Mọi người ơi! hãy lên tiếng, cứu chúng em với!
Thật sự chúng em mệt lắm. Tự nhiên chia lớp làm 2, giờ dạy tăng lên gấp đôi, dạy xong về muốn lả người luôn, nhất là phải đeo khẩu trang dạy là một cực hình.
Đó là tiếng kêu thảng thốt của một giáo viên chỉ sau vài ngày học sinh trở lại trường.
Cô giáo ấy nói rằng: “Thật sự là chúng em mệt lắm.
Lời kêu than của một giáo viên vừa phải dạy tăng tiết, vừa phải chịu nỗi khổ của khẩu trang (Ảnh tác giả)
Tự nhiên chia lớp làm 2, giờ dạy tăng lên gấp đôi, dạy xong về muốn lả người luôn, nhất là phải đeo khẩu trang dạy là một cực hình.
Hai ngày nay, vừa đeo khẩu trang vừa dạy 6 tiết/1 ngày. Toàn phải nói cố, yếm hơi không chịu được.
Chiều nay, một em lớp trưởng bảo: “Cô ơi, chúng em đeo khẩu trang ngồi cách xa cô rồi.
Cô cứ việc bỏ khẩu trang ra dạy cho thoải mái. Có thế chúng em mới nghe rõ lời cô giảng.
Nghe mà mừng muốn rơi nước mắt, lại bảo, thế em ngồi gần cửa sổ canh giúp cô, nhỡ hiệu trưởng đi qua, lại gọi cô xuống văn phòng thuyết giáo.
Về tới nhà sao mệt rã rời, tự nhiên mình thấy phục mình quá! Mọi người ơi! Lên tiếng mạnh vào, cứu chúng em với!”.
Vì sao giáo viên lại kêu than?
Giãn cách lớp, giáo viên phải dạy thời lượng gấp đôi. Buổi sáng, dạy xong tiết 5, về đến nhà 12 giờ nấu ăn xong chưa kịp ăn chén cơm, có thầy cô đã vội chạy đến trường cho kịp tiết dạy đầu.
Video đang HOT
Vào lớp, trời nóng nực, miệng luôn bịt khẩu trang và nói suốt buổi học chỉ có thánh thần mới chịu nổi.
Còn học sinh cũng ngồi học suốt cả ngày trong tư thế ngồi một chỗ, mặt bịt khẩu trang, nhiều em cho biết rất khó thở nhưng không dám lấy ra vì là quy định.
Ngồi học không được thoải mái thử hỏi làm sao thầy cô dạy tốt, làm sao học sinh có thể học tốt?
Giãn cách có nghĩa gì khi ra chơi học trò lại tụm năm tụm bảy?
Để đảm bảo an toàn cho học sinh, Bộ Y tế đã có quy định học sinh trong một lớp không quá 20 em và phải ngồi cách nhau 1.5m.
Để thực hiện đúng yêu cầu, các trường học đã thực hiện việc giãn cách và xếp chỗ cho học sinh. Nhưng việc làm này đã trở nên vô nghĩa khi trước giờ vào lớp và giờ ra chơi học sinh cứ tụm năm tụm bảy với nhau vui chơi, trò chuyện.
Lỗi này không thuộc về nhà trường, về giáo viên mà thuộc về cấp bộ khi đưa ra những quy định lại thiếu tính thực tế.
Trẻ con đâu phải người lớn ý thức cao trong chuyện này? Vừa dặn đó rồi lại quên ngay, cộng với tâm lý lứa tuổi luôn hiếu động, lăng xăng thì sao có thể ngồi yên một chỗ?
Bên cạnh đó, có không ít phụ huynh không theo quy định của nhà trường trong việc đưa đón trẻ tới trường.
Nhà trường quy định buổi sáng 6 giờ 30 phút (buổi chiều 1 giờ 30 phút tiểu học, 12 giờ 30 phút trung học) mới đến trường nhưng có người chở con tới trước cả tiếng đồng hồ và thả đó để đi làm.
Giáo viên được phân công đón học sinh cũng phải đúng giờ mới tới. Đến sớm, trẻ con gặp nhau đương nhiên tụm năm tụm ba vào nói chuyện và vui đùa.
