Mỗi người có một cái nhà riêng
Bây giờ, mỗi ngày đi qua nhau trong trường, hai đứa cười chào bình thường, như đồng nghiệp chào đồng nghiệp, lịch sự, hòa nhã đúng chất xã giao cho phải phép. Hết yêu, nhưng đâu có hận oán gì nhau. Vẫn nhà ai nấy ở, chuyện nhà ai người nấy tự lo, em ai người nấy tự thương, thoải mái.
ảnh minh họa
1. Hẹn lúc năm giờ chiều có mặt ở nhà Ánh, nhưng vừa ăn trưa xong, Liêm đã vội vã dắt xe đi.
Thì đi qua nhà Ánh chứ đi đâu.
Ánh dặn Liêm đừng gặp đâu mua đó dọc đường, mà phải chịu khó mất công chạy xe vòng vèo một chút để ra phố vịt quay mua con vịt to nhất, đừng quên mấy ổ bánh mì mới ra lò tại chỗ nhé. Xong rồi đem qua đây, hai đứa mình cùng chuẩn bị mới kịp, còn lặt rửa một đống rau, lột bưởi, róc mía, hầm canh xương, còn làm cơm chiên ngũ sắc.
Chủ nhật, nhưng Ánh còn bận hơn ngày thường. Sáng mai, thứ hai chào cờ đầu tuần kết hợp giới thiệu Đội công tác xã hội của Đoàn, phải có mấy tiết mục hát múa nhảy nhót sôi động cho hấp dẫn, tụi học sinh mới thích tham gia. Là trợ lí thanh niên nên Ánh cũng lên hát cho có khí thế nữa, mà chưa thuộc hết lời. Hiểu chứ?
Hôm nay, Ánh mời mấy đồng nghiệp chơi thân ăn tân gia để mọi người cùng niềm vui Ánh có nhà. Sau mười năm ở xóm trọ xô bồ, rồi tiến lên nhà lầu cho thuê phòng có lối đi riêng, Ánh đã mua trả góp được một căn hộ chung cư mười bốn tầng.
Đây là loại nhà ở xã hội, rẻ tiền, diện tích trên bốn mươi mét vuông chút xíu, bếp chật, phòng khách nhỏ, chỉ có một phòng ngủ. Căn hộ mới sáng trưng, thoáng mát với rất nhiều gió lùa, tầm nhìn ngoài ban công đẹp, toàn màu xanh cây cối đồng ruộng. Vì lẽ khu chung cư này ở tận vùng ven thành phố, từ nhà đến trường mất năm mươi lăm phút chạy xe, nếu không tính vô số thời gian bị kẹt xe, tắc đường.
Ánh ở chung căn hộ này với đứa em gái mới vào năm thứ nhất, ngành bác sĩ thú y. Ánh lãnh lương giáo viên, lại thêm phụ cấp chức vụ, nên nhận phần nuôi em ăn học, đỡ đần cho cha mẹ, chừng nào nó ra trường rồi tính.
Thì tính chuyện gia đình con cái với Liêm đó.
Sau một thời gian giấu diếm không dài, Ánh với Liêm đã công khai yêu nhau nửa năm nay rồi. Ảnh đại diện trên phây búc của Liêm đã thay bằng hình chụp cái mặt hai đứa đang chu môi, liếc mắt đưa tình với nhau.
Trong trường, Ban Giám hiệu, công đoàn, phòng hành chánh, phòng y tế, thư viện, các tổ chuyên môn biết hết rồi, ngay cả nhân viên bán căng tin cũng biết luôn. Mấy ông sồn sồn thích tỏ ra ta đây hào hoa, phong nhã suốt ngày tán tỉnh, đùa cợt chớt nhả anh yêu, em yêu với Ánh cũng đã im tiếng hết rồi.
Mấy cô, mấy chị thì gặp mặt là cứ hỏi mãi một câu thay cho lời chào “Chừng nào đám cưới?”. Hỏi theo thói quen vậy thôi, ai cũng biết Ánh còn vướng bận đứa em này. Ngành học của nó không bình thường bốn năm như người ta, mà phải tới năm năm mới tốt nghiệp.
2.Liêm cũng vậy.
Căn hộ chung cư đang xây cất của Liêm gần trung tâm thành phố hơn, đắt tiền hơn nhà Ánh gấp mấy lần, có tới hai phòng ngủ. Chưa nhận bàn giao nhà, Liêm đã sắp xếp mình sẽ ở phòng ngủ chính, còn phòng phụ, nhỏ hơn, bên trong không có nhà vệ sinh, để cho đứa em gái ở tạm, nó sắp lấy chồng. Liêm dọn về nhà mới được một tháng, cũng là một tháng bận tối mắt tối mũi tổ chức đám cưới cho em gái.
