Mối nguy hại khi sử dụng lò vi sóng nấu nướng
Ngày nay, việc sử dụng lò vi sóng để nấu nướng đã trở nên rất phổ biến. Tuy nhiên, vật dụng này có an toàn cho sức khỏe?
Lượng Vitamin B12 trong thực phẩm suy giảm: Thực phẩm như cá, gan khi được đưa vào lò vi sóng để nấu chín hay hâm nóng đều bị giảm lượng vitamin B12. Do sức nóng của lò vi sóng đã phá hủy cấu trúc của loại vitamin này.
Giảm công dụng của sữa mẹ: Một số bà mẹ thường có thói quen vắt sữa trước và bảo quản trong tủ lạnh. Sữa mẹ đông lạnh khi được làm nóng bằng lò vi sóng có thể bị mất hoàn toàn dinh dưỡng và các vi khuẩn có lợi giúp tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh cũng bị tiêu diệt.
Phá hủy chất dinh dưỡng trong thực phẩm: Các bức xạ nhiệt lớn trong lò vi sóng phá hủy tất cả những giá trị dinh dưỡng bao gồm toàn bộ các protein, vitamin và khoáng chất chứa có trong thực phẩm. Đây là một trong những hiệu ứng bức xạ vi sóng trên thực phẩm.
Tạo chất sinh ung thư trong thực phẩm: Khi thức ăn đựng trong hộp nhựa được làm nóng hoặc nướng trong lò vi sóng có thể sản sinh những chất độc hại gây ung thư. Những chất này ngấm vào thức ăn trong hộp nhựa và cuối cùng là đi vào cơ thể khi bạn ăn chúng.
Ảnh hưởng đến máu: Rau quả hoặc sữa được hâm nóng bằng lò vi sóng có thể làm giảm tế bào hồng cầu và tăng các tế bào máu trắng trong cơ thể. Mức cholesterol cũng tăng lên đáng kể. Điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể.
Video đang HOT
Thay đổi nhịp tim: Các bức xạ phát ra từ lò vi sóng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Khi bạn thấy hiện tượng bất thường như đau ngực hay nhịp tim không ổn định thì bạn cần phải ngừng sử dụng lò vi sóng ngay lập tức. Đây cũng là một trong những tác động tiêu cực khi dùng lo vi sóng để nấu nướng.
Giảm sức đề kháng: Thực phẩm bị thiếu chất dinh dưỡng và chống oxy hóa sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Bạn chỉ nên làm nóng thực phẩm trong lò vi sóng ở nhiệt độ thấp.
Theo Thu Hằng/Báo VTC News
9 sai lầm nguy hại khi cho trẻ dùng thuốc
Với trẻ em, một sai lầm nhỏ khi dùng thuốc có thể sẽ gây các tác dụng phụ khó chịu, thậm chí khiến bệnh trầm trọng hơn. Sau đây là những lỗi lầm phổ biến mà các bậc cha mẹ cần nhớ.
1. Không dùng đúng liều lượng chính xác
Khi dùng thuốc dạng lỏng như sirô, mọi người thường "đo đạc" bằng cách ước lượng mà họ nghĩ là tương đồng với chỉ dẫn trên thuốc hoặc của bác sỹ, như dùng muỗng cà phê thay cho tách đo lường tiêu chuẩn.
Nhưng muỗng đĩa dùng trong nhà bếp không nên được dùng để uống thuốc, vì chúng không có tiêu chuẩn chính xác, tương đồng. Trẻ em có thể uống quá nhiều hoặc quá ít thuốc. Khi cho trẻ uống thuốc, bạn nên dùng thìa, ly hoặc ống tiêm y tế.
2. Đoán ước chừng trọng lượng trẻ
Liều dùng cho hầu hết thuốc của trẻ em phụ thuộc vào trọng lượng trẻ, không phải là tuổi tác. 2 muỗng cà phê thuốc giảm sốt có thể hạ sốt cho trẻ nặng chừng 30kg trong 1 giờ, nhưng sẽ cần 3 muỗng nếu trẻ nặng 34kg.
