc đáo
Tờ International Business Times của Mỹ cũng đã có bài đánh giá sáng kiến của anh Hoàng Tuấn Anh là "hết sức độc đáo" trong mùa dịch bệnh. Tờ báo này cũng dẫn lời anh Hoàng Tuấn Anh cho biết, ý tưởng về chiếc máy ATM gạo này xuất phát từ việc anh nhận thấy việc phân phát gạo truyền thống sẽ khiến người dân tụ tập đông người khiến nguy cơ lây nhiễm gia tăng.
Cũng theo anh Hoàng Tuấn Anh, chiếc máy này được anh chế tạo từ những bộ phận có sẵn tại công ty khóa điện tử PHG Lock chỉ trong vòng có 1 ngày: "Lúc đó thời gian khá gấp, chúng tôi không thể đặt hàng chiếc máy này, chính vì thế, tôi đã dỡ động cơ trong một chiếc máy thử khóa của công ty và lắp nó vào chiếc máy ATM gạo". Mỗi chiếc máy như thế này có giá khoảng 10 triệu đồng và có thể trữ 500kg gạo.
Bài viết trên tờ The AsiaN về ATM gạo của anh Hoàng Tuấn Anh.
Tờ The AsiaN cũng có bài viết chi tiết về anh Hoàng Tuấn Anh và chiếc máy ATM gạo độc đáo của anh. Theo đó, anh Hoàng Tuấn Anh thuê 3 người giám sát hoạt động của chiếc máy. Khi có người đứng trước camera của máy và ấn nút, chiếc máy sẽ tự động mở van đổ ra khoảng 1,5kg gạo.
Mỗi người sẽ chỉ được lấy 1 lần trong ngày, nếu phát hiện ra ai đó định lấy thêm, những người giám sát sẽ tắt hoạt động của máy. Lý giải về việc này, anh Hoàng Tuấn Anh cho biết: "Tôi chỉ muốn đảm bảo rằng ai cũng nhận được một phần gạo đủ dùng cho một ngày và để dành cho những người khác nữa".
Cũng theo tờ The AsiaN, ban đầu, anh Hoàng Tuấn Anh dự định phát khoảng 500kg gạo một ngày nhưng ngay trong ngày đầu tiên, số gạo được phân phát đã tăng gấp đôi so với dự tính. Dù vậy, anh Hoàng Tuấn Anh cho biết, anh không sợ hết gạo bởi có rất nhiều cá nhân tổ chức đã ủng hộ từ hàng yến đến hàng tạ gạo cho dự án đầy ý nghĩa này của anh. Một số người thậm chí còn lái xe tải chở hàng tấn gạo giao đến tận từng chiếc máy ATM gạo.
"Tôi sẽ làm điều này cho đến khi dịch Covid-19 kết thúc. Tôi cũng đang lên kế hoạch chế tạo khoảng 100 chiếc máy ATM gạo để có thể phân phát gạo đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn. Tôi hy vọng cộng đồng sẽ chung tay với tôi trong dự án mới này", anh Hoàng Tuấn Anh chia sẻ với The AsiaN./.
Trần Khánh
Báo nước ngoài: 'ATM gạo' giúp người nghèo Việt Nam qua nỗi vất vả vì COVID-19 Nhiều trang báo uy tín trên thế giới như CNN, Reuters có bài viết về cây "ATM gạo" giúp đỡ những người khó khăn ở Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Một doanh nhân thành phố Hồ Chí Minh phát minh ra máy ATM tự động hoạt động 24/7, hỗ trợ gạo miễn phí cho những người không có việc làm,...