Nghĩ tới chuyện để đứa em mới lấy chồng phải đi mướn nhà trọ xập xệ, trong khi nhà mình hai phòng tắm, thừa chỗ ngủ, Liêm thấy mắt mũi cay cay nghẹn ngào như xem phim gặp cảnh người ta chia ly, đoàn tụ. Thôi thì cứ để vợ chồng nó ở tạm ít lâu với mình cho yên tâm, mà cũng giúp tụi nó đỡ hao hụt phần nào số vốn liếng ít ỏi. Mình đã lấy vợ đâu mà sợ chuyện chị dâu em chồng không hòa hợp rồi đụng chạm, mích lòng? Ánh vẫn đang làm chủ hộ ở nhà của Ánh kia mà, Ánh vẫn ngày ngày đi về, tắm rửa, ăn ngủ tại nhà của Ánh như bình thường.
Video đang HOT
Ánh chỉ sang nhà Liêm đúng một lần. Là cái hôm Liêm làm bữa tiệc tân gia nhỏ gọn với mấy đồng nghiệp lần trước từng tới ăn mừng nhà mới của Ánh. Bữa đó, nhỏ em của Liêm bận đi phát thiệp mời đám cưới, Liêm có lớp dạy thêm không cho nghỉ được, nên Ánh thay mặt chủ nhà đón khách cho đúng hẹn.
Nhìn Ánh loay hoay mở khóa cửa, mọi người phì cười trêu chọc. Mở cửa nhà Liêm có khó hơn mở cửa trái tim của Liêm không hả Ánh.
Ánh quay mặt vào cánh cửa, nhếch mép cười một mình, trong bụng nghĩ thầm, chuyện riêng tư nội bộ của hai đứa nói ra cũng chẳng làm gì.
Liêm hơn Ánh một tuổi tính theo năm sinh, còn tính theo tháng thì chỉ lớn hơn có bốn tháng mười ngày. Hai đứa đứng gần nhau sẽ nhìn thấy rõ ràng Liêm thấp hơn,cỡ chừng hai đốt ngón tay, dù Ánh đang xỏ giày bệt hay bỏ dép đi chân đất. Liêm thích Ánh trước, lâu rồi, từ ngày hai đứa còn sinh hoạt Đoàn. Ánh chỉ bắt đầu chấp nhận những lời nói ân cần ngọt ngào, những cử chỉ, thái độ quan tâm, quyến luyến của Liêm cũng rất lâu về sau, sau khi “người trong mộng” của Ánh đưa bạn gái đi du lịch hè chung với cả trường.
Bây giờ hai đứa yêu nhau, hai đứa đều sắm nhà riêng, mọi người lại băn khoăn, thắc mắc.
“Lấy nhau rồi, ai sẽ ở nhà ai? Chẳng lẽ, nhà ai nấy ở? Ăn uống, ngủ nghê thế nào?”. Người đoán mò “Chắc Ánh sẽ bán nhà”. Người nói chắc nịch, y như chuyện đã xảy ra rồi vậy “Thì Ánh dọn qua ở nhà Liêm. Nhà Ánh cho thuê, lấy tiền xài thêm. Khỏe re!”.
Mọi người có nói gì gì đi chăng nữa thì cũng chỉ là người ngoài cuộc. Ánh bán nhà, cho thuê nhà thì em Ánh ở đâu? Nó còn đi học mấy năm nữa mà. Đương nhiên, nếu cưới nhau rồi, Ánh sẽ ở nhà Liêm, ngủ chung với Liêm trong cái phòng lớn có phòng vệ sinh, bồn tắm đứng.
Nhà Liêm có hai phòng ngủ, nhưng hai vợ chồng sẽ không ai có được phòng riêng (như Tây) cả. Đứa em của Liêm lấy chồng hồi đó, bây giờ sắp sinh con và đã li dị. Giống như Ánh, Liêm cũng nuôi em ăn học. Con nhỏ này không thích học, chỉ thích yêu đương, lại còn quyết chí lấy cho bằng được “cái thằng” mà gia đình không đồng ý. Nó dại nên nó khổ, nhưng người thân trong nhà làm sao bỏ mặc nó cho đành? Liêm tiếp tục nuôi em, nuôi cả đứa cháu sơ sinh, chờ con nó cứng cáp rồi tính.
