Mối nguy chủ nghĩa thượng tôn da trắng đang trỗi dậy
Vụ xả súng vào hai thánh đường Hồi giáo tại New Zealand khiến sự chú ý tập trung vào chủ nghĩa thượng tôn da trắng đang trỗi dậy tại Mỹ – nơi các đối tượng cực hữu đã thực hiện không ít hành động bạo lực.
Một cuộc biểu tình chống chủ nghĩa thượng tôn da trắng tại Mỹ năm 2017 – Ảnh: CBS
Nhưng cựu đặc vụ Cục Điều tra liên bang (FBI) Ali H. Soufan lại cho biết: “Chính phủ Mỹ và cộng đồng tình báo vẫn chưa công nhận chủ nghĩa thượng tôn da trắng như một mạng lưới khủng bố lan rộng ở nhiều quốc gia phương Tây”.
Theo nhà báo Nate Thayer chuyên nghiên cứu chủ nghĩa thượng tôn da trắng, kẻ xả súng thánh đường tại New Zealand có liên kết chặt chẽ với phong trào tân phát xít. Ông cảnh báo: “Còn hàng trăm đối tượng tương tự. Chúng có vũ trang, cực đoan, hoạt động đơn độc và liên lạc với nhau qua phương tiện truyền thông xã hội”.
Nghi phạm xả súng thánh đường hôm 15.3 Brenton Tarrant dùng tay phải ra dấu hiệu “thượng tôn da trắng” tại tòa – Ảnh: Reuters
Trước câu hỏi liệu những cá nhân theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng có phải mối đe dọa ngày càng lớn trên toàn thế giới hay không, Tổng thống Donald Trump trả lời: “Tôi xem họ là một nhóm nhỏ gặp vài vấn đề nghiêm trọng”.
Con số thống kê lại không cho thấy như vậy. Giám đốc điều hành Liên đoàn Chống phỉ báng (ADL) Jonathan Greenblatt lưu ý rằng những phần tử cánh hữu chịu trách nhiệm cho hơn 70% của 427 vụ giết người có yếu tố cực đoan trong giai đoạn 2009- 2018 trên nước Mỹ, vượt xa số vụ do đối tượng cánh tả hay cực đoan Hồi giáo gây ra.
Vào tháng 10.2018 vừa xảy ra vụ tấn công giáo đường Do Thái ở thành phố Pittsburgh (bang Pennsylvania) khiến 11 người thiệt mạng. Kẻ gây án theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng.
FBI cũng trong tháng này bắt giữ 4 thành viên một nhóm suy tôn da trắng với cáo buộc tấn công người có quan điểm khác biệt khi tham gia các cuộc biểu tình.
Video đang HOT
Tháng 2 năm nay, FBI bắt thêm trung úy Christopher Hasson thuộc lực lượng tuần duyên Mỹ. Hasson muốn xây dựng “đất nước cho người da trắng” nên mua nhiều vũ khí, lên kế hoạch sát hại chính trị gia đảng Dân chủ, nhà báo và dân thường.
Brenton Tarrant – nghi phạm vụ xả súng thánh đường hôm 15.3 – cũng thể hiện tư tưởng tương tự qua “bản tuyên ngôn” mà cá nhân này đăng lên mạng xã hội cũng như gửi cho Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern trước lúc gây án. Đối tượng than phiền về tình trạng nhập cư ồ ạt, cảnh báo về nguy cơ chủng tộc – văn hóa châu Âu bị thay thế.
Trên khẩu súng của mình, Tarrant vẽ ký hiệu phổ biến của các nhóm tân phát xít và suy tôn da trắng.
“Kẻ xả súng tại New Zealand gắn liền với âm mưu do nhóm tân phát xít khởi xướng, phát động nhiều cuộc tấn công kiểu như vậy. Họ hoan nghênh và biết rằng chuyện này sẽ lặp lại”, nhà báo Thayer khuyến cáo.
Theo Motthegioi.vn
Cẩm Bình (theo Straits Times)
CNN: Bà Clinton "thua toàn tập" nếu tái tranh cử tổng thống
Đài CNN vừa qua đã có bài phân tích khẳng định cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton không hề có mảy may khả năng giành chiến thắng nếu tái tranh cử tổng thống vào năm 2020.
Viết bài trên báo Wall Street Journal gần đây, 2 cựu cố vấn của bà là Mark Penn và Andrew Stein đã kêu gọi mọi người hãy chuẩn bị sẵn sàng cho phiên bản Hillary Clinton 4.0 khi bà sẽ tranh cử vào năm 2020. Theo đó, bà Clinton sẽ không để cho 2 thất bại trước đây ngáng đường bà tiến vào Nhà Trắng.
Bà Hillary Clinton. Ảnh: FACEBOOK
Bản thân bà Clinton đã nói với nhà báo Kara Swisher của trang Recode hồi tháng trước về một cuộc tranh cử khác nữa cho chức vụ cao nhất: "Tôi muốn trở thành tổng thống. Tôi nghĩ khi có một thành viên Đảng Dân chủ trong Phòng Bầu dục vào tháng 1-2021, sẽ có rất nhiều việc để làm. Tôi muốn nói chúng ta đã khiến cho mọi người trên thế giới lúng túng, kể cả chính chúng ta. Chúng ta đã làm cho bạn bè và kẻ thù của chúng ta rối tung cả lên".
Ngoài ra, bà Clinton tự tin thừa nhận bà cảm thấy đã được chuẩn bị rất tốt vì đã có 8 năm làm thượng nghị sĩ và đã từng là một nhà ngoại giao ở Bộ Ngoại giao Mỹ...
