Mỗi người là “cá thể hóa” trong dùng thuốc
Một bệnh nhân đã lấy thuốc của người thân (là mẹ, những tưởng người cùng chung huyết thống thì phản ứng đối với thuốc giống nhau) uống, nhằm làm giảm triệu chứng đau tương tự.
Không ngờ, người này bị sốc phản vệ do thuốc phải nhập viện cấp cứu. Đây là trường hợp tự ý dùng đơn thuốc kê cho người khác, mặc dù là người thân, cứ tưởng dùng như vậy là an toàn, nhưng thực tế không hề an toàn chút nào.
Hiện nay, nhiều người thường tự ý dùng thuốc với những kiểu như trên và có đã xảy ra tai biến do dùng thuốc.
Một số người sau khi được bác sĩ chữa khỏi bệnh một thời gian dài thì bệnh có vẻ như tái phát với các triệu chứng na ná giống như trước, họ đã tự ý dùng lại đơn thuốc cũ, mua thuốc dùng y hệt như trước đây.
Một số người khác thì dùng đơn thuốc cũ của người khác, khi thấy người đó đã bị bệnh có vẻ giống như bệnh của mình. Và tìm cách mua thuốc để tự sử dụng, với hy vọng sẽ hết bệnh như người có đơn thuốc đã được chữa khỏi.
Hiện nay còn có vấn đề tự dùng thuốc qua thông tin trên mạng Internet. Như nhiều người khi lo lắng về sức khỏe của mình là cứ vào mạng để tìm bệnh, thấy trường hợp nào giống như các triệu chứng mình có là cứ theo đơn thuốc trên mạng, mua về sử dụng, không cần đến bác sĩ.
Video đang HOT
Những trường hợp nêu trên nằm trong vấn đề tự dùng thuốc nói chung, trong đó có tự dùng đơn thuốc cũ. Nguy hiểm là thuốc đó thuộc loại bán theo đơn. Lưu ý kháng sinh và thuốc loại glucocorticoid – thường gọi tắt là corticoid – ở nhiều nước phải bán theo toa, còn ở ta thì được bán ra khá thoải mái. Xin nêu một trường hợp tự ý dùng thuốc rất sai lầm xảy ra khá phổ biến ở miền Nam trước năm 1975, đó là người bị cảm sơ sài, nhưng lại dùng kháng sinh cloramphenicol (tên biệt dược nổi tiếng trước đây là Tifomycine) để tự chữa trị thường xuyên. Sau một thời gian, bệnh nhân này bị thiếu máu bất sản, loại rối loạn rất nặng do cơ thể không sinh ra được tế bào máu và dẫn đến tử vong.
Tóm lại, việc tự dùng thuốcluôn hàm chứa mối đe dọa nguy hiểm vì nó có thể trở thành lạm dụng thuốc một cách tự ý mà lại không có sự hiểu biết kèm theo, có thể đưa đến tác hại không lường trước được. Tự dùng thuốc rất nguy hiễm vì dùng thuốc không đúng sẽ “che lấp” dấu hiệu “cấp cứu ngoại khoa”, tức là phải được nhập viện để được mổ gấp.
Ví dụ, khi bị đau bụng không rõ nguyên nhân mà vội dùng thuốc chống co thắt để giảm đau, bụng hết đau như bệnh vẫn còn (như viêm ruột thừa, có thai ngoài tử cung…), người bệnh không đi bệnh viện để được phát hiện bệnh, mổ cấp cứu kịp thời sẽ xảy ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Tự dùng thuốc cũng có thể làm cho bệnh nhẹ trở thành bệnh nặng vì không được chữa trị bằng thuốc đúng cách.
Sử dụng đơn thuốc của người khác, nhất là đơn thuốc tham khảo trên mạng, thậm chí là dùng đơn thuốc của chính mình dùng từ lâu để tự chữa bệnh là việc làm hoàn toàn sai. Bởi vì, một đơn thuốc luôn có nghĩa là dành cho một cá nhân cụ thể, được dùng trong một thời điểm cụ thể.
Bệnh bây giờ có vẻ giống như trước kia, nhưng bây giờ có thể đã tiến triển ở mức độ nặng hơn, mà thuốc dùng theo đơn thuốc cũ sẽ không có hiệu quả. Bệnh của người này có vẻ giống người kia, nhưng cách và thuốc dùng chữa trị lại hoàn toàn khác nhau, dùng nhầm có khi lại có tác dụng ngược.
Cần xem mỗi người là một “cá thể hóa” trong dùng thuốc. Bởi, dùng cùng chung một thứ thuốc, người này có thể khỏi bệnh, nhưng người khác thì không khỏi. Hoặc người này bị tác dụng phụ có hại nặng nề, nhưng người khác thì không việc gì.