Vậy đó. Ánh có đứa em chờ ngày học xong rồi tính. Liêm có đứa em chờ ngày con nó lớn rồi tính.
Trong khi chờ đợi, hai đứa tiếp tục làm lụng, nuôi em.
Trong khi hai đứa chờ đợi nhau hoàn thành nhiệm vụ người anh, người chị, đặc thù giới tính đã không chờ Ánh.
Liêm bàn tới “Thôi kệ, cứ đám cưới đại cho rồi, cho sớm để còn kịp tuổi sinh đẻ. Phụ nữ lớn tuổi có bầu gặp nhiều nguy cơ đáng sợ lắm”. Ánh bàn lui “Đứa nào cũng nặng gánh gia đình riêng. Sợ lấy nhau rồi suốt ngày cắng đắng, bất hòa vì cứ mạnh ai nấy lo cho em, cho cháu mà lơ là, bỏ mặc vợ, chồng của mình. Mà nếu cả hai cùng chung sức lo cho mấy đứa em một lượt thì sớm muộn gì cũng ngán, cũng chán nhau thôi”.
Biết tính sao giờ? Phần Liêm ít khó xử hơn. Em gái sau vấp ngã đã chịu nhận mình nông nổi, thiếu chín chắn. Nhưng dù nó có ẵm con đi chỗ khác, có công ăn việc làm ổn định, thề hứa từ nay không ăn bám ở nhờ anh nó nữa, thì anh nó vẫn sống một mình trong căn nhà có hai phòng ngủ, vẫn chưa thể lấy được vợ. Bởi lẽ,người vợ chưa được cưới ấy, trong vòng bốn năm sắp tới đây, vẫn đang chăm chú bảo bọc một đứa em cần ăn học nên người.
3. Bởi vậy, Liêm quyết định mở lời trước.
Lúc nói, giọng Liêm nghẹn ngào như khóc. Tụi mình thôi đi. Chia tay cho xong. Chuyện này cũng đâu có gì ồn ào, đâu có gì thay đổi. Vẫn nhà ai nấy ở, chuyện nhà ai người nấy tự lo, em ai người nấy tự thương, thoải mái. Ánh ngồi trước mặt nói “ừ cũng được” mà tránh không nhìn vào mắt Liêm.
Ai hỏi Liêm tại sao chia tay, Liêm cười xa vắng “Tại vướng quá. Tại đuối quá”.
Bây giờ, mỗi ngày đi qua nhau trong trường, hai đứa cười chào bình thường, như đồng nghiệp chào đồng nghiệp, lịch sự, hòa nhã đúng chất xã giao cho phải phép. Hết yêu, nhưng đâu có hận oán gì nhau. Đâu có ai đóng vai kẻ xấu làm ai đau lòng. Đâu có ai đóng vai người bị hại, bị phụ bạc, ruồng bỏ. Biết vậy, nên mọi người chung quanh cũng cố gắng tế nhị, không ai trách móc hay góp ý cho Liêm hoặc Ánh “Tụi nó thật sự không đứa nào có lỗi”. Họ giữ im lặng với mong muốn cả hai người sẽ nhanh chóng tìm được người yêu mới.
Hiện giờ, Liêm chưa tìm được ai. Trong trường này, mấy cô giáo gần như có chồng hết rồi. Số độc thân còn lại thì đáng tuổi chị, cô, dì của Liêm. Mọi người an ủi “Đừng nản chí. Năm nay chưa có cô giáo mới thì năm sau, sau nữa”.
Nghe đồn, Ánh có nói riêng với vài người rất thân “Cùng lắm thì lấy cháu thay con”. Có vẻ, Ánh đã quyết định chắc chắn khi nói như vậy. Trai chưa vợ trong trường có tới hàng chục, mỗi năm mỗi tăng lên, nhưng toàn loại trẻ măng, mới ra trường, nói chuyện với Ánh đều lễ phép chị chị, em em.
Cũng có hai, ba ông giáo đã đứng tuổi, tính theo vai vế trong gia đình cũng thuộc hàng chú, bác. Mấy ông này chưa lấy vợ lần nào. Nhưng họ thẳng thắn tuyên bố nếu lấy vợ, chỉ lấy người đẻ được con cho họ thôi.
Ánh vẫn đẹp, dễ thương, khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Nhưng Ánh đã đi qua rồi thời hoàng kim của độ tuổi mà các nhà khoa học khuyên là lí tưởng để sinh con đẻ cái.