Giờ ra chơi, thầy cô gào thét trên loa: “Các em không được túm tụm lại nói chuyện, em này phải cách em kia 2m”…Thầy cô hét mặc thầy cô, học trò cứ vô tư vui đùa bên nhau như chưa hề có những khuyến cáo ấy.
Chúng tôi dạy đã mệt không thể quản thêm trò lúc ra chơi
Mỗi thầy cô giáo một ngày phải dạy từ 5-7 tiết đã mệt bở hơi tai, có người còn nói không ra hơi.
Chỉ ít phút ra chơi, chúng tôi đi uống nước, ngồi xả hơi ít phút lấy lại sức cho những tiết học tiếp theo. Chúng tôi không thể vừa dạy xong chưa ráo mồ hôi lại phải đi canh chừng đám học sinh không cho chúng lại gần nhau được.
Nhưng nếu giáo viên chúng tôi không làm thì ai sẽ làm? Sẽ không ai làm cả, và như thế chuyện học trò tiếp xúc gần đã trở nên bình thường.
Ra chơi túm tụm nhau, vào lớp lại ngồi giãn cách, đeo khẩu trang, đội mũ chống giọt bắn nó cứ nực cười sao ấy.
An toàn thì hãy đến trường
Quyết định cho học sinh đi học lại là các tỉnh thành đã nắm được sự an toàn của tỉnh mình. Đó là việc nhiều ngày qua không có ca nhiễm mới, thực hiện tốt việc khai báo y tế và quản lý tốt người xuất nhập cảnh.
Đã an toàn mới cho trẻ đến trường vì an toàn nên đừng bắt buộc chia lớp, bố trí học sinh ngồi cách nhau 1.5m trở lên.
Đừng bắt học trò, giáo viên phải bảo vệ bằng khẩu trang và lá chắn ngay trong lớp học.
Cái màn chắn này, nó sẽ làm mờ mắt học sinh. Còn đeo khẩu trang mà giảng bài thì học sinh cũng chẳng nghe được gì.
Tới trường để học, để vui chơi chứ không phải tới mà phải ngụy trang và bắt ngồi thu lu một chỗ. Còn chưa thật sự an toàn cũng đừng nên cố, vì như thế các em không những không học được gì lại còn phải chịu khổ thêm gấp nhiều lần.
Phụ huynh lo lắng lớp học không bật điều hòa sẽ ảnh hưởng tới việc học tập của các con
Được trở lại trường lớp sau hơn 3 tháng nghỉ học phòng dịch Covid-19 là niềm vui lớn của các học sinh cũng như nhiều thầy cô giáo, tuy nhiên, sau 3 ngày trở lại trường lớp, các học sinh và phụ huynh ở Hà Nội lại tỏ ra lo lắng vì những yêu cầu đảm bảo an toàn cho lớp học của Bộ Y tế và Bộ GDĐT không phù hợp với thực tế.
Trở lại trường học trong những ngày nắng nóng của mùa hè, em Nguyễn Minh Ngọc (học sinh trường THCS Nguyễn Tri Phương, Hà Nội) cho biết, em được lớp phát 1 lọ nước rửa tay khô, hàng ngày trước khi đến lớp đều đo nhiệt độ, nhà trường thực hiện kiểm tra thân nhiệt 2 lần/ngày, trước khi vào trường và khi tan học. Trong lớp học của em những ngày qua không bật điều hòa, chỉ có quạt trần.
Hiện tại, Ngọc chỉ học 4 ngày/ tuần. Lớp học của Ngọc được chia đôi, trong lớp các bạn ngồi so le, cách nhau 1 bàn để đảm bảo an toàn phòng dịch trong trường học theo đúng quy định. Thời gian vào lớp giữa ca sáng và ca chiều cũng cách xa hơn. Các thầy, cô giáo trong trường cũng thường xuyên đi kiểm tra các lớp.
Để hỗ trợ cho việc ôn tập cho học sinh sau khi trở lại học tập trung, trong ngày đầu tiên đi học các cô giáo đã yêu cầu học sinh nộp các bài cô giáo giao trong thời gian học online, và để cho việc ôn tập hiệu quả, cô giáo chia lớp thành các nhóm theo trình độ học để hỗ trợ cho các bạn, các bạn đuối hơn sẽ được kèm nhiều hơn, Ngọc cho biết.
