Mối nguy hại và cách nhận biết khẩu trang y tế tái chế
Người dân thường được khuyến cáo không tái sử dụng khẩu trang y tế, nếu không khẩu trang này lại trở thành tác nhân lây lan mầm bệnh
Mặc dù các nhà máy, cơ sở sản xuất đã tăng tốc, tình trạng khan hiếm hoặc người dân phải chấp nhận mua với giá rất cao đối với mặt hàng khẩu trang y tế vẫn đang diễn ra trong suốt 2 tháng qua. Trong bối cảnh như vậy, những thông tin từ cơ quan chức năng về việc phát hiện và xử lý các cơ sở tái chế khẩu trang y tế đã qua sử dụng càng thêm gây lo ngại cho cộng đồng.
Dù phải vất vả tìm mua và mua với giá rất đắt, nhưng những chiếc khẩu trang y tế sau khi sử dụng lại bị vứt bỏ ở ngoài đường với bụi đất, rác, bên cạnh đó là không thể xác định người sử dụng trước có bị bệnh truyền nhiễm gì hay không. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều khẩu trang y tế đã qua sử dụng được tân trang bằng dụng cụ đơn sơ.
Việc một chiếc khẩu trang y tế có chất lượng hay không được quyết định ở lớp màng lọc cùng với quy trình sản xuất tuyệt đối vô trùng. Chính vì vậy, khẩu trang được sản xuất không đúng quy trình là không đảm bảo an toàn, chưa nói đến khẩu trang đã qua sử dụng.
Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, ngoài các nhân viên y tế, khẩu trang y tế chỉ được khuyến cáo dùng cho những trường hợp cụ thể. Chính vì vậy, khi sử dụng khẩu trang vải hiện đang có khá dồi dào trên thị trường, người dân đã góp phần nhường bảo hộ y tế cho những người cần nhất, đồng thời giúp ngăn chặn loại khẩu trang y tế tân trang độc hại.
Nguyễn Hằng – Trương Trung – Hữu Thành
Rác khẩu trang trên đường phố
Khẩu trang y tế sử dụng để giúp ngăn ngừa lây nhiễm qua đường hô hấp dịch virus đến từ Trung Quốc.
Với một số người có lẽ do thiếu ý thức, nên sau khi sử dụng khẩu trang y tế đã tiện tay vứt bừa bãi nơi công cộng, tạo tiềm ẩn nguy cơ mầm bệnh phát tán ra môi trường.
Ông Dũng, một người dân ở Sài Gòn, gay gắt lên án hành động này:
"Tại vì người ta vô ý thức. Nếu mà có cái chứng bệnh này, ví dụ mình bịt khẩu trang, mình phải kiếm cái nơi chỗ nào mình phải bỏ, không có bỏ bừa bãi. Bừa bãi nhiều cái con nít nó ra nó chơi, nó thấy ngộ ngộ, nó lượm lên là chứng bệnh nó lây nó. Tội nghiệp cho nó. Phải nói là người lớn là vô ý thức mới như vậy".
ảnh minh họa
Trong tâm bão dịch virus Covid 19, nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế tăng cao, kéo theo việc khẩu trang y tế đã sử dụng xong bị người dân vất bỏ ngay trên đường. Với thiết kế gọn nhẹ, cộng với tác động của gió và luồng di chuyển của xe cộ, khẩu trang có xu hướng dạt vào lề đường.
Với việc nhiều nơi trên đường phố có rác khẩu trang y tế như vầy, ông Dũng kêu gọi.
"Mình phải có ý thức. Người mình đã lớn, mình bịt khẩu trang sợ cái chứng bệnh là mình phải bảo vệ cho người khác. Mình lột ra mình bỏ vô cho có chỗ, có nơi. Mình sợ bệnh mình, mình phải bảo vệ cho người khác chứ. Mình phải kiếm nơi có mấy cái thùng rác đồ nghiêm chỉnh mình bỏ vô cho người ta, cho nó nghiêm chỉnh. Đừng có bỏ bừa bãi, thấy là không được".
Cũng có người qua đường như ông Hai mạnh dạn ngăn chặn những người xả rác khẩu trang.
"Đi ngoài đường thấy ai mà vứt khẩu trang bừa bãi, mình chặn lại 'Ê, xuống lượm đi ông...', vậy là họ phải nghe".
Theo khuyến cáo của nhà chức trách, khẩu trang y tế đã qua sử dụng khi vứt bừa bãi ngoài đường như vầy, thì ngoài nguy cơ lây nhiễm bệnh vì có thể còn chứa những loại virus của người mang mầm bệnh, chúng còn làm mất mỹ quan đô thị và tạo thêm tâm lý căng thẳng ở người đi đường trong mùa dịch virus Covid 19.
Theo voa
Tiến sĩ y khoa có 27 bài báo quốc tế: "Tôi đeo hai khẩu trang y tế khi ra đường!" Trong talkshow Hiểu về ô nhiễm không khí mới được tổ chức tại TP.HCM, tiến sĩ y khoa Trần Ngọc Đăng, Giảng viên bộ môn Sức khỏe môi trường, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP.HCM, chia sẻ việc đeo 2 khẩu trang y tế tăng khả năng lọc bụi mịn lên đến gần 90%. Theo thanh niên