Theo GDTĐ
Chồng thường xuyên bị sếp nữ nhờ tới nhà riêng để 'sửa điện nước'
Khoảng mấy tháng nay, tần suất đồ đạc hỏng vặt trong nhà chị sếp nữ nhiều tới mức, một tuần phải tới 2, 3 lần không sự cố điện thì nước, lúc lại cái bóng đèn, khi thì cái tivi làm tôi tức "sôi máu".
Sếp nữ xinh đẹp, quyến rũ vừa ly hôn khiến cuộc sống của gia đình tôi hoàn toàn thay đổi. (Hình minh họa)
Tôi lập gia đình đã 5 năm nay, chúng tôi có một cô con gái xinh xắn. Dù bố mẹ 2 bên giục tôi sớm có thêm bé thứ 2 nhưng vì muốn có thời gian cho chồng phấn đấu công danh, sự nghiệp, tôi tạm thời gác lại kế hoạch sinh con đẻ cái.
Lại nói về chồng tôi, anh là người có ngoại hình bình thường, thế nhưng ưu điểm ở anh chính là lòng nhiệt tình, thường xuyên giúp đỡ người khác. Chính vì vậy, anh được tín nhiệm đề bạt lên chức trưởng nhóm, nhân viên trong công ty thì 100 người có tới 99 người yêu quý anh.
Nhiều người bảo tôi tu bao nhiêu kiếp mới lấy được người chồng như vậy. Tôi cũng gật gù cho rằng, đàn ông thời nay như anh thật hiếm có, khó tìm, dù rằng tính cách hào hiệp của anh đôi khi khiến không ít lần các cô gái trẻ "tưởng bở".
Thế nhưng, nếu như mọi chuyện chỉ dừng lại ở việc một cô bé con nào đó cảm nắng anh, có lẽ tôi đã không khó xử như khi viết ra những dòng này. Người khiến tôi băn khoăn, nghi ngờ nhất lại chính là sếp của chồng tôi.
Ngọn nguồn của sự việc bắt đầu từ cách đây 1 năm, khi sếp nữ của chồng tôi - một phụ nữ đẹp và sắc sảo quyết định làm mẹ đơn thân. Quả thực, biết tin gia đình chị, tôi cũng buồn lây vì tôi vốn hâm mộ chị lắm.
Tôi vẫn nhớ, thời điểm ấy, ngày nào chồng tôi cũng đi về muộn hơn. Khi thì chị sếp rủ anh chị em trong phòng đi nhậu, lúc chồng tôi lại đưa chị về khi chị say mèm, đó là chưa kể tới những lần đi công tác hay gặp nhau trên cơ quan...
Thế nhưng, khoảng 3 tháng nay, chồng tôi có những hành động kỳ quặc và khó hiểu. Anh bắt đầu đặt mật khẩu điện thoại, máy tính cũng như Facebook để che giấu điều gì đó. Rồi hầu như 1 tuần 2, 3 lần, anh đều nhận được tin nhắn hay điện thoại của chị sếp nhờ giúp đỡ các công việc trong gia đình.
Có lần, cuối tuần, 2 vợ chồng tôi đang sửa soạn cho con về nhà ngoại chơi. Bỗng nhiên anh nhận được điện thoại. Lát sau anh quay ra cười giả lả xin lỗi vợ: "Thôi em với Bông đi taxi sang nhà bố mẹ, anh đi qua nhà chị Nga sửa giúp chị cái cửa phòng ngủ, chả hiểu thế nào thằng ku con nó sập cửa lại giờ không tìm thấy chìa khóa".
Tôi bực bội: "Cửa khóa gọi thợ khóa, anh là thợ khóa hả?".
Chồng tôi xoa dịu: "Thôi, anh chỉ qua gọi giúp chị ấy ông thợ sửa khóa nào đến nhà, chứ chồng em ăn còn không xong huống gì sửa khóa. Nghĩ nhà có 2 mẹ con cũng tội, phụ nữ thì động tới mấy việc này chả biết nhờ ai".
Nói rồi chồng tôi vẫy cái taxi trước nhà cho mẹ con tôi đi trước, còn anh phóng vụt đến nhà sếp.
Tôi hậm hực mãi, nhưng thấy thái độ chồng xun xoe nịnh vợ, tôi lại phì cười cho qua. Cũng chỉ tại chồng tôi tốt tính quá thôi mà.
