Mối nguy đập Tam Hiệp, Trung Quốc bị rút ruột
Một số quan chức của công ty thầu dự án đập Tam Hiệp đã đưa người thân trong gia đình vào rút ruột công trình này.
Một báo cáo mới đây về hành vi tham nhũng của công ty xây dựng phụ trách dự án đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc – Trung Quốc đã khơi lại sự tức giận của người dân vì số tiền đóng góp của họ bị bòn rút một cách trắng trợn.
Trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến 2009, tất cả người dân Trung Quốc phải chịu mức giá điện cao hơn để lấy số tiền chênh lệch phục vụ cho kế hoạch xây đập thủy điện Tam Hiệp, một dự án tái định cư bắt buộc.
Tuy nhiên, báo cáo từ Cơ quan giám sát chống tham nhũng Trung Quốc cho thấy một số quan chức của công ty thầu dự án đã đưa người thân trong gia đình vào rút ruột công trình, thực hiện các giao dịch mờ ám và tổ chức nhiều hoạt động đấu thầu tinh ranh nhằm che mắt cơ quan chức năng.
Khu vực hồ thủy điện Tam Hiệp.
Phát biểu trên trang web công ty hôm 25/2, nhà thầu Tam Hiệp cho biết họ sẽ xem xét các báo cáo và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Trong khi đó, nhiều tờ báo Trung Quốc đưa tin một dự án xây dựng liên quan đến khu vực đập Tam Hiệp có dấu hiệu của hành vi hối lộ khi một số thành viên tham gia đấu thầu bỏ ra 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 163.200 USD) để nhận được giấy phép xây dựng.
Đập Tam Hiệp được xây dựng từ năm 1993 để chặn sông Dương Tử, con sông có độ dài lớn thứ ba trên thế giới tại Tam Đẩu Bình, huyện Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc. Đây là đập thủy điện lớn nhất hành tinh. Đập Tam Hiệp bắt đầu sản xuất điện từ năm 2008.
Video đang HOT
Chính phủ Trung Quốc từng ca ngợi đập Tam Hiệp là nguồn cung cấp năng lượng sạch khổng lồ và giúp con người “thuần phục” dòng sông dài nhất Trung Quốc.
Hồ chứa nước của nó đã bắt đầu có nước vào ngày 1/6/2003, và sẽ chiếm toàn bộ vị trí hiện tại của khu vực Tam Hiệp thơ mộng, nằm giữa các thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Bồi Lăng (thành phố Trùng Khánh).
Dán này đã hoàn thành và vận hành đầy đủ các chức năng vào ngày 4/7/2012, khi các tuốc-bin chính cuối cùng bắt đầu cho điện. Mỗi tuốc-bin có công suất 700 MW.
Thân đập được hoàn thành năm 2006. Ngoài 32 tuốc-bin chính còn có 2 máy phát điện nhỏ hơn (mỗi máy 50 MW) phục vụ cho nhà máy, tổng công suất phát điện của đập là 22.500 MW.
Theo Báo Đất việt
Cao tốc 20 ngàn tỷ sắp thông xe bị rút ruột
Sau khi kiểm tra, Bộ Giao thông vận tải cho biết, có hiện tượng khiếm khuyết về chất lượng thi công hạng mục phụ trợ là móng cột hộ lan tại một số vị trí thuộc gói thầu số 3 của tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Ngày 25/12, Bộ Giao thông vận tải đã ra thông cáo báo chí kết luận sơ bộ về chất lượng thi công móng cột hộ lan thuộc dự án xây dựng đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Theo đó, qua kết quả kiểm tra bước đầu, Bộ Giao thông vận tải cho biết, có hiện tượng khiếm khuyết về chất lượng thi công hạng mục phụ trợ là móng cột hộ lan tại một số vị trí trên tuyến thuộc gói thầu số 3 như trụ bê tông biến dạng, không đúng theo tiêu chuẩn...
Hiện gói thầu số 3 này do nhà thầu POSCO E&C (Hàn Quốc) thi công, Tư vấn giám sát là Liên danh Tư vấn Nippon Koei. Hiện gói thầu này chuẩn bị được thông xe kỹ thuật và đưa vào khai thác tạm.
"Theo thiết kế trụ bê tông này là hình tròn với chiều dài 1,2 m, đường kính 48 cm. Song, khi kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện trụ bê tông đã bị biến dạng, không đủ tiêu chuẩn theo thiết kế," thông cáo báo chí của Bộ Giao thông vận tải nêu rõ.
Theo Bộ Giao thông vận tải, để khẩn trương khắc phục những sai phạm trên, đơn vị này đã yêu cầu Tổng Công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - chủ đầu tư dự án phải rà soát, kiểm tra toàn bộ và khắc phục ngay các khiếm khuyết về chất lượng thi công móng cột hộ lan đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn khai thác trước khi tổ chức thông xe kỹ thuật và khai thác tạm thời.
Cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây sắp được thông xe vừa bị Bộ Giao thông phát hiện có sự rút ruột công trình ở những cột hộ lan tại một số vị trí thuộc gói thầu số 3. Ảnh: Thanh Niên
"VEC và các đơn vị chức năng của Bộ phải đánh giá, xác định nguyên nhân và xử lý nghiêm trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị có liên quan (chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu) đã để xảy ra khiếm khuyết về chất lượng trước ngày 30/12/2013", Bộ Giao thông vận tải yêu cầu.
Trước đó, một bạn đọc ngụ tại H.Long Thành (Đồng Nai) đã gửi đến báo chí tố cáo một số hạng mục của dự án (đoạn đi qua khu vực cầu Xéo thuộc địa phận thị trấn Long Thành, Đồng Nai), có dấu hiệu bị "rút ruột" nghiêm trọng, thi công cẩu thả không đảm bảo chất lượng.
Người tố giác khẳng định từng làm công nhân thi công gói thầu số 3 nên phát hiện nhiều sai phạm tại đây. Trong đó, nghiêm trọng nhất là trụ bê tông gắn thanh sắt lan can 2 bên đường và giữa dải phân cách. Sau khi báo chí phản ánh, Bộ Giao thông vận tải đã vào cuộc kiểm tra và chỉ ra những sai phạm trên.
Cũng liên quan đến cao tốc này, Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện nay, các gói thầu thuộc đoạn km4 - km23 900 (từ vành đai II đến Quốc lộ 51) đã hoàn thành xong công tác thảm các lớp bê tông nhựa và bê tông nhựa tạo nhám, các hạng mục đảm bảo an toàn giao thông như: vạch sơn, biển báo, giải phân cách giữa, đèn chiếu sáng, trồng cây xanh trên giải phân cách giữa, rào chắn... đã cơ bản hoàn thành, đang khẩn trương hoàn thiện và thực hiện vệ sinh công nghiệp trên tuyến để đưa vào thông xe, khai thác tạm thời.
"Về cơ bản, các hạng mục hoàn thành đảm bảo chất lượng, đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng kiểm tra và chấp thuận cho phép thông xe, khai thác tạm thời đoạn km4-km23 900", Bộ Giao thông vận tải cho biết.
Hình ảnh móng cột hộ lan tại cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây bị rút ruột. Ảnh: Thanh Niên
Bộ Giao thông vận tải cho biết, thời gian tới, đơn vị này sẽ tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra và xử lý kịp thời các hạng mục của dự án đảm bảo điều kiện thông xe đoạn tuyến từ TPHCM -Long Thành.
Dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây dài 55 km đi qua 2 tỉnh thành phố là TPHCM và Đồng Nai. Tổng vốn đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng, tốc độ thiết kế chung cho các loại xe là 120 km/giờ, riêng cầu Long Thành 100 km/giờ.
Dự kiến ngày 30/12/2013, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ cho thông xe, đưa vào khai thác tạm đoạn từ TPHCM - Quốc lộ 51 (Đồng Nai) dài khoảng 20 km. Phần còn lại đường cao tốc đang thi công gồm đoạn từ (Quốc lộ 51, thị trấn Long Thành đến Dầu Giây dài 31km sẽ hoàn thành vào tháng 12/2015 và đoạn từ nút giao thông An Phú, Quận 2 đến đầu tuyến đường cao tốc ở Quận 9 (Thành phố Hồ Chí Minh) dài 4 km sẽ hoàn thành vào tháng 2/2015.
Liên quan đến sai phạm này, VEC vừa có văn bản báo cáo lên Bộ Giao thông vận tải trong đó nêu rõ, sau khi hiện tượng trên bị phát hiện, VEC đã tổ chức họp toàn thể Ban quản lý dự án đường cao tốc, tư vấn giám sát và các nhà thầu để rà soát lại tình hình thực tế quản lý chất lượng dự án.
Hiện, VEC đã chỉ đạo Ban quản lý dự án và tư vấn giám sát kiểm tra toàn bộ các hạng mục nêu trên và khắc phục triệt để mới nghiệm thu chính thức, xử lý nghiêm các cá nhân để xảy ra sai sót.
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia
Khởi tố vụ thế chấp vàng giả, "rút ruột" ngân hàng gần 20 tỷ Sau gần 1 tuần lễ bị bắt giữ để điều tra về hành vi dùng vàng giả thế chấp ngân hàng rút tiền thật xảy ra tại Chi nhánh Ngân hàng NNPTNT huyện Cái Nước, 3 đối tượng trong vụ án gây xôn xao dư luận này đã bị khởi tố. Chiều nay (23.12), nguồn tin riêng của PV Dân Việt cho biết,...