Mọi người đều không hiểu anh chàng này nuôi bướm để làm gì cho tới 3 năm sau…
Người ngoài nhìn vào có lẽ không hiểu anh chàng này yêu thiên nhiên đến mức nào mà mang bướm về nuôi cho đến khi…
Loài bướm Pipevine Swallowtail ở California đã từng là một loài đứng trên bờ tuyệt chủng, số lượng cá thể loài này ngày càng giảm trong thế kỷ 20 và đến thế kỷ 21 thì chúng lại càng trở nên hiếm. Nhận thấy được điều này, nhà nghiên cứu sinh vật dưới nước đến từ Học viện Khoa học California, Tim Wong, đã làm một việc khiến nhiều người phải ngỡ ngàng và thán phục.
Tim Wong, nhà sinh học trẻ tuổi một tay gây dựng quần thể bướm Pipevine Swallowtail quý hiếm.
Nhà sinh vật học trẻ 28 tuổi đã xây dựng cả một nhà kính ở ngay sân nhà mình cho loài bướm có thể sinh sống. Nơi đây có những điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, và gió hoàn hảo cho sự phát triển của chúng.
Tim Wong xây dựng một nhà kính ở ngay sau sân nhà để loài bướm có điều kiện phát triển như ngoài tự nhiên.
Quan trọng nhất, anh biết rằng sâu bướm Pipevine Swallowtail chỉ ăn lá của loại cây độc Pipevine. Vì loài cây này khá quý hiếm nên anh đã phải mất một thời gian dài mới có thể xin được một ít cành Pipevine từ Vườn Bách thảo San Francisco để đem về nhà trồng. Sau khi xây dựng xong môi trường lý tưởng, anh đem 20 con sâu bướm đầu tiên vào ngôi nhà kính, quan sát và chăm sóc các cá thể này lớn lên, sinh sôi nảy nở.
Bắt đầu từ một số lượng sâu bướm nhỏ…
… chúng đã tăng trưởng rất nhanh.
Sau 3 năm, số lượng bướm sau vườn nhà anh tăng lên rất nhanh. Khi chúng trưởng thành, anh Wong đưa chúng đến Vườn Bách thảo San Francisco. Vậy là chỉ tính riêng trong năm ngoái, anh đã đóng góp hàng ngàn cá thể bướm Pipevine Swallowtail đồng thời nuôi trồng được hơn 200 cây Pipevine quý hiếm.
Những kén bướm Pipevine Swallowtail này sẽ cho ra đời những con bướm trưởng thành xinh đẹp.
Loài bướm phượng Pipevine Swallowtail có vẻ đẹp rất thu hút.
Trước báo chí, Wong chia sẻ: “Năm nay, chúng tôi đã chứng kiến nhiều bướm Pipevine Swallowtail sống sót trong khu vườn, đẻ trứng, biến thành ấu trùng và sẽ lại hóa thân thành bướm trong năm sau. Đó là dấu hiệu tốt cho thấy công sức của chúng tôi đã được đền đáp”.
Nhờ có lòng quyết tâm, Tim Wong đã cứu sống loài bướm quý hiếm.
Anh cũng nói thêm: “Cải thiện dân số cho loài bướm địa phương bạn là điều mà ai cũng có thể làm được. Bảo tồn và chăm sóc sinh vật có thể bắt đầu từ chính sân nhà của bạn”. Bạn có thể trồng các loại cây địa phương, nhổ cỏ thường xuyên, và tránh dùng các thuốc diệt sâu bọ để giúp các loài bướm có thể tìm kiếm thức ăn dễ dàng hơn.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Phát hiện cá ngoài hành tinh sống ở độ sâu 1.500 mét dạt vào bờ biển
Đây là lần thứ hai con cá kỳ lạ dài gần 2 mét này xuất hiện trong suốt 40 năm qua.
Một con cá ragfish dài hơn 1,8 mét được tìm thấy trên bờ biển Alaska tuần trước khiến nhiều người phải tròn mắt. Đây là lần thứ hai trong suốt 40 năm qua, người dân trong vùng lại có cơ hội chiêm ngưỡng tận mắt loài cá kỳ lạ, hiếm gặp nhất thế giới này.
Con cá ragfish khủng được phát hiện gần bến tàu ở Gustavus thuộc Vườn quốc gia Glacier Bay, Alaska. Một người dân địa phương đã phát hiện ra con cá. "Lúc đó anh ấy đi kiểm tra quanh bến tàu và phát hiện con cá. Anh cứ nghĩ đây con cá bơn. Nhưng sau khi quan sát, anh ấy tin rằng đây là một con cá lạ mà anh ấy chưa từng được nhìn thấy", Craig Murdoch, thuộc công ty dịch cá cảnh cho biết.
Con cá ragfish siêu hiếm trôi dại vào bờ biển Alaska.
Ragfish là loài cá có loài da mềm. Khi trưởng thành, chúng có thể dài hơn 2m. Ragfish thường không có vảy. Chúng sống sâu dưới đáy đại dương ngoài khơi bờ biển Alaska. Độ sâu thông thường ragfish sinh sống là 1.500m dưới dáy biển.
Thức ăn của ragfish là cá nhỏ, mực, bạch tuộc, và sứa. Trước đó, hồi tháng 7 năm ngoái, một con cá cùng họ ragfish trôi dạt vào Bartlett Cove khiến nhiều người chú ý. Cả hai con cá đều rỗng ruột. Việc xuất hiện hai con cá cùng họ ragfish là điều rất hiếm.
Tuy nhiên, loài ragfish 'xịn' thì mới xuất hiện trở lại sau 40 năm mất tích. Điều đó có thể chứng minh độ quý hiếm đặc biệt của loài cá này.
Ragfish dài gần 2 mét, là loại cá cực hiếm khi xuất hiện vì thường xuyên sống dưới đáy biển sâu.
Việc cá ragfish dạt vào bờ là hiện tượng hiếm khi xảy ra. Điều này khiến các nhà khoa học phải đặt câu hỏi. Theo đó, sự biến đổi trong môi trường sống dưới đại dương, ô nhiễm có thể là nguyên nhân của sự xuất hiện bất ngờ này hoặc đơn giản đây chỉ là trường hợp ngẫu nhiên.
Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ
Chân dài tới nách là có thật, em chó cao 2m13 chính là ví dụ điển hình Hiện Major và người thân đang trong quá trình chờ đợi tổ chức Kỷ lục Guinness xác nhận danh hiệu "Chú chó cao nhất thế giới". Với chiều cao lên tới 2m13, có lẽ chú chó Major sống tại hạt Penmaen, xứ Wales sẽ sớm là chủ nhân mới của danh hiệu "Chú chó cao nhất thế giới". Bên cạnh 2 cặp chân...