Vài hôm sau, vừa ăn tối xong, cả nhà đang ngồi xem tivi, tôi có điện thoại. Chẳng hiểu sao sếp chồng tôi gọi cho tôi làm gì, tôi nhấc máy, chị nói: "Thu à, chị Nga đây. Chị lại làm phiền vợ chồng em quá. Khổ lắm chẳng hiểu sao cái vòi nước nhà chị bị hỏng, nó cứ nhỏ nước tong tong cả đêm làm đêm nào chị cũng mất ngủ. Chị gọi cho em để nhờ em có thể cho Thắng qua đây xem giúp chị không? Mấy khoản này, cậu ấy thạo lắm".
Tôi khó xử thực sự: "À... vâng, sao chị không gọi cho anh Thắng nhà em luôn?".
Sếp của chồng tôi cười phá lên: "Chị lo em nghĩ chị nhờ chồng em có ý đồ gì, nên chị xin phép em cho đàng hoàng".
Một lát sau, chồng tôi đi. 3 tiếng sau, anh mới quay về, lúc ấy, mẹ con tôi đã lên giường nằm ngủ.
Cả đêm, tôi vẫn cứ nghĩ mãi về mối quan hệ kỳ lạ của chồng tôi với sếp của anh ấy. Chẳng nhẽ anh ấy có thể coi người phụ nữ ấy hơn cả vợ con anh sao? Chị ấy đáng thương tới mức chỉ cần gọi 1 câu, mấy chục phút sau anh sẵn sàng có mặt?
Đêm hôm không ngủ, tôi thấy điện thoại của anh màn hình vụt sáng báo hiệu có tin nhắn. Anh thường tắt chuông vì sợ mất giấc ngủ nên cuộc gọi hay tin nhắn chỉ sáng màn hình như vậy thôi. Tôi tò mò, nhè nhẹ đi ra cuối giường ngó dòng tin hiện lên: "Cảm ơn Thắng, không có Thắng, mẹ con Nga không biết nhờ cậy ai".
Chồng tôi với sếp của anh ấy thân thiết từ bao giờ để chỉ gọi tên của nhau mà chẳng xưng hô chị em từ lúc nào vậy? Tôi nhìn chồng và con gái đang say ngủ, mà lo âu chẳng biết nếu sự thực như tôi đã nghĩ, tôi sẽ đối diện với điều đó thế nào đây?
Tôi cố nén lại cơn ghen tuông trong lòng mình vì nghĩ rằng, tính cách chồng tôi lâu nay luôn nhiệt tình với mọi người như vậy. Có thể tôi đã hiểu nhầm anh. Tôi định bụng nhân cơ hội nào đó nói chuyện cho rõ ràng, thì một hôm anh đi về muộn, khoe với tôi tin vui chị Nga đang đề bạt anh lên làm phó phòng. Nhìn anh vui sướng, tôi chẳng biết trong lòng mình nên vui hay nên buồn...
Cũng từ ngày ấy, chồng tôi vắng nhà nhiều hơn, về khuya hơn và thỉnh thoảng cuối tuần lại có điện thoại của chị Nga nhiều hơn trước. Thậm chí, có lần thằng bé con nhà chị Nga còn mạnh bạo gọi điện cho chồng tôi tới đưa nó đi chơi. Anh không sang ngay nhưng vui vẻ hẹn với nó một hôm nào khác, như thể anh chẳng có con vậy.
Tôi lầm bầm, anh bảo: "Em phải thông cảm với người khác chứ, nó thiệt thòi đủ đường, bố thì không quan tâm, có 2 mẹ con thui thủi".
Tôi rơm rớm nước mắt, phải chăng, khi anh đi chơi với thằng bé đó, 2 mẹ con tôi cũng ở nhà lủi thủi chơi với nhau đấy thôi. Anh dễ dàng thương xót người khác, còn tôi và con gái anh, anh vô tâm vậy sao?
Đến nước này, tôi rối trí quá, chẳng biết phải làm sao. Mọi chuyện chẳng có bằng cớ rõ ràng, tôi nói gì cũng chỉ ghen tuông vô cớ. Nếu sự đã rõ như ban ngày, thì gia đình tan nát rồi chẳng còn thời gian mà đắn đo nghĩ ngợi.
Tôi không biết phải làm sao trong tình cảnh này, phải làm thế nào để sếp của chồng tôi đừng gọi cho anh nữa?
Theo Dân Việt
Hôn nhân cũng cần có nguyên tắc để hạnh phúc Hạnh phúc, không có khuôn mẫu để định nghĩa nhưng lại có những nguyên tắc để hôn nhân được hạnh phúc bền lâu. ảnh minh họa Khi tiến tới hôn nhân, là quyết định sự gắn bó giữa hai người ở một mức độ mật thiết hơn tình yê, không chỉ về mặt cảm xúc mà còn là những nền tảng, giá trị...