Mối nguy quân sự từ Triều Tiên sắp thành hiện thực?
Sau khi nhân vật quyền lực thứ hai của Triều Tiên, ông Jang Song-thaek bị xử tử vào hôm 12/12, nhiều phụ tá thân cận của ông này đã trốn sang Hàn Quốc. Ngay sau đó, Triều Tiên đã có nhiều động thái nhằm đe dọa đất nước này. Dường như mối nguy đến từ Triều Tiên sắp thành sự thật.
Triều Tiên liên tục đe dọa Hàn Quốc
Ngày 20/12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Triều Tiên lại vừa đe dọa sẽ tấn công Hàn Quốc nhằm đáp trả những cuộc tuần hành chống Bình Nhưỡng được tổ chức ở Hàn Quốc nhân dịp kỷ niệm 2 năm ngày mất cố Chủ tịch Kim Jong-il.
Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên hôm 19/12 đã gửi fax cho Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc thông qua đường dây nóng quân sự với lời lẽ đe dọa rằng sẽ tấn công Hàn Quốc “không báo trước”
Lời đe dọa này được đưa ra sau khi một vài nhóm hoạt động và người đào tẩu Triều Tiên tổ chức các cuộc tuần hành chống Triều Tiên ở thủ đô Hàn Quốc, và một số người biểu tình còn đốt cả ảnh của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Binh sĩ Triều Tiên tại biên giới với Hàn Quốc
Thủ đô Seoul của Hàn Quốc với số dân 10 triệu người nằm trọn trong tầm bắn của các loại trọng pháo Triều Tiên được bố trí tại khu vực biên giới giữa hai nước.
Từ lâu Triều Tiên vẫn thường lên giọng đe dọa và đòi tấn công Hàn Quốc và Mỹ vào những dịp hai nước này tổ chức các cuộc diễn tập quân sự chung.
Trước đó, hôm 16/12, tờ Munhwa Ilbo cũng tiết lộ thông tin, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố có khả năng Triều Tiên đe dọa tiến hành các hoạt động quân sự chống lại Hàn Quốc hồi cuối tháng 1 và đầu tháng 3 năm nay là do nghi ngờ chính phủ Seoul đã có được trợ lý thân cận của Jang Song-thaek.
Video đang HOT
Theo đó, một đơn vị Hải quân Hàn Quốc đóng ở đảo Baengnyeong đã nhận được vài nghìn tờ truyền đơn bay tới từ CHDCND Triều Tiên – CHDCND Triều Tiên đe dọa sẽ phát động tấn công đối với binh sĩ Hàn Quốc triển khai ở đảo thuộc biển Hoàng Hải này, coi họ là “mục tiêu bị quét sạch trước tiên”
Trong truyền đơn khẳng định, Bắc Triều Tiên luôn làm tốt chuẩn bị tấn công Quân đội Hàn Quốc trên đảo Baengnyeong, sẽ dùng hỏa lực “chưa từng có” biến đảo Baengnyeong thành “một nghĩa địa khổng lồ”.
Cư dân Hàn Quốc trên các đảo tiền tuyến đã sống trong nỗi sợ hãi liên tục với mối đe dọa bị pháo kích từ Triều Tiên kể từ sau vụ pháo kích năm 2010.
Cùng ngày, Tổng thống Hàn Quốc cũng cảnh báo nguy cơ Triều Tiên có “hành động khiêu khích liều lĩnh” và kêu gọi quân đội Hàn Quốc tăng cường cảnh giác ở gần khu vực biên giới với Triều Tiên
“Với diễn biến mới nhất ở Triều Tiên, chúng ta khó có thể xác định được tình hình chính trị ở đó sẽ tiến triển theo chiều hướng nào”, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nói. “Chúng ta cũng không thể loại trừ khả năng xảy ra tình huống bất ngờ như xuất hiện những hành động khiêu khích liều lĩnh”
Bà Park mô tả tình hình trên bán đảo là “nghiêm trọng và không thể dự đoán”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên bị quân đội “sai khiến”?
Mối nguy từ Triều Tiên như lời cảnh báo của bà Park Geun-hye hoàn toàn có thể trở thành hiện thực, nhất là sau loạt biến động chính trị quan trọng tại Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thẳng tay thanh trừng ông chú Jang Song-thaek, người có quyền lực thứ hai tại Triều Tiên và từng được coi là cánh tay phải của Kim Jong-un khi nhà lãnh đạo trẻ lên nắm quyền sau cái chết của ông Kim Jong-il.
Đặc biệt, sau vụ thanh trừng Jang Song-thaek, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tiến hành thị sát một số địa điểm trong quân đội, tổ chức buổi lễ tưởng niệm 2 năm ngày mất của ông Kim Jong-il ở lăng Kumsusan. Sau những sự kiện này lại xuất hiện tin đồn nhà lãnh đạo Triều Tiên bị “sai khiến” trong vụ xử tử chú dượng.
Theo đó, có tin đồn rằng các vị tướng theo đường lối cứng rắn ở Triều Tiên đứng đằng sau vụ hành quyết ông Jang Song-thaek, còn nhà lãnh đạo Kim Jong-un chỉ bị sai khiến.