Học sinh sử dụng đồ dùng cá nhân tại lớp học (ảnh: Trường THCS Nguyễn Tri Phương)
Nói về điều kiện học và kế hoạch ôn tập, hỗ trợ học sinh học tập của trường, chị Thúy Hà (mẹ của Minh Ngọc) cho biết, với gia đình, hiện tại như vậy cũng có thể chấp nhận được vì an toàn cho các con. Thế nhưng sắp tới nắng nóng hơn thì các con sẽ phải vất vả hơn, ở nhà các con ở trong môi trường có điều hòa, giờ tới trường mồ hôi mướt mát, năm nay con lại đang học lớp 9, nếu phải học như vậy thì sợ các con sẽ không chịu được, ảnh hưởng tới việc học của các con.
Trong khi đó, chị Phạm Nguyệt Thu (phụ huynh học sinh lớp 6 ở Hà Nội) cho biết, trong 2 ngày đi học vừa qua, chị thấy con học hơi vất vả. Trước khi đến trường bố/mẹ đo nhiệt độ cho con, tại trường các con được đo nhiệt độ trước khi vào trường, thực hiện sát khuẩn tay, đeo khẩu trang trong trường, lớp học.
Trong trường hiện tại không bật điều hòa cho các con, giờ ra chơi các con đùa nghịch nên mồ hôi ra nhiều, hôm nào về cũng thấy áo ướt mồ hôi của con dù trường không khuyến khích các con chơi đùa tự do trong giờ giải lao, ra chơi... Chị Thu cho biết, mặc dù yêu cầu các con không được bỏ khẩu trang và không tập trung đông người nhưng các con đang độ tuổi học trò hiếu động, khi không có giáo viên trong lớp là các con vẫn tập trung chuyện trò, đùa nghịch với nhau.
Phụ huynh này cũng chung mối lo về những ngày nắng nóng tới đây tại Hà Nội, lớp học không bật điều hòa, các con lại đeo khẩu trang kín mít như vậy cả cô và trò sẽ phải mất nhiều công sức hơn, áp lực hơn trong điều kiện môi trường học tập không thoải mái như vậy. Và bày tỏ mong muốn, nhà trường và các cấp thẩm quyền xem xét linh hoạt, bật điều hòa cho các con học cho đỡ vất vả.
Trước những băn khoăn của các phụ huynh cũng như học sinh, trong cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 sáng 6/5, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ đề xuất cho phép sử dụng điều hòa trong lớp học. Kết thúc mỗi tiết học, buổi học các lớp bật quạt, mở cửa cho thông thoáng. Tan học thì thực hiện các biện pháp vệ sinh, lau khử khuẩn... Trong lớp nên đeo khẩu trang, ngoài lớp học bắt buộc đeo khẩu trang. Thực hiện giãn cách giữa các học sinh khoảng 1m theo chiều ngang trong lớp học.
Tại cuộc họp, một số chuyên gia cũng đã nêu quan điểm về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học một cách cứng nhắc, như, đeo khẩu trang, không bật điều hòa trong lớp học... việc này ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh.
Theo ông Lê Quang Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, vẫn có thể dùng điều hòa trong lớp học, trừ khi sử dụng điều hòa trung tâm và khuyến cáo nên đeo khẩu trang trong lớp học nhưng không bắt buộc.
Các ý kiến cũng cho rằng, nhà trường cần tập trung nhắc nhở các em phải giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, giờ ra chơi phải đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc với các bạn lớp khác để hạn chế lây nhiễm, các phòng học có thể bật điều hoà nhưng định kỳ mở cửa sổ, cửa chính để thông thoáng khí... nhằm đảm bảo an toàn trường học.
Còn tại Hội nghị trực tuyến giao ban công tác tháng 4/2020 của UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ đạo, "Không nên chia giờ học và học sinh không cần đeo tấm chắn giọt bắn; chỉ cần đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, rửa tay, khử khuẩn các trang thiết bị".
Cho học sinh đeo mũ chống giọt bắn là để tuyên truyền? Trong ngày học sinh trở lại trường, một số nơi xuất hiện hình ảnh học sinh đeo mũ chống giọt bắn phòng dịch COVID-19 được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo là không nên. Các trường nói gì? Học sinh Trường tiểu học Núi Thành (Đà Nẵng) đeo mũ chống giọt bắn - Ảnh: FB Phụ huynh tài trợ, không bắt buộc đội...