Mối nguy hiểm mà thai phụ bị tiểu đường phải chịu
Các thai phụ mắc bệnh tiểu đường có thể đối diện với nguy cơ nhiễm trùng gây tử vong cao gấp ba lần so với các thai phụ không bị bệnh tiểu đường.
Đó là kết luận từ một cuộc nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Trường ĐH California, Los Angeles (Mỹ).
Các nhà nghiên cứu cho biết, các căn bệnh do nhiễm trùng chết người này thường gây ra bởi vi khuẩn MRSA (Methiillin-resistant Staphylococcus Aureus). Có 600 trường hợp nhiễm khuẩn MRSA được ghi nhận trong số các bà mẹ bị tiểu đường sau khi sinh. Những căn bệnh do nhiễm khuẩn MRSA phổ biến nhất là da, đường tiết niệu, cơ quan sinh dục, nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng máu.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: internet
MRSA là loại vi khuẩn có khả năng kháng các loại kháng sinh nhất định và có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm, kể cả tử vong. Đặc biệt, bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện rất dễ bị tấn công bởi loại vi khuẩn này.
Các nhà nghiên cứu nhận định, nguy cơ nhiễm khuẩn MRSA gia tăng ở những thai phụ bị bệnh tiểu đường. Tạp chí US News (Mỹ) dẫn lời của các nhà nghiên cứu: “Sau khi phân tích kết quả thu được từ các nghiên cứu trước đây, chúng tôi nhận thấy, nguy cơ nhiễm khuẩn MRSA thường gia tăng ở những người mắc bệnh tiểu đường. Và số thai phụ bị tiểu đường thường đối diện với nguy cơ nhiễm khuẩn MRSA cao hơn so với phụ nữ nói chung”.
Trong cuộc nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của hơn 3,5 triệu phụ nữ trong một bệnh viện. Trong số này, có 5% các bà mẹ bị tiểu đường trong khi mang thai và 1% bị tiểu đường trước khi mang thai.
Theo VNE
Cơ khổ duyên muộn
Chị vốn kỹ tính lại kém khoản ăn nói, thành ra ít bạn. Ngoài ba mươi tuổi, theo nguyện vọng của mẹ phút lâm chung chị liền đồng ý lấy anh bộ đội cũng bị "ế" ở gần nhà. Khốn nỗi anh đóng quân xa, chị thì làm việc trên phố, thế là cũng thành một chốn bốn quê.
Anh chị cũng vô cùng sốt ruột, tìm đủ mọi cách, sau khi kết hợp kim cổ, đông tây y, hai năm sau những nỗ lực chị mới có thai. Song, chị vất từ lúc có chửa cho đến lúc đẻ.
Do cơ địa, chị tăng cân khá nhiều nhưng vào hết mẹ, bé bị sinh non, được có hai cân. Già chẳng tự đẻ được sợ nhiều nguy cơ, phải mổ rồi nuôi trong lồng kính, chị lại không có sữa, phải nuôi con bằng sữa ngoài, tốn kém thêm một khoản...
Chị về quê ở cữ nhà chồng có vài tháng mà dài như hàng thế kỷ, vì gặp phải đứa em dâu chẳng biết điều, vênh vang nghĩ mình đẻ được thằng cu là công to lắm. Cười cười, nửa đùa nửa thật chê chị mải chơi, kén chọn nên giờ có tuổi phải cực nhọc là đúng rồi. Chị vừa bực song nghĩ lại thấy chẳng bắt bẻ nó được câu nào.
Bắt đầu đi làm trở lại chị mới càng thêm đau đầu, vì chồng chị vẫn tháng về có hai lần. Mẹ đẻ đã mất, bố mẹ chồng thì già chẳng đi xa nổi, đành thuê người lạ, phải chiều chuộng, nịnh nọt họ khiến chị stress mỗi ngày một nặng. Những khi bé ốm, chẳng có ai chỉ chỏ hướng dẫn cho, chị cứ lúng ta lúng túng, lật đật tìm tài liệu cắm cúi đọc, trong khi mắt thì cứ mờ mờ do thiếu ngủ, do lúc sinh chẳng kiêng được nhiều nên xuống cấp dần.
Đã thế không hiểu con bé sinh giờ gì mà cứ khóc ngằn ngặt không rõ lý do, mở mắt ra là thấy khóc, tím tái mặt mày, rạc cả người. Đi khám rồi xét nghiệm đủ kiểu, chỗ thì phán có nguy cơbị nhiễm trùng máu, nơi thì thông báo có khả năng bị lồng ruột... đến là khổ, làm cho hàng xóm cũng phải cồn cào ruột gan, mất ngủ, thương xót thay "nhiều tuổi rồi sinh nở thật là vất quá".
Mỗi ngày, nỗi buồn sinh con muộn mằn càng thêm nặng trĩu cõi lòng chị. Đến bao giờ chồng chị mới về cho?
Theo Dantri
Nga phái hạm đội tàu chiến tới Địa Trung Hải Bộ Quốc phòng Nga hôm nay 18/12 cho biết sẽ phái một hạm đội tàu chiến tới Địa Trung Hải, vào thời điểm căng thẳng ở Syria ngày một leo thang. Tàu khu trục Yaroslavl Mudry của hải quân Nga. Tàu khu trục Yaroslavl Mudry, các tàu đổ bộ Kaliningrad và Alexander Shabalin cùng 2 tàu khác đã rời cảng Baltiysk ở Baltic...