Nhìn vào 2 bức ảnh, người ta có thể thấy rõ sự thay đổi nhân sự cấp cao ở Triều Tiên.
Chuyên gia Park Hyung-joong thuộc Viện Thống nhất Hàn quốc cho biết, vụ thanh trừng ông Jang là một phần trong cuộc tranh giành quyền lực – nơi các phe phái trong quân đội đang nỗ lực giành lại những vụ làm ăn béo bở bị ông Jang nẫng tay trên.
Ông Thomas Schafer – Đại sứ Đức tại Triều Tiên – nói rằng, gần đây Kim Jong-un bị quân đội ép phải lật đổ Jang Song-thaek và nhà lãnh đạo này “không còn lựa chọn nào khác”.
Những biến động chính trị nói trên cùng thông tin quân đội thắng thế nắm quyền thực sự đã khiến nhiều quốc gia lo ngại. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 15/11 gọi việc xử tử Jang là “một dấu hiệu xấu” gây lo ngại về sự ổn định ở Triều Tiên. Còn Nhật Bản tuyên bố sẽ theo dõi sát sao các biến động quân sự của Triều Tiên
Theo Đất việt
Tình hình Triều Tiên: Sóng ngầm sau vẻ bình yên
Sau khi thanh trừng Jang Song- thaek, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tạm giảm mức độ của các cuộc thanh trừng, đồng thời xuất hiện với vẻ hoan hỉ trong các cuộc thị sát từ ngày 14-16/12. Ngỡ rằng Triều Tiên đang bình yên nhưng thực chất thì sóng ngầm vẫn đang diễn ra ở đất nước này.
Chosun Ilbo ngày 18/12 đưa tin, ít nhất vẫn có 5 tay chân thân tín của Jang Song-thaek là quan chức cấp cao xuất hiện bên cạnh Kim Jong-un trong lễ kỷ niệm 2 năm ngày mất Kim Jong-il hôm qua 17/12, bất chấp việc "tập đoàn phản động Jang Song-thaek" đã bị thanh trừng và ông chú của Kim Jong-un đã bị hành quyết.
Thế nhưng, cùng ngày, đài NHK cho biết, một quan chức cấp cao quân đội Triều Tiên, Ủy viên Quân ủy trung ương và có quan hệ thân cận với Jang Song-thaek có thể đã trốn khỏi đất nước này để tránh bị thanh trừng.
Paek Se-bong, người duy nhất trong số 11 thành viên của Quân ủy trung ương Bắc Triều Tiên đã không xuất hiện trong buổi lễ tưởng niệm 2 năm ngày mất Kim Jong-il tại Bình Nhưỡng.
Ông là người lo kinh tế cho Đảng Lao động Triều Tiên, giữ trọng trách phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Từ trái qua, Jang Song-thaek, Paek Se-bong và vợ Kim Jong-un.
Nguồn tin ngoại giao nói với đài NHK rằng Paek Se-bong có thể đã bị thanh trừng hoặc đã đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên bởi ông là người có quan hệ gần gũi nhất với Jang Song-thaek.
Bên cạnh đó, các quan chức cấp cao Triều Tiên khác có quan hệ với Jang Song-thaek được cho là đang tìm cách đào thoát sang Hàn Quốc.
Cũng trong ngày 18/12, nhật báo Munhwa Ilbo của Hàn Quốc đưa tin giới chức quân sự và tình báo Hàn Quốc đang phối hợp thẩm vấn một trong những phụ tá thân cận nhất của ông Jang Song-thaek. Được biết, nhân vật phụ tá này đã tìm cách xin tị nạn ở Hàn Quốc sau vụ xử ông Jang Song-thaek.
"Người này là người của quân đội ở Triều Tiên. Ông có thông tin quan trọng về các vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng và các thông tin tình báo quan trọng khác.
Ông trốn khỏi Triều Tiên từ khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 khi phát hiện những dấu hiệu cho thấy ông Jang bị thanh trừng", nhật báo Hàn Quốc dẫn nguồn tin cho hay.
Trong khi đó, tờ Munhwa Ilbo cũng tiết lộ thông tin, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc hôm 16/12 tuyên bố có khả năng Triều Tiên đe dọa tiến hành các hoạt động quân sự chống lại Hàn Quốc hồi cuối tháng 1 và đầu tháng 3 năm nay là do nghi ngờ chính phủ Seoul đã có được trợ lý thân cận của Jang Song-thaek.
Theo Baodatviet
Những sự kiện đáng nhớ của Triều Tiên năm 2013 Business Insider vừa tổng kết lại những sự kiện nổi bật của Triều Tiên trong năm 2013, trong đó có vụ xử tử ông Jang Song-theak gây rúng động thế giới. Ngày 24/1, Triều Tiên bất ngờ tuyên bố thử hạt nhân khiến Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ phải nâng mức cảnh báo an ninh. Hồi tháng 2 vừa qua, Bình Nhưỡng...