Rõ ràng là, bà Clinton không muốn hoàn toàn từ bỏ một lần thử sức nữa. Nếu như các ông Joe Biden (75 tuổi) và Bernie Sanders (77 tuổi) có thể tái tranh cử tổng thống, vì sao bà lại không thể chứ?
Thế nhưng, theo nhà phân tích Chris Cillizza, vấn đề ở đây là: Đảng Dân chủ cần phải kiên quyết gạt bỏ nỗ lực tranh cử tổng thống thêm mọt lần nữa của bà Clinton nếu như họ muốn đánh bại Tổng thống đương nhiệm Donald Trump vào năm 2020.
Hẳn mọi người còn nhớ, bà Clinton đã thua trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng với ông Trump năm 2016. Đáng nói là, bà đã thua cuộc bất chấp các sự kiện sau:
- Bà tìm cách kế nhiệm một vị tổng thống Dân chủ được yêu thích.
- Bà quyên góp nhiều hơn và chi nhiều hơn ông Trump ở tất cả mọi bang chủ chốt.
- Chỉ vài tuần trước khi kết thúc cuộc tranh cử đã xuất hiện một đoạn băng ghi lại một loạt lời bình luận ghét phụ nữ của ông Trump.
- Đối thủ của bà là Donald Trump.
Vâng, đã có các yếu tổ làm giảm đi ưu thế của bà: Chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử, ông James Comey, giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) lúc đó, quyết định thông báo FBI sẽ tái mở cuộc điều tra về chuyện bà đã sử dụng hộp thư điện tử cá nhân. Thêm vào đó, WikiLeaks đã công bố các thư điện tử của Ủy ban Dân chủ quốc gia đã bị tin tặc xâm nhập với mục đích làm cho đội ngũ của bà Clinton bối rối và khiến họ sao nhãng nhiệm vụ.
Theo phân tích của đài CNN, bà Clinton không có cửa thắng khi trở lại đường đua vào Nhà Trắng. Ảnh: REUTERS
Thế nhưng, phần thắng đã từng nghiêng hẳn về phía bà Clinton trong cuộc chạy đua năm 2016. Hầu hết chuyên gia, cuộc thăm dò ý kiến và người dân đều dự kiến bà sẽ thắng và thắng dễ dàng.
Vậy mà bà đã thua.
Nay nghĩ lại mới thấy căn nguyên của thất bại đó là khá rõ ràng. Mọi người lúc đó đều không thích ông Trump. Thế nhưng, họ cũng không thích bà Clinton nữa. Người ta đã không tin ông Trump hoặc cho rằng ông ấy trung thực. Thế nhưng, họ cũng có cảm giác y như vậy về bà Clinton.
Cuối cùng, cử tri đã bỏ phiếu cho ông Trump bởi vì họ muốn có một sự thay đổi triệt để. Ông ấy chính là sự thay đổi đó.
Sau đây là con số có thể kể lại câu chuyện bầu cử: Gần 4/10 cử tri nói rằng điều quan trọng nhất về một ứng cử viên đối với họ là vị đó có thể mang lại sự đổi thay cần thiết ở quốc gia của họ. Ông Trump đã nhận được 82% số phiếu bầu của nhóm cử tri này. Còn bà Clinton chỉ nhận được 14%.
Lúc này đây, nếu nói về mặt chính trị, bà Clinton đang ở vị thế tệ hại hơn thời điểm đó. Theo cuộc thăm dò của Viện Gallup hồi tháng 9-2018, chỉ 36% cử tri ưa thích bà Hillary Clinton, giảm 7 điểm phần trăm so với thời điểm ngay trước cuộc bầu cử năm 2016 và là tỉ lệ thấp nhất trong cuộc thăm dò của Viện Gallup.
Thêm vào đó, ý kiến tiêu cực sâu xa về bà Clinton hiện nằm ở tâm điểm nguyên nhân vì sao bà sẽ là sự lựa chọn tệ hại nhất đối với phe Dân chủ vào năm 2020. Chính yếu tố bà Clinton xuất hiện trước công chúng nhiều năm trời và đã có nhiều nghi vấn về cuộc đời của bà đã giúp cho ông Trump biến cuộc bầu cử thành cuộc trưng cầu dân ý về bà hơn là về ông và những thiếu sót sâu xa của bản thân ông với tư cách một con người và một chính khách.
Hơn nữa, cần ghi nhớ điều này: Đánh bại ông Trump là chuyện khó hơn so với khi nhìn từ bên ngoài. Về phần tất cả những điều khác thường khi ông làm tổng thống, ông đã cho thấy khả năng củng cố nền tảng của Đảng Cộng hòa giống như một vài chính khách Cộng hòa trước ông. Cuối cùng, ông sẽ làm tất cả mọi sự để giành chiến thắng.
Sự thật là, lần thứ ba hiếm khi có sức hấp dẫn trong cuộc đua giành chức tổng thống. Đặc biệt là khi nói về một ứng cử viên gây ra sự bất đồng như Hillary Clinton - nhà phân tích Chris Cillizza kết luận.
Theo Hoài Vy
Người lao động
Bị cưỡng bức, kiện hãng hàng không Cô Aubrey Lane ở bang Colorado (Mỹ) kiện Hãng hàng không American Airlines (ảnh) về vụ tấn công tình dục trên chuyến bay từ TP.Phoenix đến New York của hãng, theo báo Business Insider. Ảnh: Reuters Trong đơn kiện, cô Lane (32 tuổi) cáo buộc American Airlines thiếu trách nhiệm và gây nguy hiểm cho hành khách khi để một người đàn ông...