Ở góc độ chuyên môn, chúng tôi có lời khuyên là đừng bao giờ lấy thông tin trên Internet để tự chẩn đoán bệnh cho bản thân. Không tùy tiện tự vào các địa chỉ thông tin về thuốc để tìm thuốc rồi mua thuốc trên mạng hoặc đến nhà thuốc hỏi mua về tự uống; thậm chí mua theo lối truyền miệng để dùng tự chữa bệnh.
Khi bị rối loạn và nghi có bệnh, cách tốt nhất là tìm đến bác sĩ, nếu là bác sĩ chuyên khoa càng tốt để được khám, hướng dẫn và chỉ định cách điều trị. Đối với đơn thuốc cũ của người khác, dù là người thân của mình, hoàn toàn không được dùng để tự chữa trị cho mình. Còn đơn thuốc cũ của chính mình dùng đã lâu cũng vậy, nếu bệnh tái phát cũng không nên tự ý dùng trở lại, mà tốt nhất nên đi tái khám ở bác sĩ đã chữa bệnh trước đây. Chỉ có bác sĩ mới có đủ thẩm quyền cho dùng đơn thuốc cũ hoặc phải thay bằng đơn thuốc mới.
Một đơn thuốc luôn có nghĩa là dành cho một cá nhân cụ thể, được dùng trong một thời điểm cụ thể. Bệnh bây giờ có vẻ giống như trước kia, nhưng bây giờ có thể đã tiến triển ở mức độ nặng hơn, mà thuốc dùng theo đơn thuốc cũ sẽ không có hiệu quả. Bệnh của người này có vẻ giống người kia, nhưng cách và thuốc dùng chữa trị lại hoàn toàn khác nhau, dùng nhầm có khi lại có tác dụng ngược.
Có cần bổ sung canxi khi dùng thuốc corticoid?
Tôi đang dùng prednisolone để điều trị viêm khớp dạng thấp, nhưng tôi đọc một số tài liệu thấy nói khi dùng thuốc này nên bổ sung thêm canxi. Vậy tại sao lại như vậy? Tôi có nên mua canxi để uống thêm không?
Trần Thu Hòa (Hà Nội)
Prednisolon là một corticoid có tác dụng rõ rệt chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch; được dùng trong rất nhiều bệnh, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, thuốc nào cũng có hai mặt, bên cạnh tác dụng chữa bệnh, thuốc có thể gây ra những bất lợi không mong muốn cho người sử dụng.
Nên bổ sung canxi qua thực phẩm.
Đối với prednisolon nói riêng và các thuốc corticoid nói chung cũng vậy, một trong những bất lợi đó là sử dụng lâu dài các thuốc này có thể làm giảm sự hấp thụ canxi và tăng bài tiết canxi của thận. Điều này có thể làm giảm sự hình thành xương, gây loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương, nhất là đối với những người sử dụng các thuốc này lâu dài cho các tình trạng mạn tính, ví dụ như viêm khớp dạng thấp (tình trạng của bạn đang mắc phải).
Thế nhưng, người bệnh cần phải làm xét nghiệm để khẳng định sự thiếu hụt này trước khi bổ sung. Khi bổ sung canxi nên dùng kèm với vitamin D để tăng sự hấp thu canxi.
Suy giảm chất dinh dưỡng do thuốc nói chung và giảm canxi nói riêng là sự xuất hiện phổ biến trong sử dụng thuốc của người bệnh và cần được theo dõi, quản lý thích hợp khi thiếu hụt này được xác định.
Trường hợp của chị nếu có băn khoăn lo lắng về điều này, nên trao đổi với bác sĩ điều trị của mình để được tư vấn cụ thể. Không nên tự ý mua canxi bổ sung khi chưa có khẳng định được mình có bị thiếu chất này hay không.
Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cũng cần theo dõi các biểu hiện có thể xảy ra như: mất ngủ, khó tiêu, đau khớp, ra máu cam, buồn nôn, nhức đầu... Đây cũng là những bất lợi thường gặp khi sử dụng thuốc này. Nếu xảy ra, cần báo cho bác sĩ biết để được xử trí kịp thời, thích hợp.
Những dấu hiệu phổ biến nhất của tăng đường huyết Tăng đường huyết là khi lượng đường trong máu tăng cao hơn bình thường. Bạn có thể thấy khát nhiều hơn, uống nước nhiều hơn, đi tiểu nhiều hơn... Trước bữa ăn hoặc khi không ăn trong vài giờ, tăng đường huyết được định nghĩa là 130mg/dL. Hai giờ sau khi ăn, tăng đường huyết là khi lượng đường trong máu trên 180mg/dL....