Mối nguy hiểm khi bị hạ đường huyết cần lưu tâm
Hạ đường huyết là một biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện khi bệnh nhân đái tháo đường.
Khi bị hạ đường huyết, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, người bị hạ đường huyết có thể bị hôn mê và đe dọa không nhỏ đến tính mạng.
Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi nồng độ đường (glucose) trong máu thấp dưới 3,9 mmol/l (dưới 70mg/dl). Cần xử lý nhanh chóng, kịp thời để hạn chế những biến chứng nặng nề do hạ đường huyết gây nên.
Khi bị hạ đường huyết xuống còn 53 mg/dl, các tế bào trong cơ thể không nhận đủ năng lượng để hoạt động, ngay lập tức, chúng sẽ đưa ra các tín hiệu cảnh báo như xây xẩm mặt mày, choáng váng, đói lả, đổ mồ hôi, tim đập loạn nhịp, dễ cáu gắt, run tay, … Đây là những triệu chứng của dây thần kinh tự trị xuất hiện do đường huyết giảm quá mức.
Khi xuất hiện những triệu chứng như suy giảm khả năng tập trung, hoảng loạn, kiệt sức, buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt… là lúc chỉ số đường huyết giảm xuống dưới 48 mg/dl. Đây là những triệu chứng của hệ thần kinh trung ương, cho thấy các tế bào não đang trở nên không hoạt động do thiếu glucose.
Nếu bệnh nhân không bổ sung đường trong trường hợp hạ đường huyết, tình trạng này sẽ tiếp tục tiến triển và xảy ra hiện tượng rối loạn ý thức. Đường huyết tiếp tục giảm, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức tạm thờ, co giật, trong trường hợp xấu nhất bệnh nhân có thể tử vong.
Hầu hết cơ thể mọi người đều phát ra tín hiệu cảnh báo việc hạ đường huyết. Tuy nhiên, một số người tiểu đường lâu năm hoặc bị hạ đường huyết vào ban đêm, có rất ít hoặc không có triệu chứng, cho đến khi bị co giật hoặc bất tỉnh đột ngột. Để tránh điều này, bạn nên đo đường huyết hàng ngày và cố gắng giữ mức đường huyết ở ngưỡng cho phép.
Ảnh: Sưu tầm
Video đang HOT
Có rất nhiều triệu chứng hạ đường huyết khác nhau, sự xuất hiện các triệu chứng sẽ tùy vào từng cá nhân người bệnh. Một người có thể có các triệu chứng xuất hiện ban đầu là run tay nhưng một người khác là cảm thấy đói bất thường. Vì vậy, nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết, hãy nhớ kỹ các đặc điểm triệu chứng của bản thân. Việc này giúp bệnh nhân có thể phản ứng nhanh chóng khi tình trạng hạ đường huyết xảy ra vào một thời điểm khác.
Nếu các triệu chứng hạ đường huyết xuất hiện, điều đầu tiên phải bổ sung glucose (đường). Bệnh nhân hãy tự đo đường huyết để xác nhận đó có phải là hạ đường huyết không. Sau khi ăn hoặc uống 10~15g glucose, hãy nghỉ ngơi một lúc.
Trường hợp sau 15 phút nghỉ ngơi mà tình trạng hạ đường huyết không hồi phục, hãy bổ sung thêm glucose với cùng một lượng như vậy. Nhiều người nghĩ rằng, vừa mới dùng xong nên không nhất thiết phải hấp thụ thêm glucose, điều này có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm hơn. Dù khi bệnh nhân bổ sung thêm đường và tạm thời bị tăng đường huyết thì vẫn an toàn hơn nhiều so với việc bị hạ đường huyết.
Nếu có cảm giác bị hạ đường huyết trong khi lái xe, hãy bình tĩnh quan sát, kiểm tra sự an toàn của đoạn đường xung quanh và ngay lập tức dừng xe bên lề đường. Khi bị hạ đường huyết, sự tập trung sẽ bị giảm, chân tay run, phản ứng khi lái xe sẽ chậm lại, rất nguy hiểm cho cả lái xe và những phương tiện đang lưu thông khác.
Bản thân bệnh nhân nên biết kiến thức về các biện pháp đối phó với tình trạng hạ đường huyết, hướng đến một cuộc sống khỏe mạnh, cân bằng giữa việc kiểm soát đường huyết và phòng ngừa hạ đường huyết.
Nếu bạn bị đổ mồ hôi trong 5 trường hợp này nghĩa là cơ thể đang mắc nhiều bệnh nghiêm trọng bao gồm ung thư, bác sĩ khuyên nên đi khám khẩn cấp
Đổ mồ hôi tưởng chừng chỉ là một phản xạ cơ thể khi thời tiết quá nóng, nhưng đôi khi nó cũng là một tín hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm.
Đối với người khỏe mạnh, đổ mồ hôi là một cách bình thường để cơ thể tự điều hòa thân nhiệt. Nhưng đối với một số người, đổ mồ hôi có thể là dấu hiệu bất thường của sức khỏe, đôi khi nó cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư. Tờ Insider của Anh đã thực hiện phỏng vấn với 2 bác sĩ để đưa ra những cảnh báo những kiểu đổ mồ hôi nguy hiểm, bất cứ ai cũng nên hiểu rõ để đi khám sớm.
1. Bỗng dưng đổ mồ hôi quá nhiều: Cảnh báo đau tim
Đổ mồ hôi đột ngột cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của một cơn đau tim hoặc một vấn đề tiềm ẩn về tim.
Đổ mồ hôi đột ngột có thể là dấu hiệu bạn đang căng thẳng hoặc lo lắng. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Caesar Djavaherian (giám đốc y tế tại Carbon Health có trụ sở tại Berkeley, California): Đổ mồ hôi đột ngột cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của một cơn đau tim hoặc một vấn đề tiềm ẩn về tim. Nếu nghi ngờ mình đang mắc bệnh tim, bạn nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, tiến sĩ Marisa Garshick, bác sĩ da liễu ở thành phố New York lại cho rằng: Đôi khi đổ mồ hôi đột ngột cũng có thể xảy ra do nhiệt độ cao, thức ăn cay, tập thể dục căng thẳng... vì vậy không phải lúc nào đổ mồ hôi nhiều, đột ngột cũng là cảnh báo bệnh. Dù sao bạn vẫn nên đi khám nếu cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu đáng chú ý như mệt mỏi, sút cân, chán ăn, đau nhói ngực...
2. Đổ mồ hôi kèm theo chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu: Cảnh báo hạ đường huyết
Theo tiến sĩ Djavaherian, khi bị đổ mồ hôi kèm theo cảm giác chóng mặt hoặc choáng váng thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu thấp do tụt huyết áp. Mặc dù những triệu chứng này tự nó có vẻ không đáng lo ngại, nhưng hãy kiểm tra y tế để đảm bảo cơ thể không có bất cứ bệnh lý tiềm ẩn nào đáng lo.
Khi bị đổ mồ hôi kèm theo cảm giác chóng mặt hoặc choáng váng thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu thấp.
3. Đổ mồ hôi kèm theo mất ngủ, đau ngực, co giật, mệt mỏi, đỏ bừng: Cảnh báo ung thư, tiểu đường
Theo trung tâm y tế Mayo Clinic, đổ mồ hôi kèm theo đỏ bừng mặt và ngực là dấu hiệu cảnh báo hội chứng carcinoid hoặc khi một khối u ung thư hiếm gặp xuất hiện.
Tiến sĩ Garshick cho hay: "Đổ mồ hôi quá nhiều cùng với đau ngực đôi khi cho thấy một tình trạng nghiêm trọng về tim, vì vậy điều quan trọng là luôn phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn đang bị đau ngực".
Bên cạnh đó, co giật kèm theo đổ mồ hôi nghĩa là bạn đang dùng thuốc quá liều. Đổ mồ hôi kèm theo mệt mỏi có thể là do nhiễm trùng hoặc huyết áp thấp. Cuối cùng, đổ mồ hôi cùng cảm giác khát và đi tiểu nhiều có liên quan đến bệnh tiểu đường và giảm đường huyết.
4. Chỉ đổ mồ hôi ở 1 bên cơ thể: Ung thư phổi
Nếu bạn chỉ thấy đổ mồ hôi ở một bên cơ thể, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra. Bà Garshick cho hay, đổ mồ hôi không đều có thể chỉ ra một chứng rối loạn hệ thần kinh hiếm gặp được gọi là hội chứng Harlequin. Nó cũng có thể là dấu hiệu của một khối u não, áp xe hoặc đột quỵ.
Còn theo tiến sĩ Djavaherian: Ung thư phổi và hội chứng Horner (một vấn đề với đường dẫn thần kinh), cũng có thể liên quan đến việc đổ mồ hôi ở một bên cơ thể, vì vậy tốt nhất khi bạn bị đổ mồ hôi theo cách bất thường này thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Nếu bạn chỉ thấy đổ mồ hôi ở một bên cơ thể, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra.
5. Chỉ đổ mồ hôi ban đêm: Bệnh lao, cúm, ung thư hạch
Đổ mồ hôi ban đêm có thể là triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng như bệnh lao hoặc cúm...
Hầu hết mọi người đều đổ mồ hôi vào ban đêm khi trời nóng hoặc nhiệt độ trong phòng ngủ của họ quá cao. Nhưng nếu bạn đang giữ nhiệt độ trong phòng mát mẻ mà vẫn bị đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm, bạn nên đi khám bác sĩ sớm.
"Đổ mồ hôi ban đêm có thể là triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng như bệnh lao hoặc cúm, hoặc nó có thể là dấu hiệu của một số loại ung thư như ung thư hạch. Ngoài ra, nó cũng có thể liên quan đến những thay đổi nội tiết tố như mãn kinh hoặc do tác dụng phụ của thuốc", Tiến sĩ Garshick cảnh báo.
Dấu hiệu mắc bệnh qua vị trí đổ mồ hôi trên cơ thể, nhận biết để tránh đột quỵ Có rất nhiều bệnh có thể được phát hiện thông qua việc đổ mồ hôi của bạn. Hãy chú ý để có phương án điều trị kịp thời, tránh để bệnh nặng thêm. Đổ mồ hôi không chỉ đơn giản là làm mát cơ thể khi bạn quá nóng, mà nó còn có thể là một tín hiệu cho thấy cơ thể bạn...