Bạn nên ghi nhớ trọng lượng trẻ khi đi khám bác sĩ. Nhưng không phải tất cả thuốc đều phụ thuộc vào trọng lượng, tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ kỹ lưỡng.
Bạn không nên đoán ước chừng trọng lượng trẻ vì liều thuốc dùng hầu như đều phụ thuộc vào trọng lượng của bé.
3. Quên kiểm tra liều dùng của loại thuốc mới
Nếu trẻ phải dùng nhiều thuốc trong 1 thời gian, và chúng có liều lượng cố định, bạn có thể sẽ quên kiểm tra lại liều dùng của loại thuốc mới sau này. Dùng quá liều thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng các loại thuốc giảm đau dùng dài ngày có thể gây ra vấn đề về gan, thận.
4. Dùng quá nhiều thuốc để "sửa chữa sai lầm" hoặc để trẻ khỏi nhanh hơn
Cho trẻ dùng thuốc là 1 việc khó khăn, trẻ có thể sẽ nôn ói sau khi uống thuốc, hoặc quên không dùng thuốc. Sau đó, bạn có thể sẽ cho trẻ uống thuốc nhiều hơn để "bù đắp" phần đã mất.
Trong trường hợp khác, cha mẹ thấy bệnh không tiến triển, cho rằng cần phải uống nhiều hơn. Tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ nhi khoa trong cả hai trường hợp. Với nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh, trẻ cần mất 3 đến 4 ngày để khỏe hơn. Một chút thuốc uống thêm không làm trẻ khỏe nhanh mà còn gây tác dụng phụ.
5. Không uống hết liều
Trẻ đã khỏe hơn và bạn vẫn chưa dùng hết chai thuốc kháng sinh, nên bạn định cất nó đi để dùng lại nếu cần. Nhưng hầu hết các loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, cần được dùng đầy đủ. Nếu bạn không cho trẻ uống đủ liều, bệnh có thể trở lại. Và nếu bác sĩ chuyển sang loại thuốc mới, bạn cũng không nên để dành thuốc còn dư.
Thuốc kháng sinh để trong tủ lạnh sẽ mất tác dụng sau 2 tuần. Bạn có thể để dành thuốc viên, nhưng nên hỏi bác sĩ trước khi cho con uống.
6. Dùng thuốc cũ hoặc đã quá hạn sử dụng
Dùng thuốc kháng sinh không cần thiết cho trẻ có thể làm tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn. Và sau đó, thuốc sẽ không còn tác dụng với trẻ. Bạn cũng cần xem rõ ngày sản xuất và hết hạn, đặc biệt là những loại thuốc trẻ thỉnh thoảng mới phải sử dụng.
Trước khi cho trẻ dùng thuốc, cần xem kỹ hạn sử dụng.
7. Không nhắc nhở người coi trẻ
Bạn nên nói với cô giáo mầm non, người giữ trẻ, người thân chăm trẻ hộ bạn cách thức và thời gian dùng thuốc.
8. Không hỏi kỹ bác sĩ và không gọi bác sĩ khi gặp vấn đề
Đây là chuyện thường xuyên xảy ra. Bạn nên xin số điện thoại của bác sĩ để liên lạc mỗi khi có sai lầm hoặc vấn đề nào xảy đến.
9. Cho rằng thuốc đang có tác dụng
Phụ huynh không nên "dự đoán" rằng thuốc đang có tác dụng. Bạn nên hỏi bác sĩ dùng thuốc này đến bao lâu thì trẻ sẽ có dấu hiệu phục hồi, và những tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu còn điều gì nghi ngờ, bạn đừng ngần ngừ liên lạc với bác sĩ.
Theo Lan Thảo/Báo Pháp Luật
Cảnh báo nguy hại khi để điện thoại dưới gối khi ngủ Các chuyên gia khuyến cáo rằng không nên để điện thoại dưới gối khi ngủ vì nó gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Mọi người thường có thói quen khi ngủ để điện thoại dưới gối để không bỏ lỡ các cuộc gọi nhỡ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng không nên để điện thoại dưới gối khi